Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Sinh 7 trường TH-THCS-THPT Trịnh Hoài Đức năm 2018-2019

0ac8fc8b86b7cfd8e10fd104b03ad72b
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 27 tháng 9 2021 lúc 22:01:30 | Được cập nhật: 23 tháng 4 lúc 22:16:46 | IP: 14.185.138.20 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 94 | Lượt Download: 0 | File size: 0.039175 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI TRƯỜNG TH, THCS, THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC KIỂM TRA HỌC KỲ I (NH:2018-2019) MÔN: SINH HỌC–KHỐI: 7 Thời gian làm bài 45 phút PHẦN I: MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU 1. Mục đích a. Giáo viên - Đánh giá tổng kết được mức độ đạt mục tiêu của học sinh. - Đánh giá, phân hạng, xếp loại học sinh. b. Học sinh - Tự đánh giá. - Nhận ra ra được những “ lỗ hổng” kiến thức bộ môn. - Rút kinh nghiệm để có kế hoạch phấn đấu trong thời gian đến. 2. Yêu cầu a. Hình thức - Trắc nghiệm: 30%. - Tự luận: 70%. b. Xác định nội dung đề kiểm tra - Chủ đề 1: Ngành động vật nguyên sinh - Chủ đề 2: Ngành ruột khoang - Chủ đề 3: Ngành giun - Chủ đề 4: Ngành thân mềm - Chủ đề 5: Ngành chân khớp - Chủ đề 6: Các lớp cá c. Mục tiêu * Kiến thức - Trình bày được vai trò, tác hại của một số động vật nguyên sinh (trùng kiết lị, trùng sốt rét) - Chọn ra được các đặc điểm thuộc đặc điểm chung của động vật nguyên sinh - Dựa vào vòng đời trùng sốt rét đưa ra các biện pháp phòng tránh - Nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang - Mô tả hình dạng, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của thủy tức - Trình bày được vai trò của ngành Ruột khoang đối với con người và sinh giới - Liệt kê các đại diện thuộc ngành ruột khoang - Dựa vào đặc điểm chung của ngành ruột khoang giải thích được tên của ngành - Vận dụng kiến thức về cách tự vệ và tấn công cuả ruột khoang để có biện pháp khai thác an toàn - Kể tên được các lớp động vật thuộc ngành giun. - Kể tên một số đại diện của ngành giun tròn, giun đốt, giun dẹp. - Trình bày được đặc điểm chung của các ngành giun tròn, giun dẹp, giun đốt. - Nêu tác hại, cách thức lan truyền bệnh do các đại diện của ngành giun tròn gây ra - Nêu được nơi sống, và tác hại/vai trò của một số đại diện thuộc ngành giun: sán lá gan, giun đất, giun đũa. - Phân biệt được ngành giun tròn, giun dẹp, giun đốt. - Dựa vào vòng đời, giải thích được lí do thực hiện các biện pháp để phòng tránh nhiễm giun - Lựa chọn được đại diện thuộc ngành giun với nhu cầu sử dụng (giun đất giúp tơi xốp đất, rươi cung cấp thực phẩm...) - Xây dựng kế hoach cho bản thân để phòng tránh các bệnh do ngành giun gây ra. - Trình bày được vai trò ngành thân mềm. - Giải thích được tên ngành thân mềm - Trình bày được đặc điểm chung, vai trò của ngành chân khớp - Dựa vào đặc điểm chung giải thích được tên ngành - Nêu được vai trò của lớp cá - Phân biệt được cá sụn và cá xương. - Vận dụng các đặc điểm chung của lớp cá xác định một số đại diện thuộc hay không thuộc lớp cá * Kĩ năng - Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống thực tiễn. - Kỹ năng quản lí thời gian. PHẦN II. KHUNG NĂNG LỰC Vận dụng Cấp độ Tên chủ đề (nội dung, chương…) Chủ đề 1 Ngành động vật nguyên sinh Chủ đề 2 Ngành ruột khoang Chủ đề 3 Ngành giun Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp - Trình bày được đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh - Kể tên được một số đại diện thuộc ngành động vật nguyên sinh - Trình bày được vai trò, tác hại của một số động vật nguyên sinh (trùng kiết lị, trùng sốt rét) - Nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang -Mô tả hình dạng, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của thủy tức - Trình bày được vai trò của ngành Ruột khoang đối với con người và sinh giới - Liệt kê các đại diện thuộc ngành ruột khoang - Kể tên được các lớp động vật thuộc ngành giun. - Kể tên một số đại diện của ngành giun tròn, giun đốt, giun dẹp. - Chọn ra được các đặc điểm thuộc đặc điểm chung của động vật nguyên sinh - Dựa vào vòng đời trùng sốt rét đưa ra các biện pháp phòng tránh. – Dựa vào đặc điểm chung của ngành ruột khoang giải thích được tên của ngành. - Xác định loài thuộc ruột khoang. - Vận dụng kiến thức về cách tự vệ và tấn công cuả ruột khoang để có biện pháp khai thác an toàn. - Nêu được ứng dụng của ruột khoang. - Phân biệt được ngành giun tròn, giun dẹp, giun đốt. - Dựa vào vòng đời, giải thích được lí do thực hiện các biện pháp để phòng - Lựa chọn được đại diện thuộc ngành giun với nhu cầu sử dụng (giun đất giúp tơi xốp đất, rươi cung cấp thực phẩm...) Cấp độ cao - Xây dựng kế hoach cho bản thân để phòng tránh các bệnh do ngành giun gây ra. Chủ đề 4 Ngành thân mềm Chủ đề 5 Ngành chân khớp Chủ đề 6 Lớp cá - Trình bày được đặc điểm chung của các ngành giun tròn, giun dẹp, giun đốt. - Nêu tác hại, cách thức lan truyền bệnh do các đại diện của ngành giun tròn gây ra – Nêu được nơi sống, và tác hại/vai trò của một số đại diện thuộc ngành giun: sán lá gan, giun đất, giun đũa. tránh nhiễm giun - Xác định được cách truyền bệnh của giun sán ký sinh. - Liệt kê được các đại diện thuộc ngành thân mềm - Nêu được đặc điểm chung của ngành thân mềm - Trình bày được vai trò ngành thân mềm. - Kể tên được các lớp động vật thuộc ngành chân khớp. - Liệt kê được các đại diện thuộc lớp hình nhện, giáp xác, sâu bọ - Trình bày được đặc điểm chung, vai trò của ngành chân khớp - Liệt kê được đặc điểm chung của các lớp cá. - Nêu được vai trò của lớp cá - Giải thích được tên ngành thân mềm - Hiểu được chức năng của các bộ phận. - Lựa chọn được các đại diện thuộc ngành chân khớp - Dựa vào đặc điểm chung giải thích được tên ngành - Biết được tập tính của sâu bọ để lợi dụng. - Dựa vào vòng đời của một số đại diện đưa ra được biện pháp xử lý hợp lý (phòng tránh sâu bệnh hại cây trồng vào giai đoạn nào, đưa ra các biện pháp diệt muỗi) - Phân biệt được cá sụn và cá xương. - Hiểu được chức năng các bộ phận của cá. - Vận dụng các đặc Ứng dụng từ tập điểm chung của tính của cá. lớp cá xác định một số đại diện thuộc hay không thuộc lớp cá. - Vận dụng các đặc điểm của cá để hiểu được chức năng. PHẦN 3: MA TRẬN ĐỀ Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Tên chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ (nội dung, chương… ) Chủ đề 1 Ngành động vật nguyên sinh Đại diện thuộc ngành động vật nguyên sinh Dựa vào vòng đời trùng sốt rét đưa ra các biện pháp phòng tránh. Số câu: 2 Số điểm:0.4 Tỉ lệ %: 4% Chủ đề 2 Ngành ruột khoang Số câu: 2 Số điểm: 0.4 Tỉ lệ: 4% Chủ đề 3 Ngành giun Số câu: 1 Số điểm: 0.2 Tỉ lệ: 2 % Số câu: 1 Số điểm: 0.2 Tỉ lệ: 2.% Số câu: 2 Số điểm: 0.4 Tỉ lệ %: 4% Chủ đề 4 Trình bày được vai Ngành Xác định loài thuộc ruột khoang. Số câu: 1 Số điểm: 0.2 Tỉ lệ: 2% Xác định được cách truyền bệnh của giun sán ký sinh. Số câu: 1 Số điểm: 0.2 Tỉ lệ: 2% Hiểu được chức năng Ứng dụng của ruột khoang. Số câu: 1 Số điểm: 0.2 Tỉ lệ: 2% Lựa chọn được đại diện thuộc ngành giun với nhu cầu sử dụng Số câu: 1 Số điểm: 0.2 Tỉ lệ: 2% TL TN KQ TL thân mềm Số câu: 2 Số điểm: 0.4 Tỉ lệ %: 4% Chủ đề 5 Ngành chân khớp trò ngành thân mềm. Số câu: 1 Số điểm: 0.2 Tỉ lệ: 2% của các bộ phận. Số câu: 1 Số điểm: 0.2 Tỉ lệ: 2% Côn trùng phát triễn qua những giai đoạn nào? Vì sao Tôm, cua luộc lên có màu đỏ? Kể tên các lớp đã học thuộc ngành chân khớp, nêu đại diện ở từng lớp. Lựa chọn - Biết được các được tập đại diện tính của thuộc sâu bọ để ngành chân lợi dụng. khớp Số câu: 7 Số điểm: 5,8 Tỉ lệ: 58% Chủ đề 6 Lớp cá Số câu: 2 Số điểm: 0.4 Tỉ lệ: 4% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 0.2 Tỉ lệ: 2% Liệt kê được đặc điểm chung của các lớp cá. Hiểu được chức năng các bộ phận của cá. Số câu: 5 Số điểm: 2,6 Tỉ lệ: 26% Số câu: 1 Số điểm: 0.2 Tỉ lệ: 2% Số câu: 1 Số điểm: 0.2 Tỉ lệ: 2% Tổng số câu: 20 Tổng số điểm:10 Tỉ lệ:100 % Số câu: 6 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30 % Ở vườn -Nguyên cam người nhân, hậu ta thường quả nạn nuôi kiến dịch châu vàng để chấu di làm gì? cư. Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm: 2 Số điểm: Tỉ lệ: 20% 0.2 Tỉ lệ: 2% Số câu: 6 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30 % Vận dụng các đặc điểm chung của lớp cá xác định một số đại diện thuộc hay không thuộc lớp cá. Số câu: 1 Số điểm: 0.2 Tỉ lệ: 2% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Vận dụng các đặc điểm của cá để hiểu được chức năng. Ứng dụng từ tập tính của cá. Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10 % Số câu: 7 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30 % PHẦN 4: ĐỀ KIỂM TRA Phần trắc nghiệm Câu 1: Loài nào sau đây không thuộc động vật nguyên sinh? a. Trùng đế giày b. Trùng biến hình c. Kiến d. Trùng roi xanh Câu 2: Mực tự vệ bằng cách nào: a. Làm to cơ thể b. Bỏ chạy c. Phun túi mực d. Đứng yên. Câu 3: Côn trùng phát triển qua mấy giai đoạn: a. 1 b. 2 c. 3 d. 4 Câu 4: Bộ phận nào làm tôm có màu đỏ khi luộc: a. Râu b. Chân c. Càng d. Lớp vỏ Câu 5: Cá chép không có vây nào: a. Vây ngực b. Vây đầu c. Vây lưng d. Vây bụng Câu 6: Loài nào sau đây không thuộc ngành ruột khoang a. San hô b. Thủy tức c. Mực d. Hải quỳ Câu 7: Ngọc trai được tạo thành nhờ bộ phận nào? a. Lớp vỏ đá vôi b. Lớp sừng c. Lớp vỏ xà cừ d. Lớp thịt. Câu 8: Sán lá gan lây truyền qua con đường nào? a. Ăn uống b. Hô hấp c. Tiếp xúc d. Máu Câu 9: Loài nào không thuộc chân khớp? a. Tôm b. Châu chấu c. Nhện d. Ốc sên Câu 10: Vì sao cá ngủ không nhắm mắt? a. Không có mí mắt b. Phát hiện kẻ thù c. Không thích d. Phát hiện con mồi Câu 11: Biện phát phòng bệnh kiết lị: a. Không nắm tay nhau. b. Không ăn đồ ngọt. c. Không dùng chung đồ cá nhân d. Ăn chín uống sôi Câu 12: Đĩa có ứng dụng trong: a. Chế biến thực phẩm b. Dùng làm vật nuôi c. Y học d. Trang trí. Câu 13: Loài ruột khoang nào có giá trị thực phẩm. a. San hô b. Thủy tức c. Hải quỳ d. Sứa Câu 14: Nuôi kiến vàng ở vườn cam để làm gì? a. Làm thức ăn cho chim b. Tiêu diệt sâu bọ hại cây cam c. Canh giữ vườn cam d. Ăn hết lá khô. Câu 15: Cá sấu không thuộc lớp cá vì? a. Sống ở dưới nước. b. Phân tính. c. Đẻ trứng d. Thở bằng phổi Phần tự luận Câu 1: Kể tên các lớp đã học thuộc ngành chân khớp, nêu đại diện ở từng lớp. Câu 2: ” Sau nhiều mùa vụ hành thất bát do sâu, rầy tấn công trên diện rộng, nhiều nông dân ở làng trồng hành Thanh Thủy, xã Bình Hải, Bình Sơn, Quảng Ngãi đã nghĩ cách làm ra các bẫy đèn, để tiêu diệt sâu, rầy. Đây là cách làm thân thiện với môi trường và mang lại hiệu quả cao. Chong bẫy đèn, tiêu diệt được hơn 100 con rầy, bướm đẻ trứng/đêm” (Theo Ý Thu, báo Danviet.vn) Theo em, người dân Quảng Ngãi đã lợi dụng tập tính nào của côn trùng để làm bẫy đèn. Em hãy giải thích cách hoạt động của bẫy đèn? Câu 3: Vì sao cá có thể lặn, nổi dễ dàng dưới nước? Câu 4: “ Ngày 26 tháng 3 năm 2013, Cơ quan Lương Nông quốc tế (FAO) đưa ra báo động về tình trạng trầm trọng của nạn châu chấu ở Madagascar và cho biết cần nhiều triệu dollar cho công cuộc cứu đói. Hàng tỷ con châu chấu tràn ngập trên phân nửa quốc gia này. Hàng đàn châu chấu bay như những đám mây, đáp xuống đâu ăn trụi hết cây cối hoa cỏ. FAO dự đoán nạn châu chấu sẽ gây thiếu lương thực và đói cho 60% dân chúng Madagascar với 2/3 mùa màng bị tiêu hủy, và cho đến tháng 9 cần phải có $41.5 triệu cho công cuộc cứu trợ khẩn cấp. Theo tài liệu của FAO, châu chấu mỗi ngày có thể bay xa tới 50 dặm và các đàn châu chấu trải ra trên mỗi dặm vuông khoảng 200 triệu con, đồng thời tiếp tục sinh đẻ và nở ra những con nhỏ. Một tấn châu chấu - chỉ là phần rất nhỏ trong một đàn - mỗi ngày tiêu thụ hay phá hoại một lượng lương thực cần dùng của 2.500 người. Tuy nhiên nhiều dân tộc, kể cả dân Do Thái, cũng ăn châu chấu và coi là một món thực phẩm hợp khẩu vị.” (Theo Wikipedia.org) Dựa vào đoạn trích trên, em hãy nêu nguyên nhân, hậu quả của việc châu chấu di cư? Câu 5: Người ta thường câu cá vào những thời điểm nào? Vì sao? PHẦN 5: HƯỚNG DẪN CHẤM Phần trắc nghiệm 1. C 9.D 2. C 10.A 3.B 11.D 4.D 12.C 5.B 13.D 6.C 14.B 7.C 15.D 8.A Phần tự luận Câu Trả lời 1 Các lớp thuộc ngành chân khớp: Giáp xác, hình nhện, sâu bọ. Các đại diện: - Lớp giáp xác: tôm, cua, …. - Lớp hình nhện: nhện, bọ cạp,.. - Lớp sâu bọ: ong, kiến, bướm,… 2 Tập tính: hướng sáng của côn trùng Buổi tối bật đèn lên, sâu bọ hại cây trồng sẽ bay đến và mắc bẫy 3 Cá chép lặn, nổi dễ dàng vì: - Có hệ thống các vây bơi - Có bóng hơi bên trong cơ thể 4 Nguyên nhân, hậu quả châu chấu di cư: Nguyên nhân: nhiệt độ ấm áp, số lượng tăng nhanh, thiếu thức ăn nên phải di cư để tìm kiếm thức ăn. Hậu quả: phá hoại mùa màng, gây cản trở giao thông. 5 Câu cá vào thời điểm chiều tối hoặc trời mưa phùn. Vì tập tính kiếm ăn của cá vào những buổi chiều tối hoặc lúc mưa phùn. Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 1.0 1.0 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5