Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 7 trường THCS Láng Dài năm 2019 2020

8b103139f04ed99ed8070a34aaee81fd
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 2 2022 lúc 16:01:14 | Được cập nhật: 9 phút trước bởi: pascaltinhoc8 | IP: 14.185.168.44 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 22733 | Lượt Download: 0 | File size: 0.15872 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD& ĐT HUYỆN ĐẤT ĐỎ TRƯỜNG THCS LÁNG DÀI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2019-2020 Môn Ngữ văn lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn văn trên đựợc trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản là ai? Câu 2. (2,0 điểm) Qua lời căn dặn của Bác đối với mọi người trong đoạn văn trên, em cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta? Câu 3. (1,0 điểm) Trong câu chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Triệu, Bà trưng, Lê Lợi, Quang Trung.....Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó? II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (6 điểm) Câu 4. (6,0 điểm) Giải thích câu Học, học nữa – Học mãi. ------------ Hết -------------(Giám thị không giải thích thêm) Họ và tên Thí sinh:……………………………………….. Số báo danh:………… Họ và tên Giám thị 1:………………………. …………….Ký tên:……………… PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐẤT ĐỎ TRƯỜNG THCS LÁNG DÀI MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2019-2020 Môn Ngữ văn lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Nội dung Mức độ cần đạt Nhận biết I.Đọc hiểu văn bản Tổng Thông hiểu Vận dụng - Ngữ liệu: văn bản nghị luận - Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: văn bản/ đoạn trích có độ dài khoảng từ 100 đến 200 chữ. Nhận diện tác giả, tác phẩm. - Hiểu và phát hiện được biện pháp tu từ trong một đoạn trích. Trình bày hành động, thái độ và tình cảm của bản thân về giá trị của những chi tiết trong văn bản. Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 1.0 10% 1 1.0 10% 1 2.0 20% II. Tạo lập văn bản Số câu Số điểm Tỷ lệ Tổng Tổng Số câu Số điểm Tỷ lệ 1 1.0 10% 1 1.0 10% 1 2.0 20% Vận dụng cao Tổng số 3 4.0 40% Viết bài văn giải thích 1 6 60% 1 6 60% 1 6 60% 4 10 100% HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2019 - 2020 Môn Ngữ văn lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu Nội dung Câu 1 - Đoạn trích trên được trích trong văn bản: “Tinh thần yêu nước (1.0 của nhân dân ta” điểm) - Hồ Chí Minh Câu 2 - Tích cực học tập, rèn luyện sức khỏe, kĩ năng sống, tu dưỡng đạo (2.0 đức để góp phần xây dựng quê hương đất nước..... điểm) Điểm 0.5 0.5 2.0 - Trên đây chỉ là định hướng học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nếu phù hợp GV vẫn cho trọn điểm. Câu 3: - Học sinh xác định được phép liệt kê. 0.5 (1.0 - Tác dụng: tạo cảm xúc tự hào, phấn chấn, về những trang lịch sử điểm) vẻ vang qua tấm gương những vị anh hùng dân tộc. 0.5 Câu 4 I. Yêu cầu về kỹ năng. (6.0 - Học sinh có kỹ năng viết bài văn nghị luận có bố cục ba điểm) phần rõ ràng, lời văn trong sáng, viết câu, dùng từ chính xác, không mắc lỗi chính tả.có sự sáng tạo trong cách viết. II. Yêu cầu về kiến thức. 1. Mở bài – Nêu vấn đề cần giải thích: cần học tập không ngừng 1,0 – Trích dẫn câu nói của Lê – nin: “Học, học nữa, học mãi” 2. Thân bài a, Giải thích – Học: là hành động tiếp thu, lĩnh hội tri thức của người khác thành của bản thân mình. – Học nữa: thúc giục học tập nhiều hơn. – Học mãi: việc học là việc suốt đời và cả đời dù là với bất kì ai. 1.0 => Câu nói khuyên ta luôn phải nỗ lực học tập, không phân biệt tuổi tác, địa vị xã hội. b, Biểu hiện của “Học, học nữa học mãi” 1.0 – Nguyễn Hiền là trạng nguyên đầu tiên và cũng là trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước ta. Ông từ nhỏ đã không có điều kiện đi học nên lân la ở cửa các lớp học để học ké bài. Bằng sự ham hỏi hỏi, tìm tỏi, ông đã đỗ trạng khi chỉ mới 12 tuổi. – Bác Hồ là tấm gương sáng của tinh thần học tập không ngừng nghỉ. Bác có khả năng thông thạo 30 ngoại ngữ khác nhau. Khi bôn ba tìm đường cứu nước, Bác luôn tranh thủ học từng tí một: viết từ mới lên cánh tay, dán giấy khắp nơi,… Bằng cách đó, Bác có thể giao tiếp với tất thảy bạn bè trên thế giới, tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc. – Cụ Lê Phương Thiệt ở Quảng Nam dù 80 tuổi vẫn đi học cao học. Năm 62 tuổi cụ mới bắt đầu học đại học. Cụ là hình ảnh đẹp về tinh thần học tập bất diệt của con người, không phân biệt tuổi tác. Cụ là minh chứng sáng rõ nhất chõ một chân lí: sự học không bao giờ là muộn với bất kì lứa tuổi nào mà chỉ đáng tiếc khi ta không học. 1.0 c, Tại sao cần “Học, học nữa, học mãi”? – “Bể học vô hạn” nên ta cần tiếp thu tri thức một cách không ngừng nghỉ mới theo kịp trình độ phát triển của nhân loại. – Sự cố gắng học tập không ngừng nghỉ sẽ giúp ta tiếp thu được nhiều tri thức, nâng cao tầm hiểu biết, là nền tảng để làm việc hiệu quả, có năng suất hơn người khác. – Học ở đây không chỉ là kiến thức sách vở mà còn là học kĩ năng sống, còn ngồi trên ghế nhà trường thì không chỉ học từ sách mà còn học thầy cô, bạn bè; đi làm rồi vẫn cần phải học, học từ đồng nghiệp, học từ mọi người trong xã hội. – Tri thức được mở rộng không chỉ có lợi cho công việc của bản thân mà còn giúp mọi người nhìn bạn với cái nhìn khác: tôn trọng, ngưỡng mộ. – Nếu không học sẽ tự đánh lùi bản thân so với tiến độ học tập của xã hội. d. Bài học rút ra từ câu nói 0.5 – Nắm vững kiến thức ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường để có nền tảng học những điều cao hơn. – Biết chọn lọc kiến thức phù hợp với trình độ tiếp nhận của bản thân. – Biết lập mục tiêu học tập và tu dưỡng quyết tâm để thực hiện mục tiêu đó. – Cần học hỏi từ mọi người: bạn bè, thầy cô, người lớn,… e, Mở rộng vấn đề – Những cách học sai lầm: + Học liên tục nhưng không có phương pháp học đúng đắn khiến việc học trở nên vô ích: học tủ, học vẹt + Học vì lợi ích chứ không phải vì người khác: học vì nghĩ bị cha mẹ ép buộc, học chỉ chăm chăm quan tâm đến điểm số,… – Một số bạn trẻ hiện nay coi thường việc học, chểnh mảng những giờ học trên lớp, đi làm rồi chểnh mảng việc nâng cao tay nghề, 0.5 kiến thức chuyên môn. 1.0 3. Kết bài – Khẳng định tính đúng đắn của câu nói “Học, học nữa, học mãi” – Liên hệ với bản thân: trách nhiệm học tập, tìm tòi tri thức để hoàn thiện mình, trở thành một công dân có ích cho cộng đồng và xã hội Lưu ý: Trên đây chỉ là những định hướng của đáp án, giáo viên nên khuyến khích những bài làm của học sinh có tính sáng tạo. PHÒNG GD& ĐT HUYỆN ĐẤT ĐỎ TRƯỜNG THCS LÁNG DÀI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2019-2020 Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Kiến và ve sầu Ngày hè nắng rực rỡ, những loài vật nhỏ bé trong rừng đang cùng nhau hát rong chơi. Chú Kiến vẫn cặm cụi đi kiếm thức ăn tha về tổ.Thấy Kiến đi qua. Ve Sầu giễu cợt: - Này nhà chú ăn hết bao nhiêu đâu mà kiếm nhiều thế cho nặng tổ.Chú cứ vui chơi như chúng tôi đi !. Kiến vẫn tiếp tục làm việc, chú đáp lại Ve Sầu: - Chị cứ vui chơi đi, nhà chúng em sức yếu, phải tích trữ cái ăn cho mùa đông rét chị ạ. - Mùa đông dến. Ve Sầu không chiu làm tổ, cũng không có cái ăn nên nó bám vào cây, khô héo dần đi vì đói và rét. Kiến đã kiếm đủ thức ăn và cỏ cho mùa đông nên mùa đông không phải đi ra ngoài trời lạnh mà vẫn có cái ăn. (Truyện ngụ ngôn – La Phông - ten) Câu 1: (1.0 điểm) Đoạn văn trên sủ dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2: (2.0 điểm) Nêu nhận xét của em về nhân vật chú kiến trong câu chuyện trên? Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 3: (1.0 điểm) Câu : “ Chú Kiến vẫn cặm cụi đi kiếm thức ăn tha về tổ.” Thuộc kiểu câu gì ? Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu?. II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (6 điểm) Em hãy tả lại một cảnh đẹp ấn tượng nơi quê hương mình sinh sống. ------------ Hết -------------(Giám thị không giải thích thêm) Họ và tên Thí sinh:……………………………………….. Số báo danh:………… Họ và tên Giám thị 1:………………………. …………….Ký tên:……………… PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II HUYỆN ĐẤT ĐỎ Năm học: 2019-2020 TRƯỜNG THCS LÁNG DÀI Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Phần Câu I. Đọchiểu văn bản Câu 1 (1điểm) (4 điểm) Nội dung - Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự Câu 2 - Phẩm chất của kiến : cần cù, chăm chỉ.... (2,0 điểm) - Bài học phải biết siêng năng chăm chỉ lao đông, không nên lười biếng, ham chơi, sống phải biét tiết kiệm.... Câu 3 - Thuộc kiểu câu trần thuật đơn không có từ là (1,0 điểm) - Chủ ngữ Chú Kiến Vị Ngữ vẫn cặm cụi đi kiếm thức ăn tha về tổ - Điểm 1đ 1đ 1đ 0,5 đ 0,25đ 0,25đ I/ Yêu cầu chung: - Học sinh biết cách làm bài văn miêu tả, có bố cục đủ 3 phần rõ ràng, mạch lạc, lời văn trong sáng, viết câu, dùng từ chính xác, không mắc lỗi chính tả. - Học sinh có thể lựa chọn đối tượng và trình tự miêu tả khác nhau, miễn hợp lí là được. - Học sinh miêu tả đan xen bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. II. Yêu cầu về kiến thức: II. Tạo lập văn bản (6 điểm) Câu 5 (6,0 điểm) a. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về một cảnh định miêu tả. - Ấn tượng chung về cảnh vật đó. 0,5 0,5 b. Thân bài: Miêu tả cảnh đẹp của quê hương theo một trình tự hợp lí. - Tả bao quát cảnh thiên nhiên. 0.75 - Tả cụ thể, chi tiết từng cảnh vật. 1.5 - Đặc tả một cảnh nổi bật, ấn tượng. - Tả một vài hoạt động của con người trên nền cảnh đó. 1 0.75 c. Kết bài: suy nghĩ, cảm xúc, ước nguyện của bản thân đối với cảnh đẹp nơi quê hương mình. * Lưu ý: Trên đây là những gợi ý mang tính định 1,0 hướng chung. Giáo viên căn cứ vào những bài làm cụ thể của học sinh, linh hoạt chấm điểm cho phù hợp, khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả. BIỂU ĐIỂM  Điểm 6: Bài viết đáp ứng hầu hết các yêu cầu trên.  Điểm 4, 5: Bài viết đáp ứng hầu hết các yêu cầu trên nhưng còn sai sót vài lỗi chính tả, cách diễn đạt.  Điểm 3: Bài viết đạt mức trung bình, còn sai sót về cách diễn đạt, lỗi chính tả.  Điểm 2: Bài viết thể hiện năng lực viết văn còn yếu, kể sơ sài chưa kể được câu chuyện cụ thể rõ ràng còn sai lỗi chính tả, diễn đạt..  Điểm 1: Bài viết lạc đề, còn sai nhiều lỗi chính tả, diễn đạt sơ sài. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐẤT ĐỎ TRƯỜNG THCS LÁNG DÀI MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2019-2020 Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Nội dung I.Đọc hiểu văn bản - Ngữ liệu: văn bản truyện cổ tích - Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: văn bản/ đoạn trích có độ dài khoảng từ 100 đến 200 chữ. Mức độ cần đạt Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Nhận diện phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. - Khái quát chủ đề/nội dung, vấn đề chính mà văn bản đề cập đến hiểu được ý nghĩa của văn bản, giá trị của những chi tiết trong văn bản. Xác định kiểu câu trong văn bản. Trình bày cảm nhận, quan điểm, tình cảm, thái độ về nhân vật trong văn bản 1 1.0 10% 1 1.0 10% 1 2.0 20% Vận dụng cao Tổng số Số câu Tổng Số điểm Tỉ lệ II. Tạo lập văn bản Số câu Số điểm Tỷ lệ Tổng Tổng Số câu Số điểm Tỷ lệ 1 4 6.0 60% Viết bài văn miêu tả. 1 1 6 6 60% 60% 1 1.0 10% 1 1.0 10% 1 2.0 20% 1 6 60% 4 10 100%