Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi HSG Sinh 9 huyện Phù Ninh năm 2017-2018

adcc5384c9127ed9d9d2a015431818a5
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 15 tháng 8 2021 lúc 20:30:03 | Được cập nhật: 10 giờ trước (17:45:29) | IP: 14.245.250.39 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 320 | Lượt Download: 6 | File size: 0.1024 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Sinh học Thời gian: 135 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 45 phút: (10,0 điểm – Mỗi câu đúng 0,5 điểm) Em hãy chọn các phương án trả lời đúng và ghi vào bài làm trên Tờ giấy thi: Câu 1. Người có nhóm máu AB không truyền được cho người có nhóm máu A, B, O vì: A. Nhóm máu AB, hồng cầu có cả A và B; B. Nhóm máu AB, huyết tương không có α và β C. Nhóm máu AB ít người có; D. Nhóm máu AB hay bị kết dính. Câu 2. Sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào liên quan với nhau như thế nào?: A. Thực chất quá trình trao đổi khí là ở tế bào. Trao đổi khí ở phổi chi là giai đoạn trung gian; B. Tế bào mới là nơi lấy O2 và thải CO2, đó là nguyên nhân bên trong dẫn đến sự trao đổi khí ở phổi. Trao đổi khí ở phổi là điều kiện cho sự trao đổi khí ở tế bào; C. Sự trao đổi khí ở tế bào tất yếu dẫn đến sự trao đổi khí ở phổi; D. Thực chất quá trình trao đổi khí là ở phổi, trao đổi khí ở tế bào chi là giai đoạn trung gian; Câu 3. Hai loại bạch cầu nào đã tham gia vào quá trình thực bào? A. Bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô; B. Bạch cầu ưa axit và bạch cầu ưa kiểm tra; C. Bạch cầu trung tính và bạch cầu ưa axit; D. Bạch cầu đơn nhân và bạch cầu trung tính. Câu 4. Động tác hít vào là nhờ: A. Cơ hoành và cơ liên sườn co B. Cơ hoành dãn và cơ liên sườn co C. Cơ hoành co và cơ liên sườn giãn D. Cơ hoành và cơ liên sườn giãn Câu 5. Ý nghĩa của nguyên phân đối với sự lớn lên của cơ thể là: A. Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào. B. Phân chia đồng đều nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con. C. Sự phân chia đồng đều tế bào chất của tế bào mẹ cho 2 tế bào con. D.Thay thế các tế bào già của cơ thể thường xuyên bị chết đi. Câu 6. Phép lai nào tạo ra con lai chỉ xuất hiện duy nhất 1 kiểu hình? A. AaBb x aabb. B. Aabb x AaBB. C. AABB x aabb. D. AAbb x aaBB. 0 Câu 7. Một phân tử ADN có chiều dài 5100A . Phân tử ADN này có tổng số bao nhiêu nucleotit? A. 3000 B. 3600 C. 2400 D. 4800 Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không phải của AND (dạng B ) A. Một mạch xoắn từ trái sang phải. B. Hai mạch song song xoắn từ trái sang phải. C. Mỗi vòng xoắn gồm 10 cặp Nucleotit. D. Cấu tạo bởi 4 loại đơn phân là A, U, G, X Câu 9. Protein thực hiện được chức năng của mình ở bậc cấu trúc nào sau đây: A. Câu trúc bậc 1. B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2. C. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3. D. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4. https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/ 1 Câu 10 : Trong tế bào sinh dưỡng của mỗi loài sinh vật thì NST giới tính là: A. Luôn là một cặp tương đồng. B. Luôn là một cặp không tương đồng. C. Là một cặp tương đồng haykhông tương đồng tùy thuộc vào giới tính. D. Có nhiều cặp đều không tương đồng. Câu 11. Thời điểm và vị trí diễn ra quá trình tái bản là: A. Kì trung gian giữa 2 lần phân bào – Ngoài tế bào chất B. Kì đầu của phân bào – Ngoài tế bào chất C. Kì trung gian giữa 2 lần phân bào – Trong nhân tế bào D. Kì đầu của phân bào – Trong nhân tế bào Câu 12. Một phân tử mARN có chiều dài 5100A 0. Phân tử prôtêin tổng hợp từ phân tử mARN này có bao nhiêu axit amin? A. 498. B. 499. C. 999. D. 998. Câu 13. Xét hai cặp gen (Aa,Bb) quy định 2 cặp tính trạng trội, lặn hoàn toàn. P: (Aa,Bb) x (Aa,Bb). FB phân li kiểu hình tỉ lệ nào sau đây cho phép ta kết luận các tính trạng di truyền theo quy luật liên kết gen? A. 1(A-B-):1(A-bb):1(aaB-):1(aabb). C. 1(A-B-):1(aabb). B. 1(A-bb):2(A-B-):1(aaB-). D. 1(A-bb):1(aaB-). Câu 14. Một tế bào sinh tinh của loài có 2n = 8, kí hiệu AaBbCcXY, trong thực tế có thể cho mấy kiểu tinh trùng? A. 2. B. 4. C. 8. D. 16. Câu 15. Một tế bào ruồi giấm (2n= 8) đang ở kỳ đầu của nguyên phân . Số NST trong tế bào đó bằng: A. 4 NST đơn C. 8 NST kép B. 8 NST đơn D. 16 NST kép Câu 16. Có 5 hợp tử của cùng một loài đều nguyên phân 3 lần bằng nhau và đã tạo ra các tế bào con chứa tất cả 320 tâm động. bộ nhiễm sắc thể (2n) của loài là: A.8 B.46 C. 78 D. 64 Câu 17. Có 5 tế bào sinh dưỡng cùng loài nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử dụng củ môi trường nguyên liệu tương đương 1330 NST. Tất cả tế bào con dược tạo ra sau nguyên phân chứa tổng số 1520 NST. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào nói trên là: A. 2 lần B. 3 lần C. 4 lần D. 5 lần Câu 18. Sự biến đổi hình thái NST qua chu kì tế bào được thể hiện ở đặc điểm: A. Nhân đôi và phân chia. B. Tách rời và phân li. C. Mức độ đóng xoắn và mức độ duỗi xoắn. D. Cả a, b, c. Câu 19: Điểm mấu chốt trong quá trình tự nhân đôi của ADN làm cho 2 ADN con giống với ADN mẹ là: A. Nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn B. Một bazơ lớn bù cho 1 bazơ bé. C. Sự lắp ráp tuần tự các nuclêôtit D. Bán bảo toàn Câu 20: Ở một loài, 2n =18. Thể tam bội của loài tế bào có: A. 19 NST B. 27 NST C. 54 NST D. 17 NST II. PHẦN TỰ LUẬN: 90 phút (10 điểm) Câu 1 (1,5 điểm). a. Cho cơ thể của một loài có kiểu gen là AaBbDDXY. Khi giảm phân bình thường không có hiện tượng trao đổi đoạn thì cơ thể đó có thể tạo ra nhiều nhất là bao nhiêu loại giao tử? Viết ký hiệu các loại giao tử đó. b. Tại sao MoocGan lại chọn Ruồi giấm làm đối tượng để nghiên cứu? Hiện tượng di truyền liên kết đó bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Men Den như thế nào? https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/ 2 Câu 2 (2,0 điểm) Một đoạn mạch ADN có cấu trúc như sau: … ATA XAT AAX XTA TAG GXA… a. Viết đoạn mạch bổ sung với đoạn mạch trên? b. Viết trình tự các nuclêôtit của mARN được tổng hợp từ đoạn mạch trên? c. Xác định tỉ lệ A/G của đoạn gen trên? d. Một đột biến xảy ra trên gen không làm thay đổi chiều dài của gen, em hãy xác định đó là loại đột biến gì? e. Đột biến trên ảnh hưởng đến cấu trúc của prôtêin như thế nào? Câu 3 (2,0 điểm). Ở ruồi giấm, người ta thấy một số trứng của ruồi cái có chứa NST giới tính XX, X và không chứa chiếc NST giới tính nào (O). a. Bằng hiểu biết của mình, em hãy giải thích cơ chế hình thành các loại trứng đó. b. Khi các loại trứng trên kết hợp với giao tử đực bình thường, hợp tử tạo thành có bộ NST như thế nào? Gọi tên các dạng đột biến ở thế hệ con. Câu 4 (1,5 điểm). Gen A dài 0,408 micromet. Số Nu loại A chiếm 30% tổng số Nucleotit của gen. Gen A bị đột biến trở thành gen a. Gen a ít hơn gen A 7 liên kết Hidro và ngắn hơn gen A 10,2Ao a. Xác định dạng đột biến đã sảy ra. b. Tính số lượng từng loại Nu của gen A và gen a. Câu 5 (1,5 điểm). Như Menđen đã phát hiện màu hạt xám(A) ở đậu Hà Lan là trội so với hạt trắng(a). Trong các thực nghiệm sau, bố mẹ có kiểu hình đã biết nhưng chưa biết kiểu gen đã sinh ra đời con được thống kê như sau: Phép lai 1- P: Xám × Trắng  F1: 82 xám: 78 trắng Phép lai 2- P: Xám × Xám  F1: 117 xám: 38 trắng Phép lai 3- P: Xám × Trắng  F1: 74 xám Phép lai 4- P: Xám × Xám  F1: 90 xám a. Hãy viết kiểu gen có thể có ở mỗi cặp cha mẹ trên. b. Trong các phép lai 2,3,4 có thể dự đoán bao nhiêu hạt xám mà những cây sinh ra từ chúng sẽ cho hạt xám và hạt trắng. Câu 6 (1,5 điểm). Ở chó màu lông đen (A) là trội so với màu lông trắng (a), lông ngắn (B) là trội so với lông dài (b). Hai tính trạng này di truyền độc lập với nhau. Hãy biện luận (không cần viết sơ đồ lai) để xác định kiểu gen có thể có ở các cặp cha mẹ của mỗi phép lai sau: Kiểu hình cha mẹ a. Đen, ngắn × Đen, ngắn b. Đen, ngắn × Đen, dài Đen, ngắn 89 18 Đen, dài 31 19 Trắng, ngắn 29 0 Trắng, dài 11 0 ……………………Hết …………………. Họ và tên TS: ……………………………………………… Số báo danh: …………. https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/ 3 HD CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Sinh học I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (10,0 điểm – Mỗi câu đúng 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án A B A A A C,D A Câu 11 12 13 14 15 16 17 Đáp án C A C,D A C A B 8 A,D 18 B 9 D 19 A 10 C 20 B II. PHẦN TỰ LUẬN (10,0 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) a. Cơ thể có kiểu gen AaBbDDXY sẽ cho ra nhiều nhất là 8 loại giao tử: 0,75 - ABDX, ABDY, AbDX, AbDY, aBDX, aBDY, abDX, abDY. (Nếu viết thiếu hoặc sai 1 giao tử không cho điểm) b. Mooc Gan chọn Ruồi giấm vì: Rễ nuôi trong ống nghiệm, đẻ nhiều, vòng đời 0,25 ngắn, có nhiều biến dị dễ quan sát, số lượng NST ít. - DTLK bổ sung cho DTĐL: 0,25 + DT ĐL: Mỗi cặp NTDT tồn tại trên từng cặp NST 0,25 + DTLK: Khẳng định trên 1 NST tồn tại nhiều gen, các gen này tạo thành nhóm gen liên kết. Câu 2: (2,0 điểm) a. Đoạn mạch bổ sung có trình tự như sau: … TAT GTA TTG GAT ATX XGT… b. Trình tự các nuclêôtit của mARN: … UAU GUA UUG GAU AUX XGU… c. Tỉ lệ A/G của đoạn gen A = 12 ; G = 6 => d. Đột biến xảy ra trên gen không làm thay đổi chiều dài của gen thì đó là đột biến thay thế . e. Ảnh hưởng của đột biến đến cấu trúc của prôtêin Nếu đột biến thay thế cặp nuclêôtit trong bộ ba nào đó thì sẽ làm thay đổi bộ ba được mã hóa tương ứng. Nếu bộ ba mới và cũ quy định axit amin khác nhau thì sẽ làm thay đổi axit amin của prôtêin. Câu 3: (2 điểm) a) - Do rối loạn trong quá trình giảm phân, cặp NST giới tính không phân li dẫn đến hình thành giao tử XX và giao tử O - Cặp NST giới tính phân li bình thường trong GPI và GP II dẫn đến hình thành các giao tử X. B) - Nếu trứng XX kết hợp với tinh trùng X => Hợp tử XXX - Nếu trứng XX kết hợp với tinh trùng Y => Hợp tử XXY Ðây là các dạng đột biến dị bội thể tam nhiễm - Nếu trứng O kết hợp với tinh trùng X => Hợp tử OX - Nếu trứng O kết hợp với tinh trùng Y => Hợp tử OY Ðây là các dạng đột biến dị bội thể một nhiễm. - Nếu giao tử X kết hợp với tinh trùng X => Hợp tử XX - Nếu giao tử X kết hợp với tinh trùng Y => Hợp tử XY Ðây là các hợp tử lưỡng bội bình thường. https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/ 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0.25 0.25 0.5 0.5 0.5 4 Câu 4: (1.5 điểm) a) Ðổi: 0,408µ= 4080Ao Vì gen a có số liên kết giảm và chiều dài gen cũng giảm => đây là dạng đột biến mất Nucleotit. b) Theo đề bài ta có: *Gen A - Tổng số Nu là: N= (L/3,4).2 = (4080/3,4).2 = 2400 (Nu) - Số Nucleotit loại A= 30% =T => Số Nucleotit loại G= X= 50% - 30% = 20% Số Nucleotit từng loại của gen A là: A= T = 2400.30% = 720 (Nu) G =X= 2400.20% = 480 (Nu) * Gen a: - Gọi số cặp Nucleotit A-T bị mất khi sảy ra đột biến là x, số cặp G-X bị mất là y. Gen a ngắn hơn gen A 10,2 Ao => Số cặp Nu bị mất là 10,2/3,4= 3 (cặp) Theo bài ra ta có: x + y = 3 2x + 3y = 7 => x = 2; y = 1. Vậy đột biến đã làm mất đi 2 cặp A-T và 1 cặp G-X => Số Nu mỗi loại của gen a: A = T = 720 - 2 = 718 (Nu) ; G = X = 480 - 1 = 479(Nu) Câu 5: (1,5 điểm) a) 1. P: Xám × Trắng F1: 82 xám: 78 trắng  1:1 ⇒ P: Aa × aaF1: 1Aa: 1aa 2. P: Xám × Xám F1:118 xám: 39 trắng 3:1 ⇒ P: Aa × AaF1: 1AA: 2Aa: 1aa 3. P: Xám × Trắng F1:74 xám(100%) ⇒P: AA × aaF1: 100% Aa 4. P: xám × xám F1:90 xám ⇒ P: AA × AA F1: 100% AA hoặc ⇒ P: AA × Aa F1: 1 AA: 1Aa b) Hạt xám mà những cây sinh ra từ chúng sẽ cho hạt xám và hạt trắng có kiểu gen là Aa. Số hạt xám có kiểu gen Aa thu được ở: Phép lai 2: 2/3 × 117 = 78; Phép lai 3: 74 Phép lai 4: 0 hạt hoặc 45 hạt ( HS viết đúng cả 3 kết quả mới đạt 0,25điểm) 0.25 0.5 0.25 0.5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 6: (1,5 điểm) a) *P. Đen, ngắn(A-B-) × Đen, ngắn(A-B-) Xét riêng sự di truyền của từng tính trạng ở F1 ⇒ P: Aa × Aa ⇒ P: Bb × Bb Xét chung sự di truyền của cả 2 tính trạng thì kiểu gen của P: AaBb × AaBb 0,5 0,25 https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/ 5 b) *P. Đen , ngắn (A-B-) × Đen , dài(A-bb)  F1: 18 đen, ngắn: 19 đen, dài Xét riêng sự di truyền của từng tính trạng ở F1 100% đen ⇒ P: AA × AA hoặc P: AA × Aa ⇒ P: Bb × bb Xét chung sự di truyền của cả 2 tính trạng thì kiểu gen của P: AABb × AAbb Hoặc P: AABb × Aabb; Hoặc P: AaBb × Aabb ( HS viết được 2 trong 3 trường hợp đạt 0,25 điểm) https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/ 0,25 0,5 6