Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Văn 11 trường THPT Trần Đại Nghĩa năm 2021-2022

2e0c261865256619d68804748c53f88b
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 14 tháng 5 2022 lúc 11:11:59 | Được cập nhật: hôm kia lúc 15:12:15 | IP: 14.250.62.92 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 46 | Lượt Download: 1 | File size: 0.035412 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022

Môn: NGỮ VĂN - LỚP 11

Cấp độ

Lĩnh vực

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng

Cấp độ

thấp

Cấp độ

cao

I. Đọc- hiểu
-Ngữ liệu:

Đoạn trích văn bản có

nội dung phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, quy phạm pháp luật.

- Phương thức biểu đạt.

- Thao tác lập luận

- Phong cách ngôn ngữ

- Từ ngữ, hình ảnh, câu văn, chi tiết có trong đoạn trích/ văn bản.

- Hiểu được nội dung chính của đoạn trích/ văn bản.

- Giải thích được từ ngữ, hình ảnh trong đoạn trích/văn bản.

- Giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ trong đoạn trích/văn bản.

- Trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản thân từ vấn đề đặt ra trong đoạn trích /văn bản.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %:

2

1.0

10 %

1

1.0

10 %

1

1.0

10 %

4

3.0

30 %

II. Làm văn:
1/ Nghị luận xã hội
về một tư tưởng đạo lí.
Viết đoạn văn khoảng 150 chữ

2.0

20%

2/Nghị luận văn học - Nội dung:

+ Nghị luận về một đoạn trích/ văn bản thơ/ văn tế hoặc một khía cạnh của đoạn trích/ văn bản thơ/ văn tế

- Ngữ liệu: Một trong các văn bản sau:

- Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

- Tự Tình ( Hồ Xuân Hương)

- Thương vợ (Trần Tế Xương)

Viết bà i văn nghị luận văn học hoàn chỉnh.

5.0

50%

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %:

2

7.0

70 %

2

7.0

70 %

Tổng số câu:

Tổng số điểm:

Tỉ lệ %:

2

1.0

10 %

1

1.0

10 %

1

1.0

10 %

2

7.0

70 %

6

10.0

100 %

BẢNG ĐẶC TẢ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022

Môn: NGỮ VĂN - LỚP 11

I. HÌNH THỨC KIỂM TRA:

1. Hình thức: Tự luận, thời gian 90 phút

2. Cách thức tổ chức kiểm tra: Kiểm tra chung.

II. THIẾT LẬP BẢNG ĐẶC TẢ: Căn cứ vào ma trận, tổ Văn trường THPT Trần Đại Nghĩa đã xây dựng bảng đặc tả cụ thể như sau:

Cấp độ

Lĩnh vực

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng

Cấp độ

thấp

Cấp độ

cao

I. Đọc- hiểu
-Ngữ liệu:

Đoạn trích văn bản ngắn

- Nội dung: Phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, quy phạm pháp luật.

- Phương thức biểu đạt.

- Thao tác lập luận

- Phong cách ngôn ngữ

- Từ ngữ, hình ảnh, câu văn, chi tiết có trong đoạn trích/ văn bản.

- Hiểu được nội dung chính của đoạn trích/ văn bản.

- Giải thích được từ ngữ, hình ảnh trong đoạn trích/văn bản.

- Giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ trong đoạn trích/văn bản.

- Trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản thân từ vấn đề đặt ra trong đoạn trích /văn bản.
Câu 1, Câu 2. Câu 3 Câu 4

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %:

2

1.0

10 %

1

1.0

10 %

1

1.0

10 %

4

3.0

30 %

II. Làm văn:
1/ Nghị luận xã hội về môt tưởng đạo lí. Viết đoạn văn NLXH ngắn 150 chữ

1

2.0

20%

2/Nghị luận văn học
- Nội dung:

+ Nghị luận về một đoạn trích/ văn bản thơ/ văn tế hoặc một khía cạnh của đoạn trích/ văn bản thơ/ văn tế

- Ngữ liệu: Một trong các văn bản sau:

- Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

- Tự Tình ( Hồ Xuân Hương)

- Thương vợ (Trần Tế Xương)

- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

Viết bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh.

1

5.0

50%

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %:

2

7.0

70 %

2

7.0

70 %

Tổng số câu:

Tổng số điểm:

Tỉ lệ %:

2

1.0

10 %

1

1.0

10 %

1

1.0

10 %

1

7.0

70 %

5

10.0

100 %

SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022

TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA Môn: Ngữ văn – Lớp: 11

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. Phần Đọc – hiểu (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Sài Gòn tôi đã ngủ im rồi

Ngã ba, ngã tư, ngã năm, không người.

Sài Gòn tôi đã vết thương rã rời

Phố to, phố nhỏ đang hụt hơi.

Sài Gòn tôi nhớ xôn xao sớm chiều

Nếp sống vui tươi nối chân nhau đến nơi này.

Sài Gòn giờ đây xanh xao tiêu điều

Chút kiêu hãnh xưa theo làn mây.

Hàng quán hay chợ búa hay là cổng trường

Rạp hát hay là công viên rồi giáo đường

Cửa đóng then cài để bao người nhớ thương

Quạnh vắng khi nhìn lá rơi đầy vấn vương

Những dây giăng mắc khắp mọi nơi

Như đang buộc trói tâm hồn tôi

Tiếng xe còi hú nghe tả tơi, nghe tả tơi.

Sài Gòn tôi sẽ sớm mai sum vầy

Sẽ không có dây, phố thưa lại đầy

Sài Gòn tôi sẽ tái sinh rạng ngời

Sẽ như lúc xưa sẽ lại vui.

  (Lời bài hát Sài Gòn tôi sẽ- Thầy giáo Nguyễn Thái Dương)

Câu 1: (0,5đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên.

Câu 2: (0,5 đ) Hãy ghi lại ít nhất hai biểu hiện trong đoạn trích cho thấy Sài Gòn đang “bệnh”.

Câu 3: (1,0đ) Nêu hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu:

Sài Gòn tôi đã vết thương rã rời

Phố to, phố nhỏ đang hụt hơi

Câu 4: (1,0đ) Nêu nội dung chính của bốn câu cuối trong đoạn trích.

II/ Làm văn:

Câu 1:(2,0 đ) Từ nội dung đoạn trích, hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn( khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của anh( chị) về lòng yêu nước của mỗi người Việt Nam trong mùa dịch Covid.

Câu 2: (5,0 đ) Hãy phân tích bài thơ Tự tình (bài II) của nữ sĩ Hồ Xuân Hương:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.
Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!

-Hết-

HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 11 GIỮA KÌ I

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3.00
1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm/Phương thức biểu cảm 0.5
2

Hai biểu hiện trong đoạn trích cho thấy Sài Gòn đang “bệnh”: Sài Gòn tôi đã vết thương rã rời

Sài Gòn giờ đây xanh xao tiêu điều

(HS có thể ghi chi tiết khác sao đúng yêu cầu nội dung).

0.5

(mỗi ý 0,25đ)

3

Hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu:(Hs có thể chọn 1 trong 2 bptt được tác giả sử dụng trong hai câu đó)

-Nhân hoá: Sài Gòn tôi đã vết thương rã rời: nổi bật nỗi đau khi Sài Gòn đang dịch bệnh nghiêm trọng.

-Phép điệp từ ( hoặc liệt kê cũng chấp nhận) trong câu: Phố to, phố nhỏ đang hụt hơi: nhấn mạnh nỗi đau khi nơi nơi ở SG đang bị dịch bệnh lan tràn.

Nêu đúng bptt: 0,5 đ; đúng hiệu quả nt : 0,5 đ

1,0đ
4

Nội dung chính của bốn câu cuối trong đoạn trích: niềm mong mỏi và hi vọng tha thiết(1) Sài Gòn sẽ nhanh hết dịch bệnh, sẽ tái sinh và đông vui như xưa..(2)

(Mỗi ý (1),(2):0,5 đ)

Hs có thể có cách diễn đạt khác vẫn cho điểm tối đa.

1,0đ
II Làm văn 7,0đ
1 2,0đ

Đảm bảo cấu trúc và dung lượng đoạn văn nghị luận như yêu cầu

0,25đ
Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25đ

Triển khai vấn đề nghị luận theo các ý:

  • Giới thiệu- giải thích

- Phân tích các biểu hiện của lòng yêu nước trong mùa dịch bệnh, nêu các tấm gương của y bác sĩ, công an, bộ đội, những tình nguyện viên… đã tham gia chống dịch

-Phê phán các hành động không tuân thủ phòng chống dịch, gây hoang mang..

-Rút ra bài học trong nhận thức, hành động cần có trong mùa dịch

1,0đ

Đảm bảo chính tả, dùng từ, đặt câu…

0,25đ

Diễn đạt sáng tạo, sâu sắc

0,25đ
5,0đ
2 Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài chốt lại được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. 0,25đ
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: bài thơ Tự tình II của HXH 0,5đ

Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ những ý cơ bản sau:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm(0,5đ)

*Phân tích cụ thể:( 3.0đ)

-Hai câu thơ đề tạc vào không gian, thời gian hình tượng một người phụ nữ cô đơn, buồn tủi, bẽ bàng với duyên phận đang đối diện với chính mình giữa trời đất trong đêm khuya mênh mông, thanh vắng (phân tích được các yếu tố: thời gian, không gian, cách sử dụng từ láy văng vẳng, cách sử dụng biện pháp đảo ngữ từ trơ, cách đặt nỗi cô đơn của cái hồng nhan đối chọi với nước non… để làm rõ nội dung)

-Hai câu thực: hai câu thơ miêu tả hành động giải toả nỗi buồn( uống rượu) và hình ảnh thiên nhiên( vầng trăng bóng xế) nhưng gợi nỗi chua chát vì ý thức về sự lỡ làng , dở dang của duyên phận…

- Hai câu luận:Tả cảnh thiên nhiên kì lạ phi thường, đầy sức sống để thể hiện sự mạnh mẽ, quyết liệt, tìm mọi cách vượt lên số phận.Và sự phẫn uất của thân phận rêu đá, cũng là sự phẫn uất, phản kháng của tâm trạng nhân vật trữ tình..(Phân tích được biện pháp đảo ngữ, cách sử dụng động từ mạnh…)

- Hai câu thơ kết: Nỗi đau về thân phận lẽ mọn phải san sẻ thứ không thể san sẻ, ngán ngẩm về tuổi xuân qua đi không trở lại, nhưng mùa xuân của đất trời vẫn cứ tuần hoàn.

*Đánh giá chung về nội dung, nghệ thuật(0,5đ)

+Tự tình II thể hiện tâm trạng, thái độ của HXH: vừa đau buồn , vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch từ đó cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nữ sĩ.

+ Bài thơ cho thấy tài năng độc đáo của “Bà Chúa Thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng.

4,0đ
Đảm bảo chính tả, dùng từ, đặt câu… 0,25đ
Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 0,5đ