Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 9 trường THCS Lý Tự Trọng năm 2018-2019

2fd8b48a2fa6dd1cda103a987800e356
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 15 tháng 9 2021 lúc 8:54:08 | Được cập nhật: 16 giờ trước (2:14:59) | IP: 14.250.59.125 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 151 | Lượt Download: 0 | File size: 0.021342 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2018-2019 TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG Môn: NGỮ VĂN 9 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề) Câu 1: (3 điểm) Cho đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “…Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con.” ( Nói với con – Y Phương ) a) Đoạn thơ trên là lời dặn dò của ai với ai? b) Người cha ngợi ca những đức tính cao đẹp nào của người đồng mình? Đặt vai em là người con trong đoạn thơ, khi nghe lời cha nói em có suy nghĩ gì? Câu 2: (3 điểm) Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau: “ Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.” (Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang) a. Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng được dùng trong đoạn văn trên. b. Đoạn văn liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? Câu 3: (4 điểm) Đọc câu chuyện sau: Ngọc trai và nghịch cảnh Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt vào bên trong cơ thể của con trai, vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ nhưng gây rất nhiều khó chịu, đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai, không thể tống ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định tiết ra một chất dẻo bao quanh hạt cát. Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp. (Theo Lớn lên trong trái tim của mẹ - Bùi Xuân Lộc – NXB Trẻ, 2005) Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống ? Câ u 1 2 Ý HƯỚNG DẪN CHẤM Nội dung a Đoạn thơ là lời dặn của người cha b Người cha ngợi ca những đức tính cao đẹp của người đồng mình: - Người cha ngợi ca những phẩm chất cao đẹp của người “đồng mình” bằng tình cảm yêu thương trìu mến. Người đồng mình với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin, cần cù nhẫn nại. Đặt vai người con trong đoạn thơ thể hiện suy nghĩ: - Xúc động khi nghe lời cha nói; Tự hào với truyền thống của quê hương; thủy chung với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách; kế tục những truyền thống ấy, tự tin, vững bước trên đường đời; Cố gắng học tập tốt để mai sau xây dựng quê hương. a - Phép nhân hóa: Mưa xôn xao, phơi phới; mưa bé nhỏ mà như nhảy nhót; Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp ; cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt… - Tác dụng: Phép tu từ chủ yếu trong đoạn văn là phép nhân hoá (mưa, mặt đất, cây) đã làm cho cảnh vật được miêu tả trở nên sinh động, có hồn, gần gũi với con người. Nhờ vậy đoạn văn đã gợi lên được một triết lí sống “Uống nước nhớ nguồn”. (Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả một mùa hoa thơm trái ngọt) b Phép liên kết của đoạn văn: - Phép lặp: Mưa mùa xuân, mưa, mặt đất - Phép đồng nghĩa, liên tưởng: (Trả lời được một trong các ý sau) + Mưa, hạt mưa, giọt mưa + Mặt đất, đất trời + Cây cỏ, cây nhánh lá, mầm non, hoa thơm, trái ngọt - Phép thế: cây cỏ - chúng - Phép nối: Và Điểm 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 3: (4 điểm) a) Yêu cầu về kỹ năng: - Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của học sinh, đòi hỏi phải xác định, triển khai tốt các luận điểm, lập luận chặt chẽ. - Bài viết phải trình bày mạch lạc, liên kết tốt, bố cục rõ ràng. b) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể kết cấu bài làm theo nhiều cách khác nhau. Gợi ý: --- Giới thiệu chung về vấn đề cần nghị luận. Nội dung và ý nghĩa câu chuyện. + Hạt cát: biểu tượng cho những khó khăn và những biến cố bất thường… là những yếu tố khách quan có thể xảy ra với con người bất kì lúc nào. + “Con trai quyết định…ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp”: biểu tượng cho con người biết thích nghi với hoàn cảnh mới và chấp nhận thử thách để đứng vững, biết vượt lên hoàn cảnh, tạo ra những thành quả đẹp cống hiến cho cuộc đời (luôn luôn làm chủ hoàn cảnh và luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan). + Câu chuyện ngắn gọn nhưng trở thành bài học sâu sắc về thái độ sống tích cực; phải có ý chí và bản lĩnh, mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ. Luôn luôn làm chủ hoàn cảnh và chinh phục hoàn cảnh để đạt được kết quả tốt đẹp mới. Suy nghĩ và bàn luận: Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với cuộc đời mỗi con người. + Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, luôn vượt khỏi toan tính, dự định của con người. Vì vậy, mỗi người phải đối mặt, chấp nhận thử thách để đứng vững, phải hình thành cho mình nghị lực, niềm tin, sức mạnh để vượt qua (như “con trai, không thể tống ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định tiết ra một chất dẻo bao quanh hạt cát”). + Khó khăn, gian khổ cũng là điều kiện thử thách và tôi luyện ý chí, là cơ hội để mọi người khẳng định mình. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành hơn, sống có ý nghĩa hơn. (Dẫn chứng về những con người vượt lên số phận làm đẹp cho cuộc đời). + Phê phán những con người có lối sống hèn nhát, chấp nhận đầu hàng, buông xuôi, đổ lỗi cho số phận. Khẳng định vấn đề và rút ra bài học trong cuộc sống. + Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, cũng thuận buồm xuôi gió. Khó khăn, thử thách luôn là quy luật của cuộc sống mà con người phải đối mặt. + Phải có ý thức sống và phấn đấu, không được đầu hàng, không được gục ngã mà phải can đảm đối đầu, khắc phục nó để tạo nên thành quả cho cuộc đời, để cuộc sống có ý nghĩa hơn. + Khẳng định lối sống tích cực: động viên cổ vũ con người nổ lực vươn lên… Cách tính điểm: - Điểm 4: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên; không sai sót về chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 3: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên; mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 2: Đáp ứng một nửa yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đạt câu. - Điểm 1: bài làm chung chung, diễn đạt lan man, không rõ ý, không nắm được yêu cầu của đề, mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.