Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Sinh 6 trường THCS Nà Hỳ năm 2019-2020

d9d63cd2e1297dfb1624d9532484ebb4
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 26 tháng 9 2021 lúc 23:17:54 | Được cập nhật: 27 tháng 4 lúc 12:42:05 | IP: 14.185.138.20 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 107 | Lượt Download: 2 | File size: 0.056832 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT NẬM PỒ TRƯỜNG PTDTBT THCS NÀ HỲ ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề kiểm tra gồm có 02 trang) ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019-2020 Môn: Sinh học - Lớp 6 Thời gian làm bài: 45phút, không kể giao đề I. Phần trắc nhiệm. (3 điểm) Trả lời các câu hỏi sau bằng cách lựa chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Mạch gỗ có chức năng là A. vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây. B. vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá. C. vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa. D. hút nước và muối khoáng hòa tan. Câu 2. Mạch rây có chức năng là A. vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây. B. vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá. C. vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa. D. hút nước và muối khoáng hòa tan. Câu 3. Nhóm cây nào sau đây gồm những cây rễ cọc? A. Cây mía, cây xoài, cây hoa hồng. B. Cây ngô, cây lúa, hồng xiêm. C. Cây bưởi, cây ổi, cây na. D. Cây mít, cây dừa, cây chuối. Câu 4. Nhóm cây nào sâu đây đều là rễ củ? A. Cây mắm, cây đước, cây bụt mọc. B. Cây cải củ, cà rốt, cây sắn. C. Cây bần, cây hồ tiêu, trầu không. D. Cây khoai lang, cây bụt mọc. Câu 5. Các cây được bón thừa đạm có biểu hiện gì? A. Cây còi cọc, lá vàng, nhỏ B. Cây còi cọc, rễ phát triển yếu, chín muộn. C. Cây mềm yếu, lá vàng dễ bị sâu bệnh. D. Cây vống cao, lá mọc nhiều, dễ đổ, ra hoa muộn, chín muộn. Câu 6. Cây nào sau đây khi trồng nên ngắt ngọn trước khi ra hoa? A. Cây bí. B. Cây mít. C. Cây bạch đàn. D. Cây đay lấy sợi. Câu 7. Đặc điểm giống nhau giữa chồi lá và chồi hoa là A. đều có mô phân sinh ngọn và mầm hoa. B. đều có mầm lá bao bọc. C. đều có mô phân sinh ngọn và mầm lá. D. đều có mầm hoa. Câu 8. Thân cây dài ra là do đâu? A. Chồi ngọn. B. Sự phân chia của tế bào mô phân sinh ngọn. C. Mô phân sinh ngọn. D. Sự lớn lên và phân chia của tế bào. Câu 9. Nhóm cây nào sau đây toàn là cây thân gỗ? A. Cây nhãn, cây mít, cây vải. B. Cây rau má, cây cam, cây na. C. Cây dưa chuột, cây gấc, cây bầu. D. Cây cau, cây dừa,cây chuối. Câu 10. Bộ phận nào của cây tham gia quang hợp? A. Rễ ,thân, lá. B. Chỉ có lá cây. C. Cả lá cây và thân non. D. Chỉ có thân non. Câu 11. Các nguyên liệu để chế tạo tinh bột ngoài ánh sáng là A. nước và ôxi. B. nước và chất diệp lục. C. nước và ánh sáng. D. nước và khí cacbônic. Câu 12. Trong quá trình quang hợp chế tạo tinh bột lá cây đã thải ra môi trường khí gì? A. Khí ôxi. B. Khí cacbônic. C. Khí nitơ. D. Hơi nước. II. Phần tự luận. (7 điểm ) Câu 13.(2 điểm) Rễ gồm mấy miền? Chức năng của từng miền? Câu 14. (2 điểm) Cho các cây sau: Cây đỗ, cây bìm bìm, cây dừa, cây đu đủ, cây rau má, cây nhãn, cây xoài, cây lúa, khoai tây, su hào, củ nghệ, củ giềng, cành giao, xương rồng. Em hãy sắp xếp các loại cây trên vào các loại thân đã học. Câu 15.(2 điểm) Quang hợp là gì? Vẽ sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp? Câu 16. (1 điểm) Hôm nay có tiết thực hành ngoại khóa thăm quan thiên nhiên tìm hiểu về các loại lá cây, bạn Lan quan sát thấy mặt trên của nhiều loại lá sẫm hơn mặt dưới, Lan thắc mắc không biết tại sao như vậy. Bằng kiến thức đã học em hãy giải thích cho bạn Lan hiểu? ___________________Hết______________________