Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 8 năm 2018-2019

80aa6ac8b1aa9ea6ba08e6e94c362376
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 16 tháng 2 2022 lúc 20:08:42 | Được cập nhật: 30 tháng 4 lúc 10:28:27 | IP: 14.250.63.225 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 89 | Lượt Download: 1 | File size: 0.022566 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD & ĐT HOÀI ĐỨC

Trường THCD:………………..

Họ và tên:………………………

Lớp: ……………………………

BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II

Năm học 2018 – 2019

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(Không kể thời gian giao đề)

Điểm Lời phê của thầy cô giáo
Bằng số Bằng chữ

ĐỀ BÀI

Câu 1: (2,5 điểm)

Trong bài thơ Nhớ rùng của Thế Lữ có câu thơ sau:

“Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!”

  1. Xét theo mục đích nói, câu thơ trên thuộc kiểu câu nào?

  2. Em hãy chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ?

  3. Đoạn thơ bộc lộ tâm trạng của nhân vật nào? Đó là tâm trạng gì?

Câu 2: (2,5 điểm). Đọc đoạn văn sau:

“Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp làm một tuyển, gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.
Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? Ta viết bài hịch này để các ngươi biết bụng ta.”

  1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? ”Ta” và “các ngươi” nói trong đoạn văn là ai?

  2. Dựa vào văn bản đã học, em hãy cho biết “lời dạy bảo của ta” bao gồm những điều gì?

  3. Ghi lại một câu phủ định có trong đoạn văn?

Câu 3: (5 điểm). Qua hai bài thơ “Ngắm trăng” và “Đi đường” em hãy chững minh rằng: Bác Hồ là người có tình yêu thiên nhiên tha thiết, có bản lĩnh cách mạng phi thường.

PHÒNG GD & ĐT HOÀI ĐỨC

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II

Năm học 2018 – 2019

Môn thi: NGỮ VĂN

Câu Phần Nội dung Điểm
1 1
  • Câu thơ thuộc kiểu câu cảm thán (có dấu hiệu về hình thức và chức năng của câu cảm thán)

0,5 điểm
2
  • Chép chính xác đoạn thơ theo yêu cầu của đề bài.

(Chép chính xác cho điểm tối đa; thiếu 1 từ hoặc sai một lỗi chính tả trừ 0,25 điểm; thiếu từ 2 từ hoặc 2 lỗi chính tả trở lên trừ 0,5 điểm).

1,0 điểm
3
  • Đoạn thơ bộc lộ tâm trạng của nhân vật con hổ khi bị nhốt trong vườn bách thú.

  • Đó là tâm trạng chán ghét thực tại tầm thường, tù túng, giả dối; nỗi nhớ rừng và nuối tiếc quá khứ oanh liệt; niềm khao khát tự do mãnh liệt muốn trở về rừng của con hổ….

0,25 điểm

0,75 điểm

2 1
  • Đoạn văn trên trích từ văn bản Hịch tướng sĩ.

  • “Ta” là Trần Quốc Tuấn còn “các ngươi” là các tướng sĩ dưới quyền của ông

0,25 điểm

0, 25 điểm.

2

Lời dạy bảo tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn trong bài:

  • Phải có tinh thần yêu nước, có trách nhiệm với đất nước, với chủ tướng….

  • Không được có thái độ bàng quan, vô trách nhiệm, ăn chơi hưởng lạc, mất cảnh giác trước kẻ thù…

  • Nêu cao tinh thần cảnh giác; học tập “Binh thư yếu lược”; huấn luyện quân sĩ để quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược, giữ vững chủ quyền độc lập của đất nước.

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

3

Học sinh chỉ ra được câu phủ định:

Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc

0,5 điểm.
3

I. Yêu cầu về nội dung:

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Chứng minh tình yêu thiên nhiên và bản lĩnh cách mạng của Bác Hồ trong hai bài thơ “Ngắm trăng”“Đi đường”.

2. Thân bài: Chứng minh vấn đề: học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song đảm bảo các ý:

- Hai bài thơ tứ tuyệt giản dị, đề tài viết về trăng và việc đi đường quen thuộc, từ ngữ gần gũi dễ hiểu, giọng điệu tự nhiên, chân thành nhưng hàm chứa nội dung, ý nghĩa lớn: Thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, bản lĩnh nghị lực của người chiến sĩ cách mạng.

- Bài “Ngắm trăng”:

+ Tình yêu thiên nhiên: Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt ở trong tù và thân tù, Người xốn xang, bối rối trước vẻ đẹp của đêm trăng, Người hướng ra ngoài cửa sổ để ngắm vầng trăng sáng. Điều này thể hiện tư chất của người nghệ sĩ với tình cảm yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết….

+ Bản lĩnh cách mạng: Bác thể hiện phong thái ung dung, tự tại, vượt lên trên sự nặng nề, tàn bạo của ngục tù đề thể hiện mối giao hòa với vầng trăng. Đây là cuộc vượt ngục về tinh thần, là một biểu hiện của tinh thần thép trong con người Bác.

- Bài “Đi đường”:

+ Bản lĩnh cách mạng: Vượt lên trên hoàn cảnh gian khó của quãng đường đèo núi khi bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác; tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng sau khi trải qua muôn vàn khó khăn, thử thách…

+ Tình yêu thiên nhiên: Vui sướng, hạnh phúc khi trên đỉnh cao nhất được thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên…

3. Kết bài:

  • Khẳng định vẻ đẹp thi sĩ – chiến sĩ của Bác Hồ.

  • Bài học bản thân: thể hiện tình cảm yêu quý kính trọng, biết ơn, học tập vẻ đẹp của Bác.

II. Yêu cầu về hình thức:

  • Đảm bảo đúng yêu cầu một bài văn nghị luận chứng minh.

  • Có đủ bố cục ba phần, trình bay sạch đẹp, diễn đạt tốt, không sai ngữ pháp, chính tả; văn viết phải có luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chính xác phù hợp với yêu cầu của đề bài….

III. Biểu điểm:

  • Mức 4 -> 5 điểm: Đáp ứng được những yêu cầu trên, văn viết rõ ràng, lưu loát, có cảm xúc, có thể còn vài lỗi nhỏ.

  • Mức 3 -> dưới 4 điểm: Đáp ứng cơ bản những yêu cầu nêu trên, bố cục rõ ràng, diễn đạt còn một vài chỗ chưa thật tốt.

  • Mức 2 -> dưới 3 điểm: Đạt được quá nửa các yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng còn mắc lỗi diễn đạt và chính tả; bài viết còn thiếu một số ý.

  • Mức 1 -> dưới 2 điểm: Xác định đúng thể loại và vấn đề nhưng mắc nhiều lỗi, diễn đạt lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả…..; hoặc viết quá ngắn, quá sơ sài.

  • Mức 0 điểm: Lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng.

.