Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 9 trường THCS Đại Từ năm 2018-2019

33ee8c011cb8909be03713b8412a3fc6
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 15 tháng 9 2021 lúc 8:53:22 | Được cập nhật: hôm kia lúc 12:53:03 | IP: 14.250.59.125 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 164 | Lượt Download: 0 | File size: 0.033105 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI TỪ TRƯỜNG THCS ………………….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018 2019 Môn: Ngữ văn lớp 9 Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên: ……………………………………………; Lớp: …………… Họ tên, chữ ký của giáo viên chấm Nhận xét Họ, tên, chữ ký ………………………………. Giám thị số 1: ……. ……… ……………………. Điểm bài kiểm tra (Bằng số và bằng chữ) Phần I: Câu 1: … đ; Giám thị số 2: ……. ……………………. Câu 2: … đ; Phần II: … đ; ĐỀ BÀI: Phần I. Đọc hiểu (6 điểm) Trong tác phẩm “Bến quê”, Nguyễn Minh Châu có viết: “…con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình… ”, bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh cũng có một câu thơ có từ “chùng chình”. 1. Chép khổ thơ có từ “chùng chình” trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. (1 điểm) 2. So sánh sự giống và khác nhau trong cách dùng từ “chùng chình” trong hai trường hợp trên. (1,5 điểm) 3. Trong khổ thơ em chép, tác giả có sử dụng câu có thành phần biệt lập. Hãy chỉ ra, gọi tên và nêu tác dụng của thành phần biệt lập đó trong việc biểu đạt nội dung. (1 điểm) 4. Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, trong đó có dùng thành phần khởi ngữ và phép thế (xác định rõ) để làm sáng tỏ chủ đề: Khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu đã được ghi lại qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ trong khổ thơ em vừa chép. (2,5 điểm) Phần II. Làm văn (4 điểm) Cảm nhận của em về ước nguyện của Viễn Phương qua đoạn thơ: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.” (Viễn Phương, Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, Tập 2,NXB Giáo dục, 2008, tr 58-59) BÀI LÀM 100 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 6 (2011-2019) 80 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 7 (2014-2019 120 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 8 (2012-2019) 220 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 9 (2012-2020) (Các đề thi cấp huyện trở lên, có HDC biểu điểm chi tiết) file word đề-đáp án Zalo 0946095198 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI TỪ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2018- 2019 Môn: Ngữ văn lớp 9 Phần I (6 điểm) - HS chép thuộc khổ đầu bài thơ “Sang thu” Câu 1 - Mỗi lỗi sai thuộc một câu hoặc thiếu một câu – 0,25 điểm cho 1 điểm (1 điểm) đến hết điểm HS so sánh được từ “chùng chình” trong hai trường hợp: - Giống nhau: cùng là từ láy tượng hình, gợi sự chậm rãi, cố tình 0.5 đ chậm lại, thiếu dứt khoát Câu 2 - Khác nhau: (1.5 + Trong câu văn của Nguyễn Minh Châu: tả thực, con người 0.5 đ điểm) lưỡng lự, thiếu quyết đoán, bỏ lỡ mất cơ hội + Trong câu thơ của Hữu Thỉnh: nhân hóa, làn sương cố tình di 0.5 đ chuyển chậm, thể hiện sự bịn rịn. - Xác định thành phần biệt lập tình thái “hình như”. 0.5 đ Câu 3 - Tác dụng: Cho thấy cảm nhận tinh tế của nhà thơ trong phút 0.5 đ (1.0 giao mùa, những tín hiệu thu sang dần rõ mà nhà thơ còn ngỡ điểm) ngàng, chưa tin hẳn… Câu 4 * Hình thức: đúng đoạn văn quy nạp, độ dài khoảng 12 câu; có 0,5 đ (2.5 phép thế và thành phần khởi ngữ (mỗi yêu cầu 0,25 điểm) điểm) * Nội dung: Đoạn văn tập trung làm rõ: khoảnh khắc giao mùa 2.0 đ từ hạ sang thu đã được ghi lại qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ. Học sinh phân tích làm rõ được 2 ý sau: Khoảng khắc giao mùa qua bức tranh thu gần gũi: Khoảng khắc giao mùa qua cách cảm nhận thể hiện tình yêu và sự tinh tế của nhà thơ trước thiên nhiên. Mỗi ý phân tích rõ ràng, cụ thể, hướng đến yêu cầu của đề được 1 điểm. Phần II. Làm văn (4 điểm) *Yêu cầu chung : - Về kiến thức: Học sinh cần có năng lực cảm thụ văn chương, cảm nhận được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn thơ, đặt trong mạch cảm xúc của toàn bài. - Về kỹ năng: Học sinh biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận và kỹ năng làm bài nghị luận văn học. Học sinh biết cảm nhận, phân tích được một đoạn thơ trữ tình, đảm bảo hình thức của kiểu bài nghị luận văn học, bố cục đầy đủ ba phần. * Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác. Dưới đây là một số gợi ý, định hướng như sau: - Giới thiệu tác giả Viễn Phương, bài thơ Viếng lăng Bác và đoạn thơ (0,5 điểm) +Tác giả: Viễn Phương +Tác phẩm Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác vào năm 1976 khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, lăng Bác được khánh thành. Nhà thơ từ miền Nam ra thăm miền Bắc vào lăng viếng Bác. Bài thơ là tiếng lòng của người miền Nam đối với Bác. + Đoạn thơ là khổ thơ cuối trong Bài thơ Viếng lăng Bác diễn tả niềm mong ước thiết tha được ở mãi bên Bác. - Cảm nhận khổ thơ: Cảm xúc lưu luyến và ước nguyện được mãi bên Người của nhà thơ khi nghĩ đến giây phút chia tay.(3 điểm) Câu thơ đầu là nỗi nhớ thương xúc động mãnh liệt không kìm nén nổi được diễn tả một cách mộc mạc, chân thành đậm chất Nam Bộ. Ba câu thơ sau: Ước nguyện chân thành của nhà thơ muốn hóa thân vào những cảnh vật bên lăng Bác để được ở mãi bên Bác. Đặc biệt được muốn làm cây tre trung hiếu thủy chung với con đường Bác đã lựa chọn. Chú ý khai thác điệp ngữ“ muốn làm” kết hợp với điệp cấu trúc câu, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa con chim, đóa hoa, cây tre. Đặc biệt hình ảnh hàng tre ở khổ thơ đầu lặp lại ở cuối bài đã tạo kết cấu đầu cuối tương ứng tô đậm hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn. Đánh giá: (0,5 điểm) Đặc sắc nghệ thuật: Giọng thơ thiết tha, hình ảnh ẩn dụ đẹp và trang nhã, ngôn ngữ bình dị, hàm súc… Đặc sắc nội dung: Đoạn thơ thể hiện ước nguyện cao đẹp được hóa thân để được bên Bác. Đó là tình cảm của cả dân tộc ta với Bác. Đoạn thơ đã góp phần làm nên thành công chung của bài thơ. Viếng lăng Bác như một nén hương thơm mà Viễn Phương thành kính dâng nên Bác kính yêu. Bài thơ đã góp thêm một tiếng thơ xúc cảm và sâu lắng trong bản tình ca viết về Bác. * Cách cho điểm: - Từ 3,5 điểm – 4 điểm: Hiểu đoạn thơ, có kỹ năng nghị luận, đảm bảo các ý cơ bản. Cách triển khai ý rõ ràng, có sức thuyết phục, diễn đạt trôi chảy. - Từ 2,5 điểm – 3,25 điểm : Hiểu đoạn thơ có kỹ năng nghị luận nhưng đôi chỗ còn lúng túng. Hệ thống ý chưa thật đầy đủ hoặc còn có ý triển khai chưa rõ ràng thuyết, chưa thuyết phục. - Từ 1,5 điểm – 2,25 điểm: Hiểu đoạn thơ nhưng kỹ năng nghị luận còn hạn chế, có khi sa vào diễn xuôi, ý sơ sài. - Dưới 1,5 điểm: Chưa hiểu thấu đáo đoạn thơ, cảm nhận sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt * Lưu ý chung: Sau khi chấm điểm từng câu, giám khảo cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp lý, đảm bảo đánh giá đúng năng lực của học sinh. Điểm toàn bài lẻ 0,25 điểm, không làm tròn. - Phần thang điểm trên đây ghi điểm tối đa cho mỗi ý, nếu học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu về kiến thức về kỹ năng làm bài thì không thể đạt tối đa số điểm này.