Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi HSG Địa 9 huyện Thanh Ba năm 2016-2017

4a6c251d8fa1b8f0ead1938eac9a4624
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 11 tháng 8 2021 lúc 21:31:38 | Được cập nhật: 14 giờ trước (18:59:38) | IP: 14.245.250.39 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 101 | Lượt Download: 0 | File size: 0.145408 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH BA ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 135 phút (Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8 điểm): Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1. Lãnh thổ nước ta trải dài: A. Trên 120 vĩ. B. Gần 150 vĩ. C. Gần 170 vĩ. D. Gần 180 vĩ. Câu 2. Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á và châu Phi là nhờ: A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. B. Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á. C. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên. D. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài đường bờ biển trên 3260 km. Câu 3. Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có nghĩa vụ và quyền lợi nào dưới đây: A. Có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lí tất cả các nguồn tài nguyên. B. Cho phép các nước tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu, cáp quang ngầm. C. Cho phép các nước được phép thiết lập các công trình nhân tạo phục vụ cho thăm dò, khảo sát biển. D. Tất cả các ý trên. Câu 4. Biển Đông là vùng biển lớn nằm ở phía: A. Nam Trung Quốc và Đông Bắc Đài Loan. B. Phía đông Phi líp pin và phía tây của Việt Nam. C. Phía đông Việt Nam và phía tây Phi líp pin. D. Phía Bắc của Xin - ga - po và phía Nam Ma - lai - xi - a. Câu 5. Vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền, Việt Nam cần tiếp tục đàm phán với: A. Trung Quốc và Lào. B. Cam pu chia và Trung Quốc. C. Lào và Cam pu chia. D. Trung Quốc, Lào và Cam pu chia. Câu 6. Ở nước ta, nơi có chế độ khí hậu với mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh khô, hai mùa chuyển tiếp xuân thu là: A. Khu vực phía nam vĩ tuyến 160B. B. Khu vực phía đông dãy Trường Sơn. C. Khu vực phía bắc vĩ tuyến 160B. D. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ. Câu 7. Gió mùa mùa đông ở miền bắc nước ta có đặc điểm. A. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh và khô. B. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm. C. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 200C. D. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm. Câu 8. Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: A. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ thống sông. B. Phần lớn sông chảy theo hướng tây Bắc - Đông Nam. C. Phần lớn sông đều ngắn, dốc, dễ bị lũ lụt. D. Sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao. Câu 9. Dãy Bạch Mã là: A. Dãy núi bắt đầu của hệ núi Trường Sơn Nam. B. Dãy núi làm ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. C. Dãy núi làm biên giới giữa Tây Bắc và Trường Sơn Bắc. D. Dãy núi ở cực Nam Trung Bộ, nằm chênh vênh giữa đồng bằng hẹp và đường bờ biển. Câu 10. Địa hình vùng đồi trung du và bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở: A. Rìa Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. B. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ. C. Trên các cao nguyên xếp tầng ở sườn phía tây của Tây Nguyên. D. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Bắc và vùng thấp ở Tây Nguyên. Câu 11. Dựa vào bảng số liệu sau về cơ cấu GDP của nước ta phân theo thành phần kinh tế (theo giá thực tế) (đơn vị: %) Thành Phần 1995 2000 2005 Kinh tế nhà nước 40,2 38,5 37,4 Kinh tế tập thể 10,1 8,6 7,2 Kinh tế cá thể 36,0 32,3 32,9 Kinh tế tư nhân 7,4 7,3 8,2 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 6,3 13,3 14,3 Nhận định đúng là: A. Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo và vị trí ngày càng tăng. B. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng quan trọng. C. Kinh tế cá thể có vai trò quan trọng và vị trí ngày càng tăng. D. Kinh tế ngoài quốc doanh (tập thể, tư nhân, cá thể) có vai trò ngày càng quan trọng. Câu 12. Đây không phải là tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến nông nghiệp của nước ta: A.Tạo điều kiện cho hoạt động nông nghiệp thực hiện suốt năm. B. Làm cho nông nghiệp nước ta song hành tồn tại hai nền nông nghiệp. C. Cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. D. Làm tăng tính chất bấp bênh vốn có của nền nông nghiệp. Câu 13. Trong nội bộ ngành, sản xuất nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch theo hướng: A. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi. B. Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc lớn, giảm tỉ trọng các sản phẩm không qua giết thịt. C. Giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc lớn, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia cầm. D. Tăng tỉ trọng trồng cây ăn quả, giảm tỉ trồng cây lương thực. Câu 14. Đây không phải là một đặc điểm quan trọng của các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay: A. Có thế mạnh lâu dài để phát triển. B. Đem lại hiệu quả kinh tế cao. C. Phân bố ở vùng đồng và ven biển. D. Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. Câu 15. Việt Trì là một trung tâm công nghiệp: A. Có quy mô lớn, có ý nghĩa quốc gia. B. Có quy mô trung bình, có ý nghĩa vùng. C. Có quy mô rất nhỏ, chỉ có ý nghĩa địa phương. D. Không phải là một trung tâm công nghiệp, chỉ là một điểm công nghiệp. Câu 16. Từ Bắc vào Nam quốc lộ 1A lần lượt đi qua các tỉnh ,thành: A. Hà Nam – Hà Tĩnh – Bắc Giang – Cần Thơ – An Giang. B. Hà Tĩnh – Hà nam – Bắc Giang – Đồng Nai – Cẩn Thơ. C. Bắc Giang – Phú Thọ - Thái Bình – Hà Tĩnh – Đồng Nai. D. Bắc Giang – Hà Nam – Hà Tĩnh – Đồng Nai – Cần Thơ. Câu 17. Cho các nhận định sau về Trung du và miền núi Bắc Bộ: (1) . Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta. (2) . Lực lượng lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm. (3) . Chỉ có Sa Pa mới có thể trồng được rau ôn đới. (4) . Phú Thọ, Thái Nguyên là những vùng nổi tiếng trồng chè. Số nhận định sai là: A. 0 B.1 C. 2 D. 3 Câu 18. Việc khai thác thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Hồng cần phải kết hợp: A. Phát triển công nghiệp chế biến gắn với sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa. B. Nâng cao tay nghề lao động, phát huy kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. C. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, công nghiệp hóa trong sản xuất nông nghiệp. D. Xây dựng các công trình thủy lợi, nâng cao năng xuất cây trồng. Câu 19. Để hạn chế tác hại của gió Tây khô nóng vùng Bắc Trung Bộ cần: (1). Xây dựng các hồ chứa nước. (2). Bảo vệ rừng và trồng rừng phòng hộ. (3). Dự báo đề phòng thời gian hoạt động của gió Tây khô nóng. (4). Trồng rừng điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái. Nhận định đúng là: A. (1), (3) B. (2), (4) C. (2), (3) D. (1), (4). Câu 20. Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển đó là: A. Đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản, phát triển du lịch biển đảo. B. Khai thác tài nguyên dầu khí ở vùng thềm lục địa. C. Xây dựng nhiều cảng biển, khai thác muối. D. Xây dựng các cơ sở đóng tàu biển, phục vụ đánh bắt thủy sản. II. PHẦN TỰ LUẬN (12 điểm): Câu 1 (2,0 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư nước ta và ảnh hưởng của phân bố dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Câu 2 (3,0 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy: a.Trình bày quy mô và cơ cấu của trung tâm công nghiệp Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. b.Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển thủy sản ở nước ta. Câu 3 (3,5 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy: a.Phân tích các nguồn lực phát triển cây lương thực ở Đồng bằng Sông Hồng. b.Cho biết tại sao sản lượng lương thực bình quân đầu người ở Đồng bằng sông Hồng lại thấp hơn mức bình quân của cả nước? Câu 4 (3,5 điểm) Cho bảng số liệu sau: Số lượng đàn gia súc, gia cầm của nước ta Trâu Bò Lợn Gia cầm (nghìn con) (nghìn con) (nghìn con) (triệu con) 1990 2854 3117 12261 107 1995 2963 3639 16306 142 2000 2897 4128 20194 196 2003 2835 4394 24885 255 2005 2922 5541 27435 220 Năm a.Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng đàn trâu, bò, lợn và gia cầm ở nước ta giai đoạn 1990 – 2005. b.Từ biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành chăn nuôi nước ta. Hết Họ tên thí sinh: ……………………………… Số báo danh: …………………… Chú ý: - Đề thi gồm 04 trang. Thí sinh được phép sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo Dục. - Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH BA HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 135 phút (Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8 điểm): CÂU ĐÁP ÁN 1 B 2 D 3 A 4 C 5 B 6 C 7 D 8 D 9 B 10 A II. PHẦN TỰ LUẬN (12 điểm): CÂU 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐÁP ÁN D B A C B D C A B A CÂU ĐÁP ÁN Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy 1 nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư nước ta và ảnh hưởng của phân bố dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta. * Nhận xét và giải sự phân bố dân cư nước ta. - Dân cư nước ta phân bố không đều giữa vùng đồng bằng với trung du và miền núi. - Đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Do có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi (vị trí địa lí, đất, nước...), có nghề trồng lúa nước cần nhiều lao động, nền kinh tế phát triển nhanh, công nghiệp hóa và hiện đại hóa diễn ra mạnh hơn ở miền núi. - Trung du và miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên quan trọng của đất nước. - Giữa thành thị với nông thôn. + Dân cư nước ta chủ yếu ở nông thôn (d/c). Vì vùng nông thôn chủ yếu sản xuất nông nghiệp cần nhiều lao động. + Tỉ lệ dân thành thị (d/c). Đây là sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Trong nội bộ từng vùng cũng phân bố dân cư không đều. * Ảnh hưởng của phân bố dân cư đến phát triển kinh tế xã hội. - Sử dụng lao động có nơi thừa, nơi thiếu. ĐIỂM 2,0 1,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,75 0,25 2 3 - Khai thác tài nguyên ở vùng ít lao động gặp nhiều khó khăn. - Các vấn đề khác: Môi trường, xã hội gặp nhiều khó khăn. a.Trình bày quy mô và cơ cấu của trung tâm công nghiệp Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. b. Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển thủy sản ở nước ta. a.Trình bày quy mô và cơ cấu của trung tâm công nghiệp Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. * Quy mô: - Thành phố Hồ Chí Minh rất lớn (d/c) - Hà Nội rất lớn (d/c) * Cơ cấu - Thành phố Hồ Chí Minh khá hoàn chỉnh và đa dạng với các ngành (kể tên ngành): nhiệt điện, luyện kim đen, màu, cơ khí... - Hà Nội khá đa dạng, gồm có các ngành chuyên môn hóa (kể tên ngành): luyện kim đen, màu... b. Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển thủy sản ở nước ta. * Thuận lợi - Tự nhiên + Có bờ biển dài 3260km, vùng biển rộng ; nguồn lợi hải sản khá phong phú, tổng trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. + Có nhiều ngư trường trọng điểm, trong đó có 4 ngư trường (ngư trường Cà Mau – Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh, ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa) + Có nhiều bãi triều, vũng vịnh, đầm phá, sông suối, kênh rạch, ao hồ...thuận lợi cho ngành thủy sản nước ngọt và nước lợ. - Về xã hội + Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào người dân có nhiều kinh nghiệm và truyền thống nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. + Cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được trang bị tốt hơn: tàu thuyền, ngư cụ, cơ sở chế biến... + Chính sách khuyến ngư của Đảng và Nhà nước; thị trường trong và ngoài nước đang ngày càng mở rộng. * Khó khăn - Thiên tai: bão, môi trường nhiều vùng biển bị ô nhiễm - Phương tiện đánh bắt còn lạc hậu, đánh bắt mang tính hủy diệt; Công nghệ chế biến còn hạn chế, thị trường biến động. a.Phân tích các nguồn lực phát triển cây lương thực ở 0,25 0,25 3,0 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 2,0 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 3,5 Đồng bằng Sông Hồng. b.Cho biết tại sao sản lượng lương thực bình quân đầu người ở Đồng bằng sông Hồng lại thấp hơn mức bình quân của cả nước? a. Phân tích các nguồn lực phát triển cây lương thực ở Đồng bằng Sông Hồng. * Nguồn lực tự nhiên - Thuận lợi: + Địa hình: tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc trồng cây lương thực, hình thành các vùng chuyên canh nhất với quy mô lớn, đặc biệt là cây lúa nước. + Đất: phù sa màu mỡ thích hợp với trồng cây lương thực + Nguồn nước: phong phú nhờ hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình cung cấp. + Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa thích hợp trồng cây lương thực, thâm canh tăng vụ một năm có thể trồng từ 2 đến 3 vụ. - Khó khăn: Thiên tai bất thường: lũ lụt, đất bạc màu... * Nguồn lực kinh tế - xã hội. - Thuận lợi + Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trồng cây lương thực. + Cơ sở vật chất – kỹ thuật và cơ sở hạ tầng: thuộc loại tốt nhất cả nước: (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, hệ thống thủy lợi, cơ sở chế biến...) + Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. + Có thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nước. - Khó khăn: Dân cư quá đông nên bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp. b. Giải thích sản lượng lương thực bình quân đầu người ở Đồng bằng sông Hồng lại thấp hơn mức bình quân của cả nước. - Dân số đông: 18 triệu người (2005). - Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp nhất cả nước, trong khi khả năng thâm canh là có giới hạn. - Khả năng mở rộng diện tích đất canh tác hầu như không còn. - Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh dẫn đến diện tích đất canh tác ngày càng giảm. 4 2,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 a. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng đàn trâu, bò, lợn và gia cầm ở nước ta giai đoạn 1990 – 2005. b. Từ biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành chăn nuôi nước ta. 3,5 a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng đàn trâu, bò, 1,75 lợn và gia cầm ở nước ta giai đoạn 1990 – 2005. * Xử lí số liệu: Tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm của nước ta (đơn vị: %) Năm Trâu Bò Lợn Gia cầm 1990 100 100 100 100 1995 103,8 116,7 133,0 132,7 2000 101,5 132,4 164,7 183,2 2003 99,3 141,0 203,0 238,3 2005 102,4 177,8 223,7 205,6 * Vẽ biểu đồ: - HS vẽ biểu đồ 4 đường biểu diễn thể hiện tốc độ tăng trưởng của: trâu, bò, lợn và gia cầm (lấy năm 1990 làm gốc và xuất phát từ 100%.) - Biểu đồ vẽ chính xác, đẹp, đảm bảo thẩm mỹ, lưu ý đến khoảng cách năm và có đầy đủ thông tin trên biểu đồ (tên biểu đồ, số liệu, chú giải...) b. Từ biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành chăn nuôi nước ta. * Nhận xét - Đàn trâu: có xu hướng biến động nhưng về cơ bản có xu hướng tăng (giai đoạn 2003 giảm) (d/c). - Đàn bò: tăng nhanh (d/c). - Đàn lợn tăng nhanh và ổn định (d/c) - Đàn gia cầm tăng rất nhanh, nhưng giai đoạn 2003 đến 2005 có xu hướng giảm (d/c). * Giải thích - Sự phát triển của ngành chăn nuôi là do: nguồn thức ăn ngày càng đảm bảo, giống và dịch vụ thú y được chú ý, chính sách của Đảng và Nhà nước, thị trường được mở rộng, nhu cầu sử dụng thực phẩm của người dân ngày càng lớn. - Đàn trâu tăng chậm và giai đoạn 2003 có xu hướng giảm là do sản xuất nông nghiệp đã áp dụng cơ giới hóa (dùng máy móc) thay thế dần sức kéo của trâu. Chăn nuôi trâu và bò hiện nay đang chuyển dần sang mục đích lấy thịt và sữa. - Gia cầm 2003 - 2005 đàn gia cầm giảm, nguyên nhân do dịch bệnh. Hết 0,75 1,0 1,75 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25