Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 8 huyện Tứ Kỳ năm 2016-2017

e2bd6ebdfa0438342fd85481bf5b308e
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 2 2022 lúc 21:37:34 | Được cập nhật: 9 giờ trước (13:50:31) | IP: 14.185.168.44 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 98 | Lượt Download: 2 | File size: 0.08704 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Microsoft Word - V-DH01-HKII8-1617.doc

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN TỨ KỲ

V-DH01-HKII8-1617


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

Năm học 2016-2017 Môn: NGỮ VĂN - LỚP 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề này gồm 03 câu, 01 trang)

Câu 1. (2,5 điểm)

Cho đoạn trích sau:

“… Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn…”

(SGK Ngữ văn 8, Tập2, NXBGD)

  1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

  2. Cho biết hoàn cảnh và mục đích viết tác phẩm.

  3. Nêu đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trên.

Câu 2. (2,5 điểm)

Cho đoạn thơ sau:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

(Thế Lữ, Nhớ rừng)

  1. Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói cho hai câu in đậm trong đoạn thơ trên.

  2. Đoạn thơ trên sử dụng những phép tu từ gì? Phân tích tác dụng của

những phép tu từ đó.

Câu 3. (5,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận thuyết phục bạn tin rằng:

Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.

.Hết

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN TỨ KỲ

V-DH01-HKII 8-1617


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

Năm học 2016-2017 Môn: NGỮ VĂN - LỚP 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

ND

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng

Thấp

Cao

1. Đọc - hiểu văn bản

- Văn bản: Hịch tướng sĩ

  • Nhớ tên tác giả, tên tác phẩm

  • Nhớ hoàn cảnh và mục đích viết tác phẩm

- Hiểu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

Số câu: 1

Số điểm: 2,5

1.a 1.b

0,5 0,75

1.c

1,25

2,5

2. Tiếng Việt

  • Câu chia theo mục đích nói

  • Phép tu từ

  • Nhận biết câu chia theo mục đích nói

  • Nhận biết phép tu từ

- Hiểu tác dụng của phép tu từ

- Viết đoạn văn phân tích được tác dụng của phép tu từ

Số câu: 1

Số điểm: 2,5

2.a 2.b

0,5 0,5

2.b

0,5

2.b

1,0

2,5

3. Tập làm văn

- Nghị luận giải thích, chứng minh kết hợp biểu cảm...

-Viết bài văn nghị luận có luận điểm đúng đắn, lí lẽ thuyết phục, lập luận chặt chẽ, sáng tạo ; kết hợp tốt yếu tố biểu

cảm

Điểm : 5,0

5,0

5,0đ

Tổng Tỉ lệ

2,25

22,5%

1,75

17,5%

1,0

10%

5,0

50%

10

100%

  1. HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu

Đáp án

Điểm

  1. - Tác phẩm: Hịch tướng

    • Tác giả: Trần Quốc Tuấn

b)

    • Hoàn cảnh viết tác phẩm: Hịch tướng sĩ do Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai (1285).

    • Mục đích viết tác phẩm: Mục đích để khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược (Sách tóm tắt những điều cốt yếu về binh pháp) do chính Trần Quốc Tuấn soạn.

c)

    • Đặc sắc về nội dung: Đoạn trích vạch trần tội ác và sự ngang ngược, tham lam tàn bạo của kẻ thù đồng thời thể hiện nỗi căm tức, lòng khinh bỉ của Trần Quốc Tuấn.

    • Đặc sắc về nghệ thuật: Giọng văn mỉa mai, khinh bỉ; sử dụng câu văn biền ngẫu, hình ảnh ẩn dụ, liệt kê…

0,25

0,25

0,5

0,25

Câu 1

(2,5đ)

0,75

0,5

a) - Câu 1: Câu trần thuật

- Câu 2: Câu nghi vấn

b)

  • Yêu cầu: Hs viết dưới hình thức đoạn văn, chỉ rõ và phân tích ngắn gọn tác dụng của các phép tu từ; diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc...Đoạn văn nêu được một số ý sau:

    • Phép tu từ: Điệp ngữ, nói quá

    • Tác dụng của phép tu từ:

+ Phép tu từ điệp ngữ “nào đâu-đâu những” được lặp đi lặp lại diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ đối với những cảnh không bao giờ còn thấy nữa.

+ Điệp ngữ “ta”: ta say mồi, ta lặng ngắm, ta tưng bừng; nói quá “uống ánh trăng tan” đã khắc họa rõ nét hình ảnh con hổ hiện lên với tư thế lẫm liệt, kiêu hùng, say sưa của một chúa sơn lâm đầy uy lực trên nền bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ, thơ mộng, tươi đẹp…

  • Chấm điểm

  • Mức tối đa:

+ 1,75-2,0đ: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc,

cảm xúc...

  • Mức chưa tối đa:

+ 1,25-1,5đ: Đảm bảo cơ bản các yêu cầu trên; còn mắc ít lỗi

diễn đạt...

+ 1,0đ: Đạt được 50% yêu cầu.

+ 0,5-0,75đ: Đoạn văn sơ sài chỉ nêu được biện pháp tu từ, chưa

biết phân tích...

  • Mức không đạt: 0đ: Lạc đề hoặc không làm.

0,25

0,25

0,5

0,5

Câu 2

1,0

(2,5đ)

Câu 3

1. Yêu cầu

a) Về hình thức:

  • Kiểu bài: Nghị luận giải thích, chứng minh.

  • Bài viết có bố cục ba phần; luận điểm đúng đắn, lập luận chặt chẽ; biết kết hợp tốt các yếu tố biểu cảm trong bài nghị luận; diễn đạt lưu loát, câu đúng ngữ pháp…

b) Về nội dung:

Bài viết có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau song cần nêu được một số ý sau:

  • Mở bài:

    • Nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn ý kiến.

  • Thân bài:

    • Giải thích:

+ Hs giải thích nội dung vấn đề từ đó khẳng định vai trò, tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

    • Khẳng định ý kiến hoàn toàn đúng. Vì sao?

+ Khi môi trường được bảo vệ, con người sẽ có điều kiện thuận

lợi để tồn tại và phát triển. (Dẫn chứng minh họa)

+ Nếu môi trường bị ô nhiễm, bị hủy hoại, cuộc sống con người sẽ bị tổn hại (sức khỏe, tinh thần, kinh tế…), con người đứng trước những mối đe dọa lớn… (Dẫn chứng minh họa)

    • Phê phán thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường; hành vi tàn phá môi trường. (Dẫn chứng minh họa)

    • Bài học, biện pháp, liên hệ:

+ Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường đối với sự sống con người; xử phạt nghiêm khắc những hành vi hủy hoại môi trường; có việc làm cụ thể, tích cực bảo vệ môi trường xung quanh…

  • Kết bài:

    • Khẳng định lại vấn đề….

2. Chấm điểm

  • Mức tối đa: Đảm bảo tốt các yêu cầu về nội dung và hình thức…

  • Mức chưa tối đa:

+ Đạt được cơ bản các yêu cầu nhưng còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả…

+ Đạt được cơ bản yêu cầu nhưng còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ,

đặt câu…

+ Đạt được yêu cầu nhưng mắc nhiều lỗi dùng từ, diễn đạt, lí lẽ chưa thuyết phục, dẫn chứng chưa xác đáng…

  • Mức không đạt: Lạc đề, không làm…

* Lưu ý: Gv cần căn cứ vào tổng thể bài làm của Hs để cho điểm;

khuyến khích những bài viết lập luận chặt chẽ, thuyết phục…

(5,0đ)

4,5-5,0

3,5<4,5

2,5<3,5

1,0<2,5

0