Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 8 trường THCS Long Hòa năm 2019-2020

7190ee402ae43a58c1a2f8ed9c04190f
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 2 2022 lúc 21:05:55 | Được cập nhật: 34 phút trước | IP: 14.185.168.44 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 22132 | Lượt Download: 0 | File size: 0.08192 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD-ĐT TP LONG XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I -KHỐI LỚP 7

BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KỲ II – NGỮ VĂN 8

Năm học : 2019 – 2020

Thời gian làm bài : 90 phút



I. MỤC TIÊU

- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình học kỳ II, môn Ngữ văn lớp 8.

- Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kỹ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 8 học kỳ II theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh.

II. HÌNH THỨC

1. Hình thức : Kiểm tra tự luận.

2. Cách tổ chức kiểm tra : Học sinh làm bài tại lớp.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

1. Liệt kê các đơn vị bài học

a. Phần Văn : (11 tiết)

* Thơ hiện đại (6 tiết)

- Nhớ rừng (2 tiết)

- Ông đồ (1 tiết)

- Quê hương (1 tiết)

- Tức cảnh Pác Bó (1 tiết)

- Ngắm trăng (1 tiết)

* Văn bản nghị luận (5 tiết)

- Chiếu dời đô (1 tiết)

- Hịch tướng sĩ (2 tiết)

- Nước Đại Việt ta (1 tiết)

- Bàn luận về phép học (1 tiết)

b. Phần Tiếng Việt : (1 tiết)

- Lựa chọn trật tự từ trong câu (1 tiết)

c. Phần Tập làm văn : (10 tiết)

* Thuyết minh (3 tiết)

- Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh (1 tiết)

- Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) (1 tiết)

- Thuyết minh một danh lam thắng cảnh (1 tiết)

Đề tài :

- Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.

- Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam (như chiếc nón lá, chiếc áo dài, trò chơi thả diều, kéo co, ...).

* Nghị luận (4 tiết)

- Viết đoạn văn trình bày luận điểm (1 tiết)

- Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm (1 tiết)

- Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận (1 tiết)

- Tìm hiểu về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận (1 tiết)

Đề tài :

- Suy nghĩ về vai trò của những người lãnh đạo (từ Chiếu dời đôHịch tướng sĩ).

- Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành (từ Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp).

- Suy nghĩ về vai trò, tầm quan trọng,… của sách với đời sống con người.

- Tuổi trẻ và tương lai của đất nước.

- Văn học và tình thương.

- Hãy nói “không” với các tệ nạn xã hội.

- Mục đích học tập của bản thân.

- ...

* Văn bản hành chính (2 tiết)

- Văn bản tường trình (1 tiết)

- Văn bản thông báo (1 tiết)

* Ôn tập phần Tập làm văn (1 tiết)

2. Xây dựng khung ma trận

a. ĐỌC HIỂU

Mức độ

Chủ đề/Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

thấp

Vận dụng cao

Cộng

1. Bài thơ, tác giả

2. Phương thức biểu đạt

3. Biện pháp tu từ

4. Nội dung văn bản

…1…

1…

..…

..…

.……

.…

…1…

1…

.…

.…

.…

…….

.…

.…

.…

…….

…1…

…1…

…1…

1…

Số câu

Số điểm

...2…

2,0…

2…

2,0…

.…

.…

.…

.…

4…

4,0…

b. LÀM VĂN

Mức độ

Chủ đề/Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

thấp

Vận dụng cao

Cộng

Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.

…….

…….

…….

…1…

…1…

Số câu

Số điểm

…….

…….

…….

…….

.....…

.....…

1…

6,0…

1…

6,0...

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ

ĐỀ CHÍNH THỨC

GT1: ……………………….

GT2:……………………….

PHÒNG GD – ĐT HUYỆN PHÚ TÂN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – KHỐI LỚP 8

TRƯỜNG THCS LONG HÒA Năm học : 2019 – 2020

HỌ VÀ TÊN :………………………………

LỚP :……………………………………….

SBD : ……………………PHÒNG :………

Môn : Ngữ văn

Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian phát đề)

ĐIỂM

CHỮ KÍ GIÁM KHẢO

NHẬN XÉT BÀI LÀM HS

BẰNG SỐ

BẰNG CHỮ

GIÁM KHẢO 1

GIÁM KHẢO 2

A. ĐỌC HIỂU : (4,0 điểm)

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới :

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chéo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm ;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !

(Ngữ văn 8, tập 2)

1. Tên của bài thơ trên là gì ? Tác giả là ai ? (1,0 điểm)

2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên là gì ? (1,0 điểm)

3. Câu thơ : “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” được sử dụng biện pháp tu từ nào ? (1,0 điểm)

4. Nêu nội dung chính của bài thơ trên. (1,0 điểm)

B. LÀM VĂN : (6,0 điểm)

Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.



V. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 8

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019 – 2020

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

A

ĐỌC HIỂU

4,0

1

- Tên của bài thơ : Quê hương.

- Tác giả : Tế Hanh.

0,5

0,5

2

Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm.

1,0

3

Biện pháp tu từ : So sánh.

1,0

4

Nội dung chính của văn bản :

- Miêu tả bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài.

- Thể hiện tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

0,5

0,5

B

LÀM VĂN

Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.

6,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn.

0,5

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng luận đề.

0,5

Mối quan hệ giữa học hành.

c. Triển khai vấn đề nghị luận.

Vận dụng tốt các phương thức nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm,…

4,0

- Giới thiệu mối quan hệ giữa họchành.

- Giải thích :

+ Học là gì ?

+ Hành là gì ?

+ Vì sao học phải đi đôi với hành ?

- Tầm quan trọng của việc học kết hợp với hành.

- Bài học/ ý nghĩa/… rút ra.

d. Sáng tạo.

0,5

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,5

Viết ít sai chính tả, dùng từ, đặt câu.

ĐIỂM TOÀN BÀI : I +II = 10,0 điểm

Long Hòa, ngày 22 tháng 5 năm 2020

DUYỆT CỦA BGH TTCM + GVBM

1. Nguyễn Thanh Hùng ……………….

2. Trần Thị Nhàn ………………………