Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 8 trường THCS Hòa Nam năm 2020-2021

dcd3c091351682fe3e630006227f787e
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 2 2022 lúc 21:06:45 | Được cập nhật: 18 phút trước | IP: 14.185.168.44 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 22184 | Lượt Download: 2 | File size: 0.030824 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

Môn:Ngữ văn Lớp 8

Mức độ

Nội dung

chính

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng
TN TL TN TL TN TL TN TL
I.Trắc nghiêm

- Nhận biết tên tác giả, tác phẩm nội dung, đặc sắc nghệ thuật, thể loại của các văn bản đã học.

- Xác định phương thức biểu đạt của một văn bản đã học

- Hiểu được ý nghĩa câu văn,hành động nói,các kiểu câu, phương thức biểu đạt trong một ngữ cảnh cụ thể.

-Cách sắp xếp các câu văn trong văn bản.

Số câu

Số điểm

05

1,25

03

0,75

08

2,0

II.Tự luận

-Viết đoạn văn.

-Viết bài văn nghị luận.

Viết đoạn văn diễn dịch. Viết bài văn nghị luận với bố cục rõ ràng

Số câu

Số điểm

01

2,0

01

6,0

02

8,0

Tổng

Số câu

Số điểm

05

1,25

03

0,75

01

2,0

01

6,0

10

10

Duyệt của Tổ chuyên môn

Hòa Nam, ngày 28 tháng 4 năm 2021

Người thực hiện

Duyệt của Ban giám hiệu

THỐNG KÊ ĐIỂM KIỂM TRA

Lớp

Loại

TS

Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
8B

TRƯỜNG THCS HÒA NAM

Họ và tên: ..............................

Lớp:

Thứ ngày tháng năm 2021

BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II

Môn: Ngữ văn

Thời gian: 90 phút

Điểm Lời phê của thầy, cô giáo

ĐỀ BÀI

I.TRẮC NGHIỆM: (2,0điểm)

Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

1. Bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Đang hoạt động cách mạng. B. Đang bị giam cầm nhà lao.

C. Đang chiến đấu.

2. Tập thơ "Nhật kí trong tù" được Bác viết vào năm nào?

A. 1939. B. 1940. C. 1942.

3. Bài thơ Quê hương thể hiện tình yêu gì của Tế Hanh?

A. Tình yêu quê hương B. Tình yêu mẹ. C. Tình yêu thiên nhiên

4. Trong bài thơ "Khi con tu hú, âm thanh tiếng chim được nhắc lại mấy lần?

A. 1 lần; B. 2 lần; C. 3 lần; D. 4 lần;

5. Điểm khác biệt của ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ và Bình Ngô đại cáo là:

A. Tên thể loại có trong nhan đề; B. Văn nghị luận trung đại;

C. Viết bằng lối văn biền ngẫu; D. Thể loại

6. Phương thức biểu đạt của văn bản Đi bộ ngao du của Ru-xô là:

A. Nghị luận; B. Thuyết minh; C. Tự sự; D. Biểu cảm;

7. Câu: "Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không? Thực hiện hành động nói nào?

A. Phủ định; B. Trình bày; C. Khẳng định; D. Hỏi;

8. Cách sắp xếp trật tự từ trong câu thơ sau có tác dụng gì?

“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy

Mất ổ đàn chim dáo dát bay.”

(Chạy giặc- Nguyễn Đình Chiểu)

A. Thể hiện thứ tự quan sát; B. Nhấn mạnh hình ảnh của sự vật;

C. Liên kết câu trong văn bản; D. Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm;

II/ TỰ LUẬN (8 điểm)

1.Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối trong bài thơ “Quê Hương” (Tế Hanh).Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán(gach chân câu cảm thán).

2: “Học đi đôi với hành” và cần “Theo điều học mà làm” (Bàn luận về phép học),

Em hãy viết một bài văn nghị luận để làm rõ quan điểm trên.

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II

Môn:Ngữ văn Lớp 8

PhÇn I.Tr¾c nghiÖm(2,0 điểm) : Mỗi c©u tr¶ lêi ®óng ®­îc 0,25 ®iÓm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B C A B D A C B

Phần II .Tự luận.(8 điểm)

Phần Câu Nội dung Điểm
II 1

* Yêu cầu về hình thức:

-Viết đúng kiểu đoạn văn:Diễn dịch

-Đảm bảo số câu(cộng trừ 2 câu)

*Nội dung:

-Thể hiện được nỗi nhớ,tình yêu quê hương của tác giả.

-Phát hiện vàcảm nhận được cái hay về nghệ thuật và nội dung cuả khổ thơ.

-Có sử dụng câu cảm thán trong đoạn văn.

0,5

1,5

2

* Yêu cầu về hình thức:

- Làm đúng kiểu bài văn nghị luận .

- Có luận điểm sáng rõ hợp lí

- Dẫn chứng và lời văn phân tích dẫn chứng lưu loát sát vấn đề cần chứng minh

- Không sai chính tả, lỗi câu, lỗi diễn đạt

- Bố cục rõ ràng.

* Nội dung

1. Mở bài

- “Học phải đi đôi với hành”. “Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy ”, “Theo điều học mà làm”.

- Lời dạy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc học của mỗi người.

2. Thân bài

a/ Giải thích khái niệm “học”, “hành”:

- Học là tiếp thu kiến thức đã được tích luỹ trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết là những kinh nghiệm nói chung, là trau dồi kiến thức để mở mang trí tuệ cho con người.

- Hành: là thực hành, ứng dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn đời sống.

- Học và hành có mối quan hệ biện chứng, là quá trình thống nhất để có kiến thức, trí tuệ.

b/ Học phải đi đôi với hành:

- Học với hành phải đi đôi với nhau, không tách rời nhau.

- Nếu chỉ có học kiến thức, lí thuyết mà không áp dụng thực tế thì học không có tác dụng.

- Nếu hành mà không có lí luận chỉ đạo, lí thuyết soi sáng dẫn đến làm việc mò mẫm, sẽ lúng túng, trở ngại, thậm chí có khi sai lầm nữa. (dẫn chứng minh hoạ trong học tập...).

c/ Phương pháp học của người học sinh

- Động cơ thái độ học tập:

+ Học ở trường: Học lí thuyết kết hợp với luyện tập. Học phải chuyên cần, chăm chỉ.

+ Mở rộng ra còn phải học ở sách vở, học ở bạn bè, học trong cuộc sống.

- Tránh tư tưởng sai lầm học cốt thi đỗ lấy bằng cấp là đủ. Đó là lối học hình thức.

- Cần học suốt đời, học không bao giờ dừng:

“Học, học nữa, học mãi”

(Lê Nin)

3.  Kết bài

- “Học đi đôi với hành” là phương pháp học tập đúng đắn.

- Suy nghĩ bản thân về vấn đề.

1,0

0,5

0.5

1,0

1.0

1.0

1.0