Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Sử 7 huyện Hòn Đất năm 2015-2016

02d390c59de033e02666cd31d9593ab6
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 31 tháng 3 2022 lúc 11:55:25 | Được cập nhật: 28 tháng 4 lúc 21:08:29 | IP: 113.189.71.228 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 26 | Lượt Download: 0 | File size: 0.091648 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Đơn vị : TỈNH TRÀ VINH

MA TRẬN ĐỀ LỊCH SỬ- KHỐI 7

( Thời gian 45 phút)

Tên chủ đề

( Nội dung, chương…)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

Chương

IV: Đại Việt thời Lê sơ (thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI).

Hoàn cảnh nào Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa

Giải thích được tại sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn ủng hộ Lê Lợi.

Nhận xét được chủ trương của nhà nước Lê Sơ đối với lãnh thổ Tổ quốc qua đoạn trích.

Số câu

số điểm

Tỉ lệ %:

Sốcâu : 1/2 (C1)

Số điểm: 1.0 điểm

Tỉ lệ %: 10 %

Số câu : 1/2 (C1)

Số điểm: 1.0 điểm

Tỉ lệ %: 10 %

Số câu : 1 (C2)

Số điểm:2.0điểm

Tỉ lệ %: 20 %

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu:2(C1,2)

Sốđiểm:4.0điểm

Tỉ lệ %:40%

Chương V: Đại Việt ở các thế kỷ XVI - XVIII.

Trình bày ngắn gọn được cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789.

-Hiểu được vì sao chữ Quốc ngữ ra đời ở nước ta.

- Hiểu được những đóng góp to lớn của vua Quang Trung đối với lịch sử dân tộc.

Vai trò của chữ Quốc ngữ đối với nền văn hóa dân tộc.

Số câu

số điểm

Tỷ lệ

Số câu:1/2(C4)

Số đểm:2.5 điểm

Tỉ lệ %: 25%

Số câu:1/2+1/2( C3,4)

Số đểm: 2,5 điểm

Tỉ lệ %: 25%

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu:1/2(C3)

Số đểm:1.0 điểm Tỉ lệ %: 10%

Số câu :2(C3,4)

Số điểm: 6,0 điểm

Tỷ lệ%: 60%

Tổng số câu

Tổng điểm

Tỉ lệ %

Sốcâu:1/2+1/2(C1,4)

Số điểm: 35 điểm

Tỉ lệ %: 35%

Số câu:1/2+ 1/2+1/2 (C1,3,4)

Số đểm: 3.5 điểm

Tỉ lệ %:35%

Số câu: 1+1/2( C2,3)

Số điểm: 3.0 điểm

Tỉ lệ %: 30%

Số câu: 4(1,2 3,4)

Số điểm :10điểm

Tỉ lệ%: 100%

PHÒNG GD&ĐT HÒN ĐẤT KIỂM TRA HỌC KÌ II

Năm học 2015 – 2016

Môn : LỊCH SỬ 7

Thời gian (45 phút không kể thời gian giao đề)

Họ và tên............................................

Trường THCS.............. Lớp 7/

ĐỀ BÀI

Câu 1:(2.0 điểm)

Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào? Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn ủng hộ Lê Lợi?

Câu 2: ( 2.0 điểm )

Qua đoạn trích dưới đây em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước Lê Sơ đối với lãnh thổ của đất nước?

Vua Lê Thánh Tông căn dặn các quan trong triều: " Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ? phải cương quyết tranh biện chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di".

(Đại Việt sử kí toàn thư)

Câu 3:(2.0 điểm)

Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? Vai trò của chữ Quốc ngữ đối với nền văn hóa dân tộc?

Câu 4: (4.0 điểm)

Quang Trung đại phá quân Thanh (1789) như thế nào? Theo em vua Quang Trung có những đóng góp gì cho lịch sử dân tộc?

...................Hết................

Học sinh không được sử dụng tài liệu

Giám khảo coi thi không giải thích gì thêm.

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ 7 THI HỌC KÌ II

Năm học 2015-2016

Câu

Nội dung

Điểm

Câu1: 2.0 điểm

Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào? Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn ủng hộ Lê Lợi?

* Hoàn cảnh Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa:

- Lê Lợi (1385 - 1433) là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng lam Sơn ( Thanh Hóa). trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, ông đã dốc hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.

- Đầu năm 1418, Lê lợi cùng bộ chỉ huy tổ chức hội thề ở Lũng Nhai. 2/1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng Bình Định Vương.

* Lê Lợi được các hào kiệt khắp nơi ủng hộ vì:

- Ông là người có chí hướng, yêu nước thương dân có uy tín lớn. Nhân dân và hào kiệt tin tưởng vào tài năng và sự lãnh đạo của ông nên đã tìm về Lam Sơn ủng hộ tham gia cuộc khởi nghĩa ngày một đông.

0,5 điểm

0,5 điểm

1,0 điểm

Câu2:

2.0 điểm

Qua đoạn trích dưới đây em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước Lê Sơ đối với lãnh thổ của đất nước?

* Chủ trương của nhà nước Lê Sơ đối với lãnh thổ của đất nước:

- Quyết tâm củng cố quân đội, bảo vệ đất nước...

- Thực hiện chính sách vừa cương, vừa nhu với kẻ thù...

- Đề cao trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc đối với mỗi người dân...

- Trừng trị thích đáng kẻ bán nước...

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu3: 2.0 điểm

Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? Vai trò của chữ Quốc ngữ đối với nền văn hóa dân tộc?

* Hoàn cảnh ra đời của chữ Quốc ngữ:

- Thế kỷ XVII, một số giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La - Tinh ghi âm tiếng Việt

- Mục đích : truyền đạo Thiên Chúa.

*Vai trò của chữ Quốc ngữ đối với nền văn hóa dân tộc:

- Chữ cái La-Tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay.

- Nhân dân ta không ngừng sửa đổi, hoàn thiện chữ Quốc ngữ nên chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến, là công cụ thông tin rất thuận tiện, vai trò quan trọng trong văn học viết...

0,5 điểm

0,5 điểm

0,25 điểm

0,75 điểm

Câu4:

4.0 điểm

Quang Trung đại phá quân Thanh (1789) như thế nào? Theo em vua Quang Trung có những đóng góp gì cho lịch sử dân tộc?

* Quang Trung đại phá quân Thanh ( 1789).

+ Chuẩn bị của Quang Trung:

- Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu Quang Trung, lập tức tiến quân ra Bắc.

- Đến Nghệ An, Thanh Hóa, Quang Trung tuyển thêm quân...

+ Diễn biến:

- Từ Tam Điệp Quang Trung chia quân làm 5 đạo, đạo chủ lực do Quang Trung trực tiếp chỉ huy.

- Đêm 30 tết quân ta tiêu diệt địch ở đồn Tiền Tiêu...

- Đêm mùng 3 tết, quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi...

- Mờ sáng mùng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, đồn Đống Đa

( Hà Nội)...

+ Kết quả:

Trong 5 ngày đêm ( 30 tết đến mùng 5 tết Kỉ Dậu) Quang Trung quét sạch 29 vạn quân Thanh.Tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ thắt cổ tự tử, Tôn Sĩ Nghị trốn về nước...

* Những đóng góp của vua Quang Trung đối với lịch sử dân tộc:

- Lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn- Trịnh - Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của tổ quốc.

0,5 điểm

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

0,75 điểm

0,75 điểm

Lưu ý trong khi chấm

+ Nội dung.

- Không nhất thiết HS trả lời theo trình tự đáp án. Nếu HS nêu được ý khác mà nội dung phù hợp với đề thi vẫn có thể cho điểm tùy theo mức độ chính xác.

- Nếu sai về bản chất sự kiện hoặc có sai quan điểm giai cấp tùy theo mức độ mà trừ điểm.

+ Trình bày.

- Yêu cầu HS trình bày sach sẽ chữ viết rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sau khi giám khảo chấm xong tùy theo mức độ trình bày của học sinh có thể trừ từ 0.25 điểm đến 0.5 điểm.

+ Điểm của bài thi.

- Là tổng điểm của các câu trong bài thi sau khi trừ điểm trình bày(nếu có) phần điểm lẻ được tính từ 0.25 điểm, Bài thi thang điểm là 10 điểm.

5