Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 9 trường THCS Chu Văn An năm 2018-2019

4bd900ef4ef8190fdeb0d6a71221b87f
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 15 tháng 9 2021 lúc 8:52:25 | Được cập nhật: hôm kia lúc 12:52:24 | IP: 14.250.59.125 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 110 | Lượt Download: 0 | File size: 0.021828 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn Ngữ văn 9 - Năm học 2018-2019 TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (1) Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. (2) Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. (3) Thần chết là một tay không thích đùa. (4) Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. (5)Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. (6) Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. (7) Việc nào cũng có cái thú của nó. (8) Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. (9) Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. (10) Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. (11) Nhưng nhất định sẽ nổ... ( Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) 1. Trong đoạn trích trên, “chúng tôi” là ai? “tôi” là ai? (0,5đ điểm) 2. Xác định nội dung đoạn trích trên. (1.5điểm) 3. Trong đoạn trích, nhân vật “tôi” có tâm sự: Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó. Qua lời tâm sự trên, em hiểu được gì về phẩm chất của nhân vật “tôi”? (1,5điểm) 4. Xác định thành phần tình thái có trong đoạn trích. (1.0 điểm) 5 Chỉ ra một phép thế và một phép nối trong phần trích( 1,5 đ) Phần II: Tập làm văn (4,0 điểm) Bài thơ “Viếng lăng Bác” không chỉ bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn của tác giả, của dân tộc dành cho Bác Hồ. Áng thơ của Viễn Phương còn thể hiện hình ảnh đẹp đẽ của Người trong lòng nhân dân Em hãy phân tích hai khổ thơ sau để làm sáng tỏ điều đó: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân... Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim . (Viếng lăng Bác – Viễn Phương) - Hết - Phần ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câ Nội dung Điểm u - “chúng tôi” gồm: Phương Định, Chị Thao, Nho 1 0,5đ - “tôi” là nhân vật Phương Định Nội dung:Phương Định kể lại hoàn cảnh sống, chiến 2 đấu đầy gian khổ, nguy hiểm của mình và đồng đội 1.5 điểm 3 Phần I 4 Đoạn văn đã cho ta thấy nhân vật Phương Định có những phẩm chất đáng quí như: 1,5điểm - Lòng dũng cảm -Thái độ bất chấp khó khăn, coi thường nguy hiểm… Thành phần tình thái: “tất nhiên”, “có thể”( hai lần), “nhất định”. (đúng mỗi thành phần tình thái, đạt 0,25 điểm) - Phếp thế: “Hắn ta” (câu 4) thế cho “ Thần chết “ (câu 3) 1.0 điểm 0,75đđiểm 5 Phần II Tập làm văn - Phép nối: Học sinh có thể chỉ ra một trong các từ thuộc phép nối như: Từ Mà nối câu 2 với câu 1 .Tất nhiên nối (câu 6) với (câu 5). Nhưng nối (câu 11) với (câu 10)… 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ đảm bảo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. - Lập luận chặt chẽ, luận điểm, luận cứ rõ ràng, xác đáng. - Lời văn trau chuốt, gợi cảm … 2. Yêu cầu về kiến thức: - Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: Bài thơ Viếng lăng Bác không chỉ bày tỏ lòng tiếc thương vô 0,75điểm hạn của tác giả của dân tộc dành cho Bác Hồ. Áng thơ của Viễn Phương còn thể hiện hình ảnh đẹp đẽ của Người trong lòng nhân dân qua khổ thơ hai và ba của bài thơ. - Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác: + Nhà thơ đã sử dụng một ẩn dụ nghệ thuật tuyệt đẹp để nói lên cảm nhận của mình “mặt trời trong lăng” : Ca ngợi sự vĩ đại, sự bất tử của Bác Hồ: Bác là nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh, soi đường dẫn lối cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc,… + Từ “ngày ngày” diễn tả cảnh tượng có thực đang diễn ra hàng ngày, đều đặn trong cuộc sống của con người Việt Nam: Những dòng người nặng trĩu nhớ thương từ khắp mọi miền đất nước đã về đây xếp hàng, lặng lẽ theo nhau vào lăng viếng Bác –“Dòng người đi trong thương nhớ”. + Hình ảnh ẩn dụ đẹp và sáng tạo: “kết tràng hoa” bày tỏ tình cảm, tấm lòng nhớ thương, yêu quý, tự hào của tác giả, của nhân dân đối với Bác… - Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng: + Khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. + Nhà thơ cảm nhận Người đang ngủ giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa “vầng trăng sáng dịu hiền”: tâm hồn, cách sống cao đẹp, thanh cao, sáng trong, lòng yêu thiên nhiên và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người… + Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng hình ảnh ẩn dụ: “trời xanh”:Ca ngợi tấm lòng nhân ái;sự trường tồn nhưng không với tới được + “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột quặn thắt, uất nghẹn tột cùng không nói thành lời. + Cặp quan hệ từ “vẫn, mà” diễn tả mâu thuẫn. Cảm giác nghe nhói ở trong tim mâu thuẫn với nhận biết trời xanh là mãi mãi. Như vậy, giữa tình cảm và lý trí có sự mâu thuẫn… - Khẳng định giá trị của hai khổ thơ. - Liên hệ tình cảm, lòng kính yêu, biết ơn lãnh tụ. Biểu điểm: - Điểm 4.0: Bài viết đạt xuất sắc các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Cảm xúc chân thành, có sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo theo tinh thần ý nghĩa của tác phẩm. - Điểm 3.0- 3,5: Bài viết đảm bảo các yêu cầu về về kĩ năng và kiến thức nhưng chưa xuất sắc, còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 2.0- 2,5: Những bài viết ở mức độ trung bình. Học sinh nắm được nghệ thuật, nội dung của hai khổ thơ và cảm xúc của nhà thơ nhưng lập luận chưa chặt chẽ. Còn mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.. - Điểm:1.0- 1,5; Những bài viết có nội dung sơ sài, cách diễn đạt còn yếu, mắc nhiều lỗi về dùng từ, đặt câu… - Điểm 0,5 : Chưa nắm nghệ thuật, nội dung của hai khổ thơ, dùng từ, đặt câu còn kém, viết qua loa. - Điểm 0: Những bài bỏ giấy trắng Lưu ý: Tùy vào bài viết của học sinh, giáo viên linh động chấm sao cho phù hợp theo thang điểm trong biểu điểm.