Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 7 cụm trường số 3 năm 2019-2020

8bbcdf0bfba07835b1fb8830ff52f269
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 2 2022 lúc 16:46:09 | Được cập nhật: 7 phút trước | IP: 14.185.168.44 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 23011 | Lượt Download: 0 | File size: 0.034267 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN

CỤM TRƯỜNG SỐ 3

ĐỀ CHÍNH THỨC

Mã đề 01

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II

NĂM HỌC: 2019 – 2020

Môn: Ngữ Văn - Lớp 7

Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)

Họ và tên: ......................................................................Lớp: .............. Điểm: ................................

ĐỀ BÀI

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đầu phương án đúng nhất.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án

Câu 1.Tác giả của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là ai ?

A. Hồ Chí Minh B. Phạm Văn Đồng C. Phạm Duy Tốn D. Hoài Thanh

Câu 2. Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ra đời vào năm nào ?

A. Năm 1951 B. Năm 1954 C. Năm 1975 D. Năm 1986

Câu 3. Trạng ngữ trong câu sau:“Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng...”chỉ ý nghĩa gì ?

A. Thời gian B. Nguyên nhân C. Mục đích D. Địa điểm

Câu 4. Đâu là câu văn mở đầu của văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ?

A. Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn.

B. Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn.

C. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

D. Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Câu 5. Gíá trị nhân đạo trong văn bản Sống chết mặc bay là gì ?

A.Thể hiện lòng căm thù giai cấp thống trị của tác giả.

B.Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than ,cơ cực của nhân dân.

C. Phản ánh sự bất lực của con người trước thiên nhiên dữ dội.

D. Phán ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại.

Câu 6. Câu nào không phải là câu bị động ?

A. Giáp được thầy giáo khen. C.Nó được mẹ dắt đi chơi.
B. Thằng bé bị ngã rất đau. D.Nó bị cô giáo phê bình.

Câu 7. Lời nói của Bác :Không có gì quý hơn độc lập, tự do”,“ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.....”nói đến phương diện giản dị nào của Bác Hồ ?

A. Giản dị trong quan hệ với mọi người. B.Giản dị trong lời nói và bài viết.

C. Giản dị trong đời sống. D.Giản dị trong tác phong.

Câu 8. Trong các thao tác sau, phép lập luận nào là phép lập luận chính của văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ ?

A. Lập luận B. Giải thích C. Chứng minh D. So sánh

Câu 9.Trong văn bản Ý nghĩa văn chương, ngoài ý nghĩa là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng, văn chương còn có khả năng gì sau đây ?

A. Tái hiện quá khứ . B. Mô tả tương lai. C. Chỉnh sửa sự sống. D.Sáng tạo sự sống.

Câu 10. Câu nào là câu đặc biệt trong các câu sau ?

A. Mẹ đi làm. B. Hoa nở. C. Bạn học bài chưa ? D. Tiếng sáo diều.

Câu 11. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào nên hạn chế sử dụng câu rút gọn nhất ?

A. Cha mẹ nói với con cái B. Bạn bè nói với nhau

C. Nói chuyện với người nước ngoài D. Học trò nói với thầy cô

Câu 12.Trong câu ”Bẩm ... quan lớn...đê vỡ mất rồi!” dấu chấm lửng có tác dụng gì ?

A . Tỏ ý còn nhiều cung bậc chưa kể ra hết. C. Nói lên sự ngập ngừng, đứt quãng.

B. Biểu hiện sự kéo dài của lời nói. D.Tỏ ý lấp lửng, hàm ý vấn đề gì đó.

B. TỰ LUẬN ( 7,0 điểm)

Câu 1:( 2,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

[...] Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”... Những chân lý giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợt nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

(Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng)

a. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nào ?

b. Nêu nội dung của đoạn trích ?

c. Dấu chấm lửng trong đoạn văn trên (Sau cụm từkhông bao giờ thay đổi”...) dùng để làm gì ?

d. Qua văn bản Đức Tính giản dị của Bác Hồ em học tập được điều gì từ Bác ?

Câu 2. (5,0 điểm) Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.

Đề 2: Chứng minh rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

BÀI LÀM

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN

CỤM TRƯỜNG SỐ 3

ĐỀ CHÍNH THỨC

Mã đề 01

HƯỚNG DẪN CHẤM

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II

NĂM HỌC: 2019 – 2020

Môn: Ngữ Văn - Lớp 7

A. Lưu ý chung:

- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể.

- Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học.

B. Hướng dẫn cụ thể:

I. Trắc nghiệm: ( 3,0 điểm)

Mỗi ý đúng được 0,25 điểm.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án A A A C B B B C D D D C

II. Tự luận: (7,0 điểm)

Câu 1:( 2,0 điểm).

a. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt: Nghị luận. 0,25
b. Nội dung của đoạn trích: Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong lời nói, bài viết. 0,25
c. Dấu chấm lửng trong đoạn văn trên ( Sau cụm từkhông bao giờ thay đổi”... ) dùng để tỏ ý còn nhiều trường hợp tương tự chưa được liệt kê hết. 0,5
d. Qua văn bản Đức Tính giản dị của Bác Hồ học tập được từ Bác: Sự giản dị trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói... 1,0

Câu 2. (5,0 điểm) Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.

*Yêu cầu chung:

Học sinh biết thiết lập kiến thức và kĩ năng văn nghị luận để tạo lập văn bản. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

*Yêu cầu cụ thể:

Nội dung Điểm

a. Yêu cầu chung:

Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng 3 phần.

b. Yêu cầu cụ thể:

* Xác định đúng đối tượng nghị luận: Câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây- lòng biết ơn...

0,5

* Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

- Bài viết phải có bố cục 3 phần rõ ràng.

- Nghị luận về truyền thống đạo lí tốt đẹp: Lòng biết ơn, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

0,5

c, Đảm bảo các nội dung sau:

- Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa.

- Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

* Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.

* Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động, lời ăn tiếng nói hàng ngày:

- Từ xưa dân tộc Việt Nam ta đã luôn nhớ tới cội nguồn, luôn biết tới những người đã làm ra thành quả cho mình được hưởng

+ Lễ hội: giỗ Tổ, lễ tảo mộ, tục tết thầy học, sau vụ gặt: tết cơm mới (tế thần và biếu bậc trên), những người luôn quan tâm mình như bố mẹ, bố mẹ vợ, thầy cô, …)

+Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…tưởng nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già…

+ Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hung có công mở nước và giữ nước.

- Đến nay đạo lí ấy vẫn được những con người Việt Nam của thời đại tiếp tục phát huy (minh họa bằng những phong trào, những việc làm cụ thể :10/3 các nơi vẫn làm lễ giỗ tổ,27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …)

* Bàn luận, mở rộng:

- Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp, phát huy …

- Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa...

- Lòng biết ơn là tình cảm cao quí, thiêng liêng, là thước đo đạo đức, phẩm chất …

- Tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của Việt Nam.

3

d. Sáng tạo.

Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo( viết câu, sử dụng từ ngữ,...) lập luận chặt chẽ...

0,5

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu.

Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,5

Đề 2: Chứng minh rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

*Yêu cầu chung:

Học sinh biết thiết lập kiến thức và kĩ năng văn nghị luận để tạo lập văn bản. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

*Yêu cầu cụ thể:

Nội dung Điểm

a. Yêu cầu chung:

Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng 3 phần.

0,5

b. Yêu cầu cụ thể:

* Xác định đúng đối tượng nghị luận: Ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đối với cuộc sống con người.

* Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

-Bài viết phải có bố cục 3 phần rõ ràng.

- Nghị luận về một vấn đề xã hội: ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đối với cuộc sống con người , diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

0,5

c, Đảm bảo các nội dung sau:

Giới thiệu về rừng và khái quát vai trò của rừng đối với cuộc sống con người, vấn đề bảo vệ rừng hiện nay

* Vai trò của rừng:

- Rừng là hệ sinh thái, nguồn lợi tài nguyên, khoáng sản (rừng là ngôi nhà chung của muôn loài, rừng cho gỗ, thú, khoáng sản..)

- Rừng góp phần bảo vệ an ninh quốc gia (rừng che bộ đội, rừng vây quân thu, rừng cùng người Việt Nam đánh thắng giặc ngoại xâm...)

- Bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn dưỡng khí cho sự sống, bảo vệ con người khỏi những thiên tai, là đang gìn giữ cho những lợi ích lâu dài của cả cộng đồng...

- Rừng cây ngăn nước lũ, chống xói mòn đát, giữ nước ngầm...

*Thực trạng rừng hiện nay: Diện tích rừng ngày một thu hẹp...

* Nguyên nhân: Do sự chuyển đổi mục đích sử dụng rừng không hợp lí và nạn chặt phá rừng diễn ra mạnh mẽ...

* Hậu quả: Hệ sinh thái mất cân bằng, thảm động thực vật quý hiếm cạn kiệt, tài nguyên rừng giảm hẳn,...

* Biện pháp bảo vệ rừng: trồng rừng,..

* Liên hệ bản thân: Tuyên truyền cho mọi người hiểu để bảo vệ rừng....

- Trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ rừng: đó là trách nhiệm của tất cả mọi người.

3

d. Sáng tạo.

Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo( viết câu, sử dụng từ ngữ,...) lập luận chặt chẽ...

0,5

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu.

Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,5