Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 8 trường TH-THCS Mông Hóa năm 2019-2020

112d0f4f792d96bc7e9ff6ce8c64dd78
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 2 2022 lúc 21:08:43 | Được cập nhật: 19 phút trước | IP: 14.185.168.44 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 22099 | Lượt Download: 0 | File size: 0.106496 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

UBND HUYỆN KỲ SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

PHÒNG GD&ĐT TP HÒA BÌNH MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

TRƯỜNG TH&THCS MÔNG HÓA NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8

Ngày kiểm tra: Ngày 01 tháng 7 năm 2020

(Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề)

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

( TN)

Thông hiểu

(TN)

Vận dụng (TL)

Tổng

VD thấp

VD cao

1. Văn học:

- Hịch tướng sĩ.

- Nước Đại Việt ta.

- Tức cảnh Pác Bó.

- Ngắm trăng.

Nhận biết tác giả, thể loại hịch, giọng điệu chung của bài thơ hiện đại.

Hiểu biết chính xác, đầy đủ trình tự khẳng định tư cách độc lập của dân tộc trong văn bản: Nước Đại Việt ta. Hiểu được vẻ đẹp phẩm chất của Bác qua bài thơ: Tức cảnh Pác Bó.

Chép chính xác bài thơ Việt Nam 1900 - 1945. Nêu cảm nhận về nhân vật trữ tình qua bài thơ bằng một đoạn văn ngắn (5-7 câu)

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2(c1, c2)

0,5

5%

2(c3,c7)

0,5

5%

1 (c2-TL)

2

20%

5

3

30%

2. Tiếng Việt

- Hội thoại.

- Câu cảm thán

Nhận biết kiểu câu chia theo mục đích nói.

Hiểu được những hành vi cần tránh khi tham gia hội thoại.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1 (c4)

0, 25

2,5

1 (c5)

0,25

2,5

2

0,5

5%

3. Tập làm Văn

- Thuyết minh danh lam thắng cảnh.

- Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

- Văn nghị luận

Nhận biết đặc điểm lời văn trong bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh.

Hiểu được tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

Nghị luận xã hội

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ%

1(c6)

0,25

2,5

1 (c8)

0,25

2,5

1 (c2-TL)

6,0

60

3

6,5

65%

Tổng số câu

Tổng điểm

Tỉ lệ %

4

1

10%

4

1

10%

1

2

20%

1

6,0

60%

10

10,0

100%

PHÒNG GD&ĐT TP HÒA BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

TRƯỜNG TH&THCS MÔNG HÓA NĂM HỌC 2019 - 2020

ĐỀ CHÍNH THỨC

MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8

Ngày kiểm tra: tháng 6 năm 2020

(Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề)

(Đề kiểm tra gồm có 01 trang)

I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất và ghi vào giấy kiểm tra. (mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)

Câu 1: Ông (1231? - 1300) - tước Hưng Đạo Vương; là một danh tướng thời Trần, có công lao lớn trong ba cuộc chống quân Mông - Nguyên. Ông là ai ?

A. Trần Quốc Tuấn;

B. Nguyễn Ái Quốc;

C. Lí Công Uẩn;

D. Nguyễn Thiếp.

Câu 2: Văn bản Hịch tướng sĩđược viết theo thể văn gì?

A. Văn xuôi;

B. Văn bin ngu;

C. Thơ;

D. Văn vn.

Câu 3: Văn bản: “Nước Đại Việt ta” (Trích“Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi đã khẳng định tư cách độc lập của dân tộc ta ở những phương diện nào?

A. Nền văn hiến, truyền thống lịch sử; C. Truyền thống lịch sử, phong tục;

B. Nền văn hiến, lãnh thổ, phong tục, truyền thống lịch sử; D.Chủ quyền, nền văn hiến.

Câu 4: Câu thơ: “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!” là câu gì?

A. Câu cảm thán;

B. Câu trần thut;

C. Câu phủ định;

D. Câu cầu khiến.

Câu 5: Khi cô giáo đang giảng bài, một học sinh tỏ ra mình đã hiểu, nói xen vào lời giảng của cô. Trong hội thoại, hành vi đó gọi là gì?

A. Nói leo, mất lịch sự;

B. Nói hỗn, mất lịch sự;

C. Nói giảm, nói tránh;

D. Nói giảm, nói leo.

Câu 6: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh?

  1. Có tính chính xác và biểu cảm. C. Có nhịp điệu và giàu cảm xúc

  2. Có tính hình tượng. D. Có tính hàm súc.

Câu 7: Nhận định nào đúng nhất về con người Bác trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó?

  1. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh.

  2. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.

  3. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế của cách mạng.

  4. Yêu nước, thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc.

Câu 8: Tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận là gì?

A. Giúp bài văn nghị luận dễ hiểu hơn.

B. Giúp cho việc trình bày luận điểm, luận cứ chặt chẽ hơn.

C. Giúp cho việc trình bày luận điểm, luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn.

D. Cả A,B,C đều sai.

II. TỰ LUẬN (8,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Chép chính xác phần dịch thơ bài “Ngắm trăng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh., Nêu cảm nhận của em về bài thơ bằng một đoạn văn ngắn (7- 10 câu)

Câu 2: (6,0 điểm) Hãy nói không với ma túy.

------------- Hết -------------

PHÒNG GD&ĐT TP HÒA BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II

TRƯỜNG TH&THCS MÔNG HÓA NĂM HỌC 2019 - 2020

Đề chính thức

MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8

Ngày kiểm tra: Ngày tháng 6 năm 2020

(Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang

I. TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

B

B

A

A

A

B

C

II. TỰ LUẬN:(8,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

(2,0 điểm)

- Chép chính xác bài thơ:

Ngắm trăng (Vọng nguyệt) - Hồ Chí Minh

Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

- Viết đoạn văn (7-10 câu) có nội dung phù hợp.

+ ND: tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung lạc quan của Bác trong ngục tù.

+ Hình thức: Đảm bảo trình bày đúng theo đoạn văn: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

- HS nêu được cảm nhận về Bác Hồ qua bài thơ (thể hiện được cảm xúc suy nghĩ về Bác: Yêu kính, cảm phục…)

1,0

1,0

2

(6,0

điểm)

Câu 2:

* Yêu cầu chung:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận.

- Giải thích và chứng minh cho người đọc hiểu tác hại của một tệ nạn cụ thể nào đó trong các tệ nạn xã hội. Ví dụ: Tệ cờ bạc, ma túy hoặc sử dụng văn hóa phẩm đồi trụy.

- Các luận điểm của bài viết: HS cần lấy dẫn chứng từ thực tế đời sống, phân tích, bình luận có sức thuyết phục.

- Bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát. Trình bày sạch sẽ, không sai quá 5 lỗi chính tả.

* Yêu cầu cụ thể: Có nhiều cách viết khác nhau nhưng đảm bảo được nội dung sau:

A.Mở bài: Nêu được vấn đề thực tế hiện nay: Ngày nay xã hội ngày phát triển, cuộc sống conngười càng ổn định tốt đẹp hơn, những điều đó không đồng nghĩa với tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. Một trong những tệ nạn nguy hiểm đó là ma túy.

B.Thân bài: * Lí giải được ma tuý là gì?

- Ma tuý: Là một chất kích thích gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp. Khi ngấm vào cơ thể con người, nó sẽ làm thay đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ và tâm trạng của người đó, khiến người sử dụng có cảm giác lâng lâng, không tự chủ được mọi hành vi hoạt động của mình, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

- Ma tuý tồn tại ở rất nhiều dạng như hồng phiến,bạch phiến, thuốc, lắc…sử dụng dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau như uống, tiêm chích, kẹo…

- Tại sao ma tuý lại có tác hại khôn lường ? Ma túy nguy hiểm vì nó gây sự lệ thuộc cả thể chất và tâm lý.

* Thực trạng về tệ nạn xã hội hiện nay: (Dẫn chứng)

* Nguyên nhân: (Dẫn chứng)

 - Chủ quan: bản thân không nhận thức, không làm chủ được, thích thể hiện mình...

- Khách quan:

+ Gia đình: thiếu sự quan tâm của gia đình..

+ Xã hội: ảnh hưởng thông tin trên mạng, xã hội hiện đại phát sinh nhiều tiêu cực...

  + Do bạn bè xấu rủ rê...

* Tác hại, hậu quả của ma tuý gây ra: (PT dẫn chứng)

- Đối với bản thân:

+ Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe:Tiều tụy, sức khỏe yếu dần không có khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. +Từ ma tuý dẫn tới AIDS .

+Huỷ hại công danh sự nghiệp con người: Học tập, làm việc kém, không tập 

trung vào công việc. - Đối với gia đình:

+ Làm cho kinh tế gia đình suy sụp

+ Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình …

- Đối với xã hội:

+ Ma túy là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội khác như trộm cắp, cướp giật, mại dâm... làm cho an ninh xã hội bất ổn.

+ Làm hao tiền tốn của của quốc gia (do phải phòng chống, lập trại cai nghiện...)

+ Những con nghiện mà không được gia đình chấp nhận sẽ đi lang thang làm mất vẻ mỹ quan, văn minh lịch sự, vật vờ trên những con đường của xã hội.

- Từ việc nêu và phân tích tác hại cần khẳng định: Phải nói "không" với ma tuý

* Biện pháp khắc phục: (Sau khi khẳng định nói "không" cần dẫn để nêu lên biện pháp phòng chống ma tuý):

-Tự bảo vệ mình, có kiến thức về tác hại, cách phòng trách ma tuý, từ đó tuyên truyền cho mọi người về tác hại của nó.

- Hãy tránh xa với ma tuý bằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội.

- Nhà nước cần phải có những hình thức xử phạt nghiêm khắc, triệt để đối với những hành vi tàng trữ, buôn bán vận chuyển trái phép ma tuý.

- Giúp đỡ người bị nghiện cải tạo được nghiện ma tuý, tạo công ăn việc làm cho họ, giúp họ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống cộng đồng, không xa lánh, kì thị họ.Tham gia các hoạt động truyền thông, chung tay đẩy lùi ma tuý

C. Kết bài: Học sinh khẳng định được ma tuý nguy hiểm nên tránh xa nó, nói không với 

ma tuý để đem lại bình yên cho mọi nhà.

0,5

1,0

0,5

0,5

1,5

1,5

0,5

Mông Hóa, ngày 12 tháng 6 năm 2020

DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN GV RA ĐỀ

Bùi Thị Hiền

DUYỆT CỦA NHÀ TRƯỜNG