Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 8 trường PTDTBT THCS Phúc Sơn năm 2018-2019

7ae8976ac84860f39fb00102105d943d
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 16 tháng 2 2022 lúc 20:09:34 | Được cập nhật: 1 tháng 5 lúc 3:55:02 | IP: 14.250.63.225 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 33 | Lượt Download: 0 | File size: 0.020071 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD VÀ ĐT CHIÊM HÓA

TRƯỜNG PTDT BT THCS PHÚC SƠN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC 2018 - 2019

Câu 1: (3 điểm)

a. Chép thuộc khổ thơ thứ 3 của bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ. (1 điểm)

b. Phân tích cái hay, cái đẹp của khổ thơ này. (2 điểm)

Câu 2: (2 điểm) Hãy gạch chân câu văn thể hiện luận điểm trong đoạn văn sau và cho biết đoạn văn đã được trình bày theo cách diễn dịch hay quy nạp?

       "Hiện nay trình độ của đại đa số đồng bào ta bây giờ không cho phép đọc dài, điều kiện giấy mực của ta không cho phép viết dài và in dài, thì giờ của ta, người lính đánh giặc, người dân đi làm, không cho phép xem lâu. Vì vậy, nên viết ngắn chừng nào tốt chừng ấy...".

 (Hồ Chí Minh)

Câu 3: (5 điểm)

       Bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.

Hãy viết lời giới thiệu thật ngắn gọn, đầy đủ về tác giả, tác phẩm và làm sáng tỏ nội dung trên.

PHÒNG GD VÀ ĐT CHIÊM HÓA

TRƯỜNG PTDT BT THCS PHÚC SƠN

HƯỚNG DẪN CHẤM

MÔN: NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC 2018 - 2019

Câu Nội dung cần đạt Điểm

1

(3 điểm)

a. Chép thuộc khổ thơ thứ 3 của bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

1

b. Phân tích cái hay, cái đẹp của khổ thơ này.

- Các câu hỏi tu từ liên tiếp xuất hiện như một nỗi niềm lay tỉnh và khêu gợi nỗi nhớ trào lên trong lòng mãnh thú: “nào đâu những”, “đâu những ngày”, “đâu những bình minh”, “đâu những chiều”,...

-   Đoạn thơ tráng lệ nói về bốn nỗi nhớ của chúa sơn lâm: nhớ triền miên ngày và đêm, sớm và chiều, mưa và nắng, thức và ngủ, lúc say mồi và lúc lặng ngắm, lúc đợi chờ.

-  Cái hay của câu thơ gắn liền với nhạc và họa. Tái hiện lên bức tranh tứ bình mà nhân vật trung tâm là chúa sơn lâm: mơ mộng, trầm ngâm, chiêm nghiệm, tung hoành...

-   Sự kết hợp giữa câu cảm thán với câu hỏi tu từ thể hiện tiếng than của một “hùm thiêng sa cơ”, của một kẻ phi thường thất thế, một tiếng thở dài của lớp người khao khát tự do:

“Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

0,5

0,5

0,5

0,5

2

(2 điểm)

- Câu văn chứa luận điểm, đó là câu: "Vì vậy, nên viết ngắn chừng nào tốt chừng ấy" 1
- Đoạn văn trên được viết theo cách quy nạp 1

3

(5 điểm)

* Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm. 0,5

* Thân bài:

a/ Thuyết minh về tác giả, tác phẩm 

- Thuyết minh về tác giả:

+ Tố Hữu (1920 - 2002), quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Là người giác ngộ lí tưởng Đảng từ rất sớm (khi đang học ở trường Quốc học). Tháng 4 - 1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa phủ Huế.

+ Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. Ông được coi là lá cờ đầu của cuộc cách mạng và kháng chiến. Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).

- Thuyết minh về tác phẩm:

+ Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác trong nhà lao Thừa phủ, khi tác giả mới bị bắt giam, là bài thơ thể hiện đề tài về lòng yêu cuộc sống và khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày.

+ Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát giản dị, thiết tha, nhịp nhàng, có khả năng khơi gợi cảm xúc cao.

b/ Chứng minh nội dung vấn đề

* Tình yêu cuộc sống:

- Ở trong lao tù nhưng tác giả vẫn cảm nhận được những âm thanh của cuộc sống qua tiếng tu hú kêu.

- Âm thanh ấy đã mở ra cả một không gian mùa hè trong tâm tưởng: rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, không gian khoáng đãng.

- Thể hiện một trái tim nồng nàn yêu cuộc sống, mặc dù bị giam cầm trong ngục tù.

* Niềm khao khát tự do:

Chứng minh, lập luận bằng những luận cứ thể hiện được tâm trạng của tác giả trong hoàn cảnh ngục tù:

- Bức tranh mùa hè đầy sức sống được gợi lên bằng âm thanh của tiếng tu hú kêu đã làm trỗi dậy niềm khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng.

- Càng khao khát tự do, người tù càng cảm thấy ngột ngạt, bức bối, uất hận khi tiếng chim tu hú ngoài kia cứ dồn dập, tha thiết. Tiếng gọi của tự do, của tình yêu quê hương đất nước, của đồng chí, đồng đội cứ liên tiếp dai dẳng.

1

1

0,25

0,5

0,25

0,5

0,5

* Kết bài: Cảm nhận của em về tác phẩm. 0,5