Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Sử 8 trường THCS Nam Ninh năm 2017-2018

bd4e7236b355df9835fa40fe0e8dfe15
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 31 tháng 3 2022 lúc 5:52:00 | Được cập nhật: 7 giờ trước (11:20:22) | IP: 113.189.71.228 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 35 | Lượt Download: 0 | File size: 0.151552 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TÙNG CHÍ NINH

PHÒNG GD & ĐT CÁT TIÊN

TRƯỜNG THCS NAM NINH

DrawObject1

Họ và tên: ……………………

Lớp: 8A…

(Đề có 02 trang)

ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II

NĂM HỌC: 2017 – 2018

DrawObject2

MÔN: LỊCH SỬ 8

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

Điểm số

Bằng chữ

Lời phê của giáo viên

ĐỀ SỐ 1

A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

I. Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu câu đúng: (1 điểm)

Câu 1: Vào những năm 60 của thế kỷ XIX, trong khi thực dân Pháp rào riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì?

A/ Thực hiện chính sách cải cách kinh tế, xã hội.

B/ Thực hiện chính sách cải cách Duy Tân.

C/ Thực hiện chính sách ngoại giao mở cửa.

D/ Thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời.

Câu 2: Trước tình hình khó khăn của đất nước những năm cuối thế kỷ XIX, yêu cầu đặt ra đó là:

A/ Thay đổi chế độ xã hội. B/ Cải cách duy tân đất nước.

C/ Thực hiện chính sách đóng cửa. D/ Thực hiện chính sách phát triển kinh tế.

Câu 3: Lý do cơ bản nào khiến các đề nghị cải cách không trở thành hiện thực?

A/ Chưa hợp thời thế. B/ Rập khuôn mô hình nước ngoài.

C/ Điều kiện đặc biệt của nước ta. D/ Triều đình bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với thay đổi.

Câu 4: Từ năm 1863 đến 1871, Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình bao nhiêu bản điều trần?

A/ 25 bản. B/ 30 bản.

C/ 35 bản. D/ 40 bản.

II. Hãy nối ý cột A với ý cột B sao cho đúng: (1 điểm)

Cột A

Cột B

1. Viện Thương bạc

A. đề nghị trấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

2. Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế

B. đề nghị mở ba cửa biển ở Miền Bắc và miền Trung để thông đường.

3. Nguyễn Lộ Trạch

C. đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tạo giáo dục.

4. Nguyễn Trường Tộ

D. đề nghị mở cửa biển Trà Lí (Nam Định)

1 ghép ……; 2 ghép …….; 3 ghép ………; 4 ghép ……..

III. Hãy khoanh tròn Đ (đúng), S (sai) vào những câu em cho là đúng hoặc sai: (1 điểm)

1. Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế như một giải pháp tình thế vì sự o ép nhân dân của Pháp ở đây.

2. Khi cuộc tấn công quân Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá diễn ra, quân Pháp nhất thời rối loạn, nhưng sau đó chúng đã củng cố tinh thần và mở cuộc phản công chiếm lại Hoàng thành.

3. Sau khi vua Hàm Nghi bị địch bắt, phong trào Cần Vương cũng nhanh chóng tan rã.

4. Tôn Thất Thuyết đứng đầu phái chủ chiến chống Pháp.

B. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê đánh dấu bước phát triển cao nhất của phong trào Cần Vương?

Câu 2: (3 điểm) So sánh điểm giống và khác nhau của phong trào nông dân yên thế với phong trào Cần Vương theo bảng sau?

Câu 3: (2 điểm) Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, hướng đi của Người có gì khác với những người yêu nước trước đó?

DUYỆT CỦA BGH

KT. HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Bùi Thị Khiếu

DUYỆT CỦA TTCM

Ninh Chí Tùng

Nam Ninh, ngày 16 tháng 4 năm 2018

Giáo viên ra đề

Nguyễn Thị Bích Nhi Ninh Chí Tùng

BÀI LÀM

PHÒNG GD & ĐT CÁT TIÊN

TRƯỜNG THCS NAM NINH

DrawObject3

Họ và tên: ……………………

Lớp: 8A…

(Đề có 02 trang)

ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II

NĂM HỌC: 2017 – 2018

DrawObject4

MÔN: LỊCH SỬ 8

Thời gian: 45 phút không kể thời gian phát đề

Điểm số

Bằng chữ

Lời phê của giáo viên

ĐỀ SỐ 2

A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

I. Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu câu đúng: (1 điểm)

Câu 1. Nét nổi bật của tình hình nước ta nửa cuối thế kỉ XIX là:

A/ Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt hơn bao giờ hết.

B/ Bộ máy chính quyền mục rỗng, nông nghiệp, công thương đình trệ; tài chính cạn kiệt.

C/ Đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.

D/ Triều đình Huế thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.

Câu 2. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân khiến một số quan lại, sĩ phu đưa ra các đề nghị cải cách:

A/ Họ có lòng yêu nước, thương dân.

B/ Họ không có vị trí xứng đáng trong triều đình

C/ Họ mong muốn nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công của kẻ thù.

D/ Tình hình đất nước ngày một nguy khốn.

Câu 3. Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế đã xin với triều đình

A/ Chấn chỉnh bộ máy quan lại. B/ Cải tổ giáo dục.

C/ Mở cửa biển Vân Đồn. D/ Mở cửa biển Trà Lí.

Câu 4. Hạn chế cơ bản nhất của các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX là:

A/ Mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc

B/ Chưa giải quyết được vấn đề cơ bản là mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.

C/ Chưa xuất pháp từ cơ sở bên trong.

D/ Vì nhiều nội dung cải cách rập khuôn hoặc mô phỏng của nước ngoài.

II. Hãy nối ý cột A với ý cột B sao cho đúng: (1 điểm)

Cột A

Cột B

1. Viện Thương bạc

A. đề nghị trấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

2. Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế

B. đề nghị mở ba cửa biển ở Miền Bắc và miền Trung để thông đường.

3. Nguyễn Lộ Trạch

C. đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tạo giáo dục.

4. Nguyễn Trường Tộ

D. đề nghị mở cửa biển Trà Lí (Nam Định)

1 ghép ……; 2 ghép …….; 3 ghép ………; 4 ghép ……..

III. Hãy khoanh tròn Đ (đúng), S (sai) vào những câu em cho là đúng hoặc sai: (1 điểm)

1. Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế như một giải pháp tình thế vì sự o ép nhân dân của Pháp ở đây.

2. Khi cuộc tấn công quân Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá diễn ra, quân Pháp nhất thời rối loạn, nhưng sau đó chúng đã củng cố tinh thần và mở cuộc phản công chiếm lại Hoàng thành.

3. Sau khi vua Hàm Nghi bị địch bắt, phong trào Cần Vương cũng nhanh chóng tan rã.

4. Tôn Thất Thuyết đứng đầu phái chủ chiến chống Pháp.

B. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê đánh dấu bước phát triển cao nhất của phong trào Cần Vương?

Câu 2: (3 điểm) So sánh điểm giống và khác nhau của phong trào nông dân yên thế với phong trào Cần Vương ?

Câu 3: (2 điểm) Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, hướng đi của Người có gì khác với những người yêu nước trước đó?

DUYỆT CỦA BGH

KT. HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Bùi Thị Khiếu

DUYỆT CỦA TTCM

Ninh Chí Tùng

Nam Ninh, ngày 16 tháng 4 năm 2018

Giáo viên ra đề

Nguyễn Thị Bích Nhi Ninh Chí Tùng

BÀI LÀM

PHÒNG GD&ĐT CÁT TIÊN

TDrawObject5 RƯỜNG THCS NAM NINH

MA TRẬN ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II

NĂM HỌC: 2017 – 2018

DrawObject6

MÔN: LỊCH SỬ 8

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê đánh dấu bước phát triển cao nhất của phong trào Cần Vương?

Hiểu được tình hình nước ta sau cuộc tấn công quân Pháp của phái chủ chiến.

So sánh phong trào nông dân Yên Thế với phong trào Cần Vương

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

2

1

1

½

1.5

2.5

4.5

45%

Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX

So sánh phong trào nông dân Yên Thế với phong trào Cần Vương

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

½

1.5

½

1.5

15%

Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Biết nội dung Duy Tân.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2

2

2

2

20%

Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, hướng đi của Người có gì khác với những người yêu nước trước đó?

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

2

1

2

20%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ

3

4

40%

2

4

40%

1

2

20%

6

10

100%

PHÒNG GD&ĐT CÁT TIÊN

TDrawObject7 RƯỜNG THCS NAM NINH

ĐÁP ÁN ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II

NĂM HỌC: 2017 - 2018

DrawObject8

MÔN: LỊCH SỬ 8

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm)

I. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: (1 điểm)

1D, 2B, 3D, 4: B

II. Hãy nối ý cột A với ý cột B sao cho đúng: (1 điểm)

1B, 2D, 3A, 4C

III. Hãy khoanh tròn Đ (đúng), S (sai) vào những câu em cho là đúng hoặc sai: (1 điểm)

Đúng 2, 4; Sai 1, 3

B. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê đánh dấu bước phát triển cao nhất của phong trào Cần Vương?

Nội dung

Điểm

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê đánh dấu bước phát triển cao nhất của phong trào Cần Vương vì:

- Thời gian tồn tại lâu nhất trong phong trào Cần Vương (suốt 10 năm)

0.25

- Có quy mô rộng lớn (hoạt động rộng khắp 4 tỉnh ở Trung Kỳ: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình).

0.25

- Có tổ chức tương đối chặt chẽ.

0.25

- Lập được nhiều chiến công và gây cho quân Pháp tổn thất nặng nề.

0.25

- Cuộc khởi nghĩa đã huy động đến mức cao độ sự ủng hộ và tiềm năng to lớn của nhân dân (người Kinhngười Thượng, của cả đồng bằng và miền núi).

0.5

- Về quân sự, nghĩa quân đã biết sử dụng những phương thức tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong quá trình chuẩn bị lực lượng cũng như khi giao chiến với đối phương.

0.5

Câu 2: (3 điểm) So sánh điểm giống và khác nhau của phong trào nông dân yên thế với phong trào Cần Vương ?

* Giống nhau: Đều thể hiện lòng yêu nước chống xâm lược với mục đích giành độc lập dân tộc. Kết quả các phong trào đều thất bại

* Khác nhau:

Các mặt so sánh

Phong trào nông dân Yên Thế

Phong trào Cân Vương

Thời gian

Kéo dài 30 năm

Kéo dài trên 10 năm

0.5

Lãnh đạo

Nông dân (Hoàng Hoa Thám) là người tài trí và trung thành với quyền lợi của nông dân.

Các văn thân sĩ phu yêu nước như Phan Đình Phùng, Cao Thắng …

0.5

Lực lượng

Nông dân

Tất cả các tầng lớp nhân dân

0.5

Mục tiêu

Không phải vì vua mà vì quyền lợi chung của nông dân

Chiến đấu vì vua (Cần Vương)

0.5

Địa bàn hoạt động

Trung du và miền núi, với lối đánh du kích, cơ động linh hoạt.

Tương đối rộng nhưng chủ yếu là ở đồng bằng

0.5

ý nghĩa

Tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du của Pháp

Thể hiện tinh thần đấu tranh vì độc lập dân tộc.

0.5

Câu 3: (2 điểm) Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, hướng đi của Người có gì khác với những người yêu nước trước đó?

- Sinh trưởng trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, quê hương có truyền thống cách mạng.

0.5

- Yêu nước, muốn cứu nước và không tán thành đường lối cứu nước của các vị tiền bối...

0.5

- Hướng đi của người khác với các vị tiền bối:

+ Sang phương Tây để xem họ làm như thế nào rồi về giúp đồng bào cứu nước

0.5

+ Đi rất nhiều nơi, làm rất nhiều nghề để học tập và rèn luyện trong quần chúng lao động và giai cấp công nhân.

0.5

.

7