Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi HSG Sinh 9 bài số 1 thị xã Nghi Sơn năm 2020-2021

e371ef29d16eaac139842bd1e0c64269
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 16 tháng 8 2021 lúc 20:29:34 | Được cập nhật: 26 tháng 4 lúc 1:33:55 | IP: 14.245.250.39 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 177 | Lượt Download: 3 | File size: 0.113664 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ NGHI SƠN ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: SINH HỌC 9 – BÀI SỐ 1 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 02 trang, gồm 10 câu) Câu 1 (1,5 điểm): a ) Mô tả đường đi của máu trong cơ thể từ đầu tới tay phải. b) Anh Nam và anh Ba cùng đi tiếp máu cho một bệnh nhân. Sau khi xét nghiệm thấy huyết tương của bệnh nhân làm ngưng kết hồng cầu của anh Ba mà không làm ngưng kết hồng cầu của anh Nam. Bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích? (Biết rằng anh Nam có nhóm máu A, anh Ba có nhóm máu B). Câu 2 (2,0 điểm): a) Tim người có cấu tạo và hoạt động như thế nào? b) Cơ sở khoa học của biện pháp rèn luyện tim ? Câu 3 (2,5 điểm): Ngày 02/10/2019, ở địa bàn huyện Tĩnh Gia ( nay là Thị xã Nghi Sơn), Thanh Hóa đã xảy ra vụ hỏa hoạn làm cháy chợ tạm (chợ Còng), gây thiệt hại nặng nề về tài sản. Vụ cháy đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về ý thức con người trong việc phòng cháy chữa cháy. a) Đám cháy đã có thể sinh ra những tác nhân chủ yếu nào gây hại cho hệ hô hấp? Nêu tác hại chính của các tác nhân đó? b) Theo em những hành động cần thiết thường làm để thoát khỏi đám cháy là gì? Giải thích ý nghĩa của những hành động đó? Câu 4 (2,5 điểm): a) Cho tập hợp các chất có trong thức ăn gồm: gluxit (tinh bột), lipit (mỡ), prôtêin, axit nuclêic, vitamin, muối khoáng và nước. Em hãy cho biết các chất này được biến đổi hóa học như thế nào qua hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng, dạ dày và ruột non? b) Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo cho sự tiêu hóa có hiệu quả. Câu 5 (1,5 điểm): a) Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở đâu, gồm những quá trình nào ? b) Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì? Nếu nước tiểu đầu được thải ra ngoài thì cơ thể sẽ như thế nào? Câu 6 (2,0 điểm): a) Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng sinh con trai hay con gái là do phụ nữ có đúng không? Giải thích? b) Một gia đình sinh 3 người con, xác suất để họ sinh được 2 con gái và 1 con trai là bao nhiêu? c) Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ lệ giới tính khi sinh ở nước ta hiện nay là 115,1 bé trai: 100 bé gái. Hiện tượng trên gọi là gì? Nêu nguyên nhân và cách khắc phục? Câu 7 (2,0 điểm): Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào. Tế bào I Tế bào II Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. a) Hãy cho biết mỗi tế bào trên đang ở kì nào? Giải thích? Bộ NST của mỗi loài là bao nhiêu? b) Có một số tế bào mầm sinh dục cái nguyên phân một số lần sau đó giảm phân đã tạo ra được tổng số trứng và thể cực là 64 tế bào. Tính số trứng, số thể cực được tạo ra và số lần nguyên phân của tế bào mầm sinh dục ban đầu. Câu 8 (2,0 điểm): a) Có hai dòng ruồi giấm thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, do gen trên nhiễm sắc thể thường quy định. Dòng 1 có kiểu hình thân xám, mắt trắng, dòng 2 có thân đen, mắt đỏ. Hãy bố trí thí nghiệm để xác định các cặp gen quy định các cặp tính trạng trên phân li độc lập hay di truyền liên kết với nhau. Biết rằng thân xám, mắt đỏ là hai tính trạng trội hoàn toàn so với thân đen, mắt trắng. b) Ở ruồi giấm, cặp nhiễm sắc thể số 1 và số 3, mỗi cặp chứa một cặp gen đồng hợp, cặp số 2 chứa 2 cặp gen dị hợp, cặp số 4 là cặp nhiễm sắc thể giới tính. Viết kí hiệu bộ nhiễm sắc thể ở cơ thể ruồi giấm cái. Câu 9 (2,0 điểm): a) Cơ chế nào giúp duy trì ổn định vật liệu di truyền qua các thế hệ cơ thể ở các loài sinh vật? b) Những hoạt động của nhiễm sắc thể trong giảm phân góp phần tạo sự đa dạng cho sinh giới? Câu 10 (2,0 điểm): Ở đậu Hà Lan, xét sự di truyền tính trạng màu sắc hạt và tính trạng hình dạng hạt, mỗi tính trạng do một gen qui định, các gen phân ly độc lập. Đem gieo các hạt màu vàng, vỏ trơn thu được các cây P. Cho các cây P tự thụ phấn nghiêm ngặt, thế hệ con thu được 97% hạt vàng, vỏ trơn: 2% hạt vàng, vỏ nhăn: 1% hạt xanh, vỏ trơn. Giả sử không có đột biến xảy ra; tính trạng màu sắc và hình dạng hạt không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Hãy xác định tỉ lệ các loại kiểu gen ở P. Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ tên học sinh: .........................................................................................; Số báo danh: ............................... PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ NGHI SƠN Câu 1 HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: SINH HỌC 9 – BÀI SỐ 1 (Hướng dẫn chấm có 06 trang) Nội dung a) Mô tả: Máu đi từ đầu → tĩnh mạch chủ trên →tâm nhĩ phải → tâm thất phải Điểm 1,5 0,5 → ĐM phổi → MM phổi → TM phổi → tâm nhĩ trái→tâm thất trái → động mạch về tay phải. b) - Huyết tương của bệnh nhân làm ngưng kết hồng cầu của anh Ba (nhóm máu B) àHuyết tương bệnh nhân có kháng thể ß (1) 0,25 - Huyết tương của bệnh nhân không làm ngưng kết hồng cầu của anh Nam(nhóm 0,25 máu A) àHuyết tương bệnh nhân không có kháng thể α (2) 0,5 - Từ (1) và (2) à Bệnh nhân có nhóm máu A. 2 2,0 a) Cấu tạo tim : - Cấu tạo ngoài : hình chóp , đỉnh quay xuống dưới hơi chếch về trái , bên ngoài có màng tim tiết ra dịch tim giúp tim co bóp dễ dàng , có hệ thống mao mạch nuôi tim . - Cấu tạo trong : tim có 4 ngăn ( 2 tâm nhĩ trên , 2 tâm thất dưới) , thành tâm nhĩ mỏng hơn thành tâm thất , thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải , có 2 loại van tim , van nhĩ thất ( Giữa tâm nhĩ và tâm thất ) luôn mở chỉ đóng khi tâm thất co , van thất động ( Giữa tâm thất và động mạch ) luôn đóng chỉ mở khi tâm thất co . Các van tim có tác dụng cho máu đi theo 1 chiều nhất định . b) Hoạt động của tim :Tim hoạt động theo chu kì , mỗi chu kì kéo dài 0,8s gồm 3 pha : 0,25 0,5 0,25 0,25 -Pha co tâm nhĩ : 0,1s -Pha co tâm thất : 0,3s -Pha giãn chung : 0,4s Như vậy trong 1 chu kì, sau khi co tâm nhĩ sẽ nghỉ 0,7s ;tâm thất nghỉ 0,5s . Nhờ thời gian nghỉ đó mà các cơ tim phục hồi được khả năng làm việc ... Nên tim làm việc suốt đời mà không mỏi . c) Cơ sở khoa học của biện pháp rèn luyện tim: Luyện tim nhằm tăng sức làm việc của tim , đáp ứng nhu cầu hoạt động của cơ thể . 0,25 - Muốn tăng lượng máu cung cấp cho cơ thể hoạt động , có 2 khả năng : hoặc tăng nhịp co tim hoặc tăng sức co tim . 0,25 + Nếu tăng nhịp co tim thì sẽ giảm thời gian nghỉ của tim dẫn đến tim chóng mệt (suy tim). Vậy cần luyện tim để tăng sức co tim , nghĩa là tăng thể tích tống máu đi trong mỗi lần co tim . 0,25 - Luyện tim tốt nhất là thông qua lao động, tập TDTT thường xuyên và vừa sức để tăng dần sức làm việc và chịu đựng của tim . 3 2,5 a) - Quá trình cháy có thể sinh ra các tác nhân chủ yếu sau: Khói, bụi; Các chất khí 0,5 nitơ ôxit (NOx), lưu huỳnh ôxit (SOx), cac bon ôxit (CO), khí cacbonic (CO2) - Tác hại: + Khói, bụi giảm khả năng lọc sạch của đường dẫn khí gây bệnh phổi + Nitơ ôxit (NOX): Gây viêm sưng lớp niêm mạc cản trở trao đổi khí , gây chết ở liều cao. + Lưu huỳnh ôxit (SOX): Làm cho các bệnh về hô hấp thêm trầm trọng. + Cacbon ôxit (CO), khí cacbonic (CO2): Chiếm chỗ của ôxi trong máu, giảm hiệu quả hô hấp, có thể gây chết.... b) Những hành động cần thiết thường làm để thoát khỏi đám cháy: - Cúi thấp người khi di chuyển đôi khi phải bò dưới sàn vì khói luôn bay lên cao. - Lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi để lọc không khí chống nhiễm khói 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 khi hít thở. - Dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên toàn bộ cơ thể và chạy thoát nhanh ra ngoài đám cháy. - Báo cho mọi người xung quanh và tuân thủ theo đúng sự hướng dẫn của người hướng dẫn thoát nạn. 4 0,25 0,25 2,5 a) - Ở khoang miệng: + Chỉ có một phần tinh bột chín được biến đổi thành đường mantôzơ dưới tác dụng của enzim amilaza có trong nước bọt. + Lipit (mỡ), prôtêin, axit nuclêic, vitamin, muối khoáng và nước không được 0,25 0,25 tiêu hóa hóa học. - Ở dạ dày: + Khi xuống đến dạ dày và chưa ngấm dịch vị thì một phần tinh bột chín vẫn tiếp tục được biến đổi thành đường mantôzơ do tác dụng của enzim amilaza có trong nước bọt. + Dưới tác dụng của enzin pepsin có trong dịch vị, một phần prôtêin chuỗi dài 0,125 0,25 được biến đổi thành prôtêin chuỗi ngắn gồm từ 3 đến 10 axit amin. 0,125 + Gluxit (tinh bột), lipit (mỡ), axit nuclêic, vitamin, muối khoáng và nước không được tiêu hóa hóa học. - Ở ruột non: 0,25 + Tất cả gluxit (tinh bột), lipit (mỡ), prôtêin và axit nuclêic đều được enzim của tuyến tụy và tuyến ruột biến đổi thành những chất đơn giản gồm: đường đơn, glixêrin và axit béo, axit amin, các thành phần của nuclêôtit. 0,25 + Vitamin, muối khoáng và nước không được tiêu hóa hóa học. b) Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo cho sự tiêu hóa có hiệu quả: - Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan trong khoang miệng. - Ăn uống hợp vệ sinh như ăn chín uống sôi, rửa tay sạch trước khi ăn… để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa. - Thiết lập khẩu phần ăn uống hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức. - Ăn uống đúng cách: ăn chậm nhai kĩ; ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo 0,125 0,25 0,25 0,25 bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu quả. 0,125 - Thực hiện nghiêm túc vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. 5 1,5 a) - Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận. - Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình: + Quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu. + Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết từ nước tiểu đầu trong ống thận để đưa 0,25 0,25 0,25 trả lại máu. + Quá trình bài tiết tiếp các chất độc và chất không cần thiết từ máu vào ống thận 0,25 để tạo nên nước tiểu chính thức. (HD: Nếu HS chỉ kể được tên 3 quá trình trong sự tạo thành nước tiểu mà không giải thích gì thêm thì cho 0,5 điểm) b) - Thực chất của sự tạo thành nước tiểu là lọc máu và thải bỏ các chất cặn bã, các chất độc hại, các chất dư thừa ra khỏi cơ thể để duy trì tính ổn định của môi trường trong. 0,25 - Nếu nước tiểu đầu được thải ra ngoài thì cơ thể sẽ thiếu các chất dinh dưỡng như lipit, gluxit, nước và một số khoáng chất khác. 6 0,25 2,0 a) * Cơ chế sinh con trai, con gái ở người: 0,25 - Ở người, con trai có cặp NST giới tính XY, con gái có cặp NST giới tính XX. 0,25 - Khi giảm phân tạo giao tử, bố cho 2 loại tinh trùng X và Y, mỗi loại chiếm 50%. Mẹ cho 1 loại trứng X. - Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang X với trứng X tạo ra hợp tử XX sẽ phát triển thành con gái. Còn tinh trùng Y thụ tinh với trứng X tạo ra hợp tử XY sẽ phát triển thành con trai. 0,25 ( Nếu HS trình bày bằng sơ đồ đầy đủ thì vẫn cho điểm tối đa) * Quan niệm sinh con trai, con gái là do phụ nữ là không đúng . Vì: Theo cơ chế NST xác định giới tính thì việc sinh con trai ( XY) hay con gái ( XX) là do loại tinh trùng nào ( Y hay X) được thụ tinh với trứng chứ không phải do mẹ quyết định. 0,25 b) Xác suất để gia đình đó sinh 3 con, trong đó có 2 con gái: Áp dụng Nhị thức Niuton: ( x+ y )n , với x là xác suất sinh con gái, y là xác suất sinh con trai, n là số con. Xác suất để gia đình đó sinh 3 con, trong đó có 2 con gái là: 3 ( ½)2 . (1/2) = 3/8 0,25 c) Hiện tượng trên gọi là hiện tượng mất cân bằng giới tính. Nguyên nhân sâu xa là do quan niệm trọng nam, khinh nữ của một bộ phận người dân và tình trạng chẩn đoán giới tính thai nhi trước khi sinh. 0,25 0,25 - Cách khắc phục: Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để làm thay đổi quan niệm trọng nam khinh nữ; nghiêm cấm tình trạng chẩn đoán giới tính thai nhi trước sinh với mục đích loại bỏ thai nhi nữ. 0,25 a. 2,0 0,125 0,125 7 - Tế bào I đang ở kì sau của giảm phân II. - Tế bào II đang ở kì sau của nguyên phân. *Giải thích: - Ở tế bào I: Mỗi NST kép của bộ đơn bội đang tách nhau ở tâm động và phân li về 2 cực của tế bào. - Ở tế bào II: Mỗi NST kép của cặp NST tương đồng (bộ lưỡng bội) đang tách nhau ở tâm động và phân li đồng đều về 2 cực của tế bào. * Bộ NST lưỡng bội của mỗi loài: - Loài I: n = 4→ 2n = 8 - Loài II: n = 2 → 2n = 4 0,125 0,125 0,25 0,25 b. Trứng : Thể cực = 1: 3 → Số trứng = 64 : 4 = 16; Số thể cực là: 3 x 16 = 48. Số tế bào sinh trứng = Số trứng = 16 Gọi a là số tế bào mầm, x là số lần nguyên phân. Ta có: a . 2x = 16. Vậy a và x có thể nhận các giá trị sau: a 1 2 4 8 x 4 3 2 1 8 0,25 0,25 0,5 2,0 a) Phương pháp xác định: - Cho dòng 1 x dòng 2  F1 đồng tính thân xám, mắt đỏ mang 2 cặp gen dị hợp tử (Aa, Bb). 0,25 Quy ước: Gen A: thân xám, alen a: thân đen; gen B: mắt đỏ, alen b: mắt trắng. - Tiếp tục cho ruồi đực F1 lai phân tích: + Nếu Fa gồm 4 loại kiểu hình phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 thì các căp gen Aa, Bb nằm trên các cặp NST khác nhau (PLĐL). + Nếu Fa gồm 2 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 thì các cặp gen Aa, Bb nằm trên cùng một cặp NST tương đồng và di truyền cùng nhau. b) Kí hiệu bộ NST là : AA hoặc aa BD Bd EE XX hoặc AA ee XX bd bD BD Bd EE XX hoặc aa ee XX bd bD 9 0,25 0,25 0,25 1,0 (Mỗi KG cho 0,25đ) 2,0 a) Cơ chế giúp duy trì ổn định vật liệu di truyền qua các thế hệ cơ thể: - Ở các loài sinh sản vô tính: Nhờ cơ chế nguyên phân. 0,25 - Ở các loài sinh sản hữu tính: Kết hợp 3 cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. 0,25 + Nguyên phân: Hợp tử ( 2n NST) tiến hành nguyên phân liên tục để tạo ra cơ thể hoàn chỉnh mà tất cả các tế bào đều có 2n NST. + Giảm phân: Làm giảm bộ NST trong giao tử đi một nửa, còn n NST, tạo điều kiện cho thụ tinh khôi phục lại bộ NST lưỡng bội 2n của loài. + Thụ tinh: Có sự kết hợp giữa một giao tử đực ( n NST) với một giao tử cái ( nNST) tạo ra hợp tử 2n, khôi phục lại bộ NST lưỡng bội của loài. b) Hoạt động của nhiễm sắc thể trong giảm phân tạo sự đa dạng cho sinh giới: 0,25 0,25 0,25 - Hoạt động tiếp hợp và trao đổi chéo ở kỳ đầu I. 0,25 - Hoạt động xếp ngẫu nhiên hai hàng ở MPXĐ vào kì giữa I. 0,25 - Hoạt động phân li độc lập ở kỳ sau I. 0,25 10 2,0 - Theo kết quả thu được F1, ta thấy các cây có hạt xanh, vỏ trơn và hạt vàng, vỏ nhăn chiếm tỉ lệ rất ít; chứng tỏ hạt màu vàng trội so với hạt màu xanh, vỏ trơn trội so với vỏ nhăn ( A: hạt vàng, a: hạt xanh, B: hạt trơn, b: hạt nhăn) - P tự thụ phấn nghiêm ngặt thế hệ con thu được 97% hạt vàng, vỏ trơn : 2% hạt vàng , vỏ nhăn: 1% hạt xanh, vỏ trơn. Chứng tỏ các cây P phải có các kiểu gen sau: AABB, AaBB, AABb. 0,25 0,5 - Tỉ lệ mỗi loại kiểu gen: + Các hạt vàng, vỏ nhăn(A-bb) thu được ở F 1 là do những cây P có kiểu gen AABb tự thụ phấn. Gọi tỉ lệ cây có kiểu gen AABb là x. 0,5 Theo bài ra ta có: 1. ¼. x = 2% => x= 8%. + Các hạt xanh, vỏ trơn (aaB-) thu được ở F 1 là do những cây P có kiểu gen AaBB tự thụ phấn. Gọi tỉ lệ cây có kiểu gen AaBB là y. 0,5 Theo bài ra ta có: ¼.1. y = 1% => y= 4%. Vậy tỉ lệ kiểu gen ở P là: - Kiểu gen AABB = 100% - (8% + 4%)= 88%. - Kiểu gen AABb = 8%. - Kiểu gen AaBB = 4% 0,25