Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 8 trường THCS Tiến Bộ năm 2019-2020

63936bc274809bb73cdd26bfc3f36774
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 2 2022 lúc 21:41:56 | Được cập nhật: 10 phút trước | IP: 14.185.168.44 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 22161 | Lượt Download: 2 | File size: 0.0768 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THCS TIẾN BỘ

Đ Ề KIỂM TRA HỌC KÌ II

Năm học 2019- 2020

Môn: Ngữ văn 8

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I.THIẾT LẬP MA TRẬN

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

Đọc -hiểu văn bản

Nhớ được tên tác giả, tác phẩm

Hiểu được nội dung đoạn trích

Viết được đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về lòng yêu nước

Số câu

Số điểm

Tỷ lệ %

1

1

10%

1

1

10%

1

2

20 %

4

4

40%

Làm văn

Văn nghị luận

Vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn nghị luận

Số câu

Số điểm

Tỷ lệ %

1

6

60%

1

6

60%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỷ lệ %

2

1

10%

1

1

10 %

1

2

20 %

1

6

60%

5

10

100%

II. ĐỀ KIỂM TRA:

Phần I: Phần đọc- hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng."

(Ngữ văn 8 – Tập hai)

Câu 1:( 1 điểm) Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào, ai là tác giả?

Câu 2:(1 điểm) Nội dung của đoạn văn trên là gì?

Câu 3: ( 2 điểm) Từ nội dung trên em hãy viết đoạn văn ( Khoảng 200 từ) bàn về lòng yêu nước.

Phần II: Làm văn (6 điểm)

Từ bài bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.

III. HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM

Câu

Hướng dẫn chấm

Điểm

PHẦN I/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

4

1

- Đoạn văn trên trích từ tác phẩm “Hịch tướng sĩ”

-Tác giả: Trần Quốc Tuấn

0,5

0,5

2

- Nội dung đoạn văn: Lòng yêu nước căm thù giặc sâu sắc của Trần Quốc Tuấn: đau xót trước cảnh tình của đất nước; uất ức, căm tức khi chưa trả được thù; sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước.

1

3

1. Yêu cầu về kĩ năng và hình thức: Yêu cầu viết được đoạn văn khoảng 200 từ diễn đạt lưu loát, văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp, dùng từ, đặt câu đúng.

2. Yêu cầu về nội dung:

Chấp nhận những suy nghĩ khác nhau miễn là có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản

*Hình thức:

  • Đúng cấu trúc của một đoạn văn nghị luận xã hội.( Khoảng 200 từ)

  • Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu.

  • Trình bày chữ viết sạch đẹp, ít mắc các loại lỗi.

*Nội dung:

- Dẫn dắt từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ

- Đặt ra câu hỏi: Liệu tinh thần yêu nước xưa và nay có thay đổi, có khác biệt hay không.

 1. Giải thích về lòng yêu nước

- Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.

- Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình.

2. Biểu hiện của lòng yêu nước

* Thời kì chiến tranh

*Thời kỳ hòa bình

3. Vai trò của lòng yêu nước

- Là bệ đỡ tinh thần cho con người: là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ; giúp đồng bào luôn vững tâm tiến bước (Kiều bào luôn hướng về tổ quốc; Con người khi về già đều muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn). Chính lòng yêu nước đã bồi dưỡng tâm hồn những con người nước Việt trở nên vững vàng, mạnh mẽ trong hành trình sống khắc nghiệt.

- Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với chính bản thân mình.

4. Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Đất nước

- Lòng yêu nước không phải là lời nói suông mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:

- Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài.

- Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác…

- Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đáng

- Bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật…

- Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.

0,5

0,5

0,5

0,5

PHẦN I/ LÀM VĂN

6

1. Yêu cầu về hình thức:

- Học sinh vận dụng các thao tác nghị luận, khả năng cảm thụ văn học để trình bày cảm nhận của mình về nhân vật Phương Định.

- Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, chặt chẽ, lý lẽ dẫn chứng cụ thể, diễn đạt lưu loát, dùng từ đặt câu đúng, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, khuyến khích những bài viết sáng tạo.

2. Yêu cầu về nội dung:

+ Mở bài: Giới thiệu về La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp và văn bản “Bàn về phép học” gửi lên vua Quang Trung của ông 

+ Thân bài:

1) Tóm tắt những luận điểm trong bài bàn về phép học của Nguyễn Thiếp  - Mục đích chân chính của việc học là học để làm người  - Phê phán những quan điểm lệch lạc trong học tập : lối học hình thức mục đính là để cầu danh lợi  - Khẳng định muốn học tốt phải có phương pháp đúng đắn : học cơ bản trước , học tuần tự từ thấp tới cao .  2) Nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành  - Học là tiếp thu kiến thức từ sách vở hoặc do người khác truyền thụ lại  - Hành vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống  - Học và hành có mối quan hệ mật thiết với nhau :  + Nếu chỉ chú trọng học mà ko hành thì chỉ giỏi lý thuyết kiến thức sách vở , hơn nữa chỉ học ko hành sẽ thiếu kinh nghiệm thực tế hạn chế khả năng sáng tạo  + Nếu chỉ hành mà không học thì sẽ là mò mẫm, không có kết quả cao như ý muốn  3) Bài học cho bản thân  - Học phải đi đôi với hành là phương pháp đúng đắn nhất  - Xác định đúng đắn việc học để tiếp thu kiến thức , ko chạy theo bằng cấp , điểm số . ko ngừng tiếp thu kiến thức 

+ Kết bài:

Văn bản " Bàn về phép học " đến ngày nay vẫn còn là chân lý giúp chúng ta hiểu về phương pháp học tập đúng đắn và mối quan hệ giữa việc học và hành. 

0,5

1,5

1,5 đ

1,5 đ

1

* Lưu ý:

Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đúng kiểu bài mà đề bài yêu cầu, chủ động định lượng được bài viết, bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng đầy đủ, thuyết phục, đảm bảo nội dung cơ bản.

- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đúng thể loại, bố cục không rõ ràng là 2 điểm.

- Điểm trừ tối đa đối với bài viết mắc nhiều lỗi lập luận là 1 điểm.

- Điểm trừ tối đa đối với bài viết mắc nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm.

Ngày tháng năm 2020 Ngày tháng 6 năm 2020

GV ra đề Kí duyệt