Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Địa 8 trường THCS Đoàn Thị Điểm năm 2018-2019

482446ab82e412349f6c16dd4ecfceb7
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 28 tháng 3 2022 lúc 22:18:46 | Được cập nhật: 4 giờ trước (2:53:32) | IP: 113.189.71.228 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 42 | Lượt Download: 1 | File size: 0.049829 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT NAM TỪ LIÊM

TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 - 2019

Môn kiểm tra: ĐỊA LÍ 8

Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề kiểm tra gồm: 02 trang)

Họ và tên:……………………………. Lớp:………

ĐỀ SỐ 1

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1: Chọn một đáp án đúng nhất (1 điểm)

  1. Dãy núi Himalaya có đặc điểm:

A. Dài 3000km, hướng Tây Nam – Đông Bắc

B. Dài 2600km, hướng Bắc - Nam

C. Dài 2600km, hướng Tây Bắc – Đông Nam

D. Dài 3000km, hướng Đông - Tây

2. Đồng bằng lớn nhất của Nam Á là:

A. Đồng bằng Ấn Hằng

B. Đồng bằng Bắc Bộ

C. Đồng bằng Hoa Bắc

D. Đồng bằng Lưỡng Hà

3. Dãy núi Gát Đông, Gát Tây nằm ở:

A. Đông Á

B. Nam Á

C. Tây Nam Á

D. Đông Nam Á

4. Đặc điểm nổi bật về khí hậu Tây Nam Á là:

A. Khô hạn

B. Mưa nhiều

C. Gió mùa

D. Thất thường

Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống (2 điểm):

Nam Á là khu vực có dân số .......... và mật độ dân số .............Dân cư Nam Á phân bố................tập trung ở vùng đồng bằng ...............................và vùng.......................... Tôn giáo chủ yếu của Nam Á là: .................................., ..................................., ...................................

Câu 3: Gạch chân chỗ sai (cột A) và viết lại cho đúng (cột B) (2 điểm):

Cột A Cột B
A.Trung Quốc, Ấn Độ là những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
B. Đồng bằng Lưỡng Hà là đồng bằng lớn nhất vùng Nam Á.
C. Phần hải đảo ở Đông Á có 3 sông lớn là sông Hoàng Hà, Trường Giang và Amua.
D. Phần phía tây đất liền ở Đông Á có khí hậu gió mùa, cảnh quan rừng là chủ yếu.

PHẦN II. TỰ LUẬN (2 điểm)

Câu 4 (2 điểm): Trình bày đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam Á. Nêu những khó khăn ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế- xã hội của khu vực.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....................................................................................

PHẦN III. THỰC HÀNH (3 điểm)

Cho bảng số liệu sau: Sản lượng khai thác và tiêu dùng dầu mỏ ở một số quốc gia Châu Á năm 2014 (Đơn vị: triệu tấn)

Quốc gia Trung Quốc Ấn Độ Ả rập Xê út Cô oét
Khai thác dầu mỏ 471 94 1012 485
Tiêu dùng dầu mỏ 532 235 357 137
  1. Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng khai thác và tiêu dùng dầu mỏ ở một số quốc gia Châu Á năm 2014.

  2. Từ biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

PHÒNG GD&ĐT NAM TỪ LIÊM

TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 - 2019

Môn kiểm tra: ĐỊA LÍ 8

Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề kiểm tra gồm: 02 trang)

Họ và tên:……………………………. Lớp:………

ĐỀ SỐ 2

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1: Chọn một đáp án đúng nhất (1 điểm)

  1. Địa hình chủ yếu của Tây Nam Á là:

A. Đồng bằng và núi

B. Núi và cao nguyên

C. Cao nguyên và đồng bằng

D. Núi và đồi

2. Dầu mỏ của Tây Nam Á phân bố chủ yếu ở:

A. Quanh vịnh Belgan

B. Quanh vịnh Bắc Bộ

C. Quanh vịnh Thái Lan

D. Quanh vịnh Pecxich

3. Tôn giáo chủ yếu ở Tây Nam Á là:

A. Thiên chúa giáo

B. Ấn Độ giáo

C. Hồi giáo

D. Phật giáo

4. Đặc điểm nổi bật về khí hậu Tây Nam Á là:

A. Khô hạn

B. Mưa nhiều

C. Gió mùa

D. Thất thường

Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống (2 điểm):

Địa hình ở khu vực Nam Á chia thành .......... khu vực: phía Bắc là dãy núi …………….

với chiều dài………km, chạy theo hướng ………………………………; ở giữa là đồng bằng……………… rộng lớn, màu mỡ, bằng phẳng; phía Nam là………………………………

với 2 rìa nâng lên tạo thành …………………. và ………………………

Câu 3: Gạch chân chỗ sai (cột A) và viết lại cho đúng (cột B) (2 điểm):

Cột A Cột B
A.Lúa mì là lương thực chính ở châu Á, chiếm trên 90% sản lượng thế giới.
B. Sông ngòi Tây Nam Á phát triển mạnh với nhiều sông lớn.
C. Phía đông phần đất liền ở Đông Á có nhiều núi và sơn nguyên cao, đồ sộ.
D. Phần hải đảo ở Đông Á là vùng núi già, có .nhiều động đất, núi lửa

PHẦN II. TỰ LUẬN (2 điểm)

Câu 4 (2 điểm): Nêu những thành tựu trong sản xuất công nghiệp ở các nước châu Á? Giải thích tại sao công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng lại phát triển ở hầu hết các nước châu Á?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....................................................................................

PHẦN III. THỰC HÀNH (3 điểm)

Cho bảng số liệu sau: Sản lượng khai thác và tiêu dùng than ở một số quốc gia Châu Á năm 2014 (Đơn vị: triệu tấn)

Quốc gia Trung Quốc Ấn Độ Ả rập Xê út Cô oét
Khai thác than 1430 160 892 175
Tiêu dùng than 1320 71 914 83
  1. Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng khai thác và tiêu dùng than ở một số quốc gia Châu Á năm 2014.

  2. Từ biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

PHÒNG GD&ĐT NAM TỪ LIÊM

TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 - 2019

Môn kiểm tra: ĐỊA LÍ 8

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Hướng dẫn chung

- Giáo viên chấm theo khối/ lớp đã được giao.

- Giám viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách đơn thuần.

- Nếu học sinh làm bài theo cách riêng nhưng trình bày khoa học, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đáp án thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn quy định (đối với từng phần).

- Sau khi cộng điểm toàn bài mới làm tròn điểm thi, theo nguyên tắc: điểm toàn bài được làm tròn đến 0,5 điểm (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1 điểm).

II. Đáp án và thang điểm:

ĐỀ SỐ 1

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

Trắc nghiệm

1

1 - C, 2 - A, 3 - B, 4 – A

1

2

1 - Đông, 2 – Rất cao, 3 - không đều, 4 - Ấn Hằng, 5 – ven biển, 6 - Ấn Độ giáo, 7 – Hồi giáo, 8 – Phật giáo

2

3

  1. Trung Quốc, Ấn Độ => Thái Lan, Việt Nam

  2. Nam Á => Tây Nam Á

  3. Hải đảo => đất liền

  4. Phía tây => phía đông

2

Tự luận

4

Trình bày đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam Á. Nêu những khó khăn ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế- xã hội của khu vực.

  1. Đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam Á

  • Khí hậu: khô hạn (nhiệt đới khô và cận nhiệt lục địa)

  • Địa hình: núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn

  • Sông ngòi: kém phát triển – S. Tigrơ và S.Ơ-phrat.

  • Khoáng sản: dầu mỏ có trữ lượng lớn, phân bố quanh vịnh Pec-xich

Cảnh quan chủ yếu: hoang mạc và bán hoang mạc

  1. Khó khăn ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế xã hội của khu vực

- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt:

+ Khí hậu khô hạn,

+ Địa hình núi và cao nguyên gây khó khăn cho giao thông, phát triển kinh tế

+ Sông ngòi kém phát triển

+ Cảnh quan chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc

  • Vị trí địa lí chiến lược và nhiều dầu mỏ nên chính trị không ổn định, nhiều chiến tranh, xung đột sắc tộc do các thế lực trong và ngoài nước tiến hành.

2

Thực hành

a. Vẽ biểu đồ

-Dạng biểu đồ: Biểu đồ cột ghép nhóm

- Yêu cầu:

Vẽ đúng dạng biểu đồ; chia tỉ lệ phù hợp, có nội dung các trục, số liệu; Đầy đủ tên, chú giải biểu đồ. Biểu đồ gọn gàng, khoa học.

1,5

b. Nhận xét:

* Sản lượng khai thác và tiêu dùng dầu mỏ của các quốc gia ở châu Á khác nhau.

(Xếp thứ tự từng loại)

* So sánh: Các nước có sản lượng khai thác lớn hơn tiêu dùng (Ả rập Xê út, Cô oét), các nước có sản lượng tiêu dùng lớn hơn khai thác (Trung Quốc, Ấn Độ)

1,5

ĐỀ SỐ 2

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

Trắc nghiệm

1

1 - B, 2 - D, 3 - C, 4 – A

1

2

1 – ba, 2 – Himalaya, 3 - 2600, 4 – Tây Bắc – Đông Nam, 5 – Ấn Hằng, 6 - sơn nguyên Đê can, 7 – Gát Đông, 8 – Gát Tây

2

3

  1. Lúa mì => Lúa gạo

  2. Phát triển mạnh với nhiều sông lớn => kém phát triển, sông nhỏ

  3. Phía đông => phía tây

  4. Vùng núi già => vùng núi trẻ

2

Tự luận

4

Nêu những thành tựu trong sản xuất công nghiệp ở các nước châu Á? Giải thích tại sao công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng lại phát triển ở hầu hết các nước châu Á?

Thành tựu công nghiệp

- Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước

- Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo máy phát triển mạnh ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ...

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: có ở hầu hết các nước châu Á

* Giải thích tại sao công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng lại phát triển ở hầu hết các nước châu Á

- Nguồn nguyên liệu dồi dào

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn

- Lao động đông, giá rẻ

- Kỹ thuật tương đối đơn giản, vốn ít, thu hồi vốn nhanh

2

Thực hành

a. Vẽ biểu đồ

-Dạng biểu đồ: Biểu đồ cột ghép nhóm

- Yêu cầu:

Vẽ đúng dạng biểu đồ; chia tỉ lệ phù hợp, có nội dung các trục, số liệu; Đầy đủ tên, chú giải biểu đồ. Biểu đồ gọn gàng, khoa học.

1,5

b. Nhận xét:

* Sản lượng khai thác và tiêu dùng than của các quốc gia ở châu Á khác nhau.

(Xếp thứ tự từng loại)

* So sánh: Các nước có sản lượng khai thác lớn hơn tiêu dùng (Trung Quốc, Ấn Độ, Cô oét), các nước có sản lượng tiêu dùng lớn hơn khai thác (Ả rập Xê út)

1,5

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Đề số 1

Cấp độ

Tên

Chủ đề

(nội dung, chương…)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
TN TL TN TL TN TL TN TL
Đặc điểm phát triển KTXH các nước châu Á Đặc điểm nông nghiệp châu Á Vẽ và nhận xét về sản lượng khai thác và tiêu dùng dàu mỏ

Số câu:2

Số điểm:3,5 điểm

Tỉ lệ: 35 %

Số câu:1

Số điểm: 0,5

5%

Số câu:1

Số điểm: 3

30%

2

3,5 đ

35%

Khu vực Tây Nam Á Đặc điểm khí hậu Tây Nam Á Đặc điểm tự nhiên Những khó khăn ảnh hưởng tới phát triển KTXH khu vực Đặc điểm địa hình Tây Nam Á

Số câu: 3

Số điểm: 2,75

Tỉ lệ: 27.5%

Số câu: 1

Số điểm: 0,25

2.5%

Số câu:1/2

Số điểm: 1

10%

Số câu:1/2

Số điểm: 1

10%

Số câu: 1

Số điểm: 0,5

5%

3

2,75 đ

27.5%

Điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế Nam Á Đặc điểm địa hình Nam Á Đặc điểm dân cư Nam Á

Số câu: 4

Số điểm: 2,75

Tỉ lệ: 27,5%

Số câu: 3

Số điểm: 0,75 đ

7,5%

Số câu:1

Số điểm:2

20%

4

2,75đ

27,5%

Đặc điểm tự nhiên Đông Á Đặc điểm tự nhiên Đông Á

Số câu: 2

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu:2

Số điểm:1

10%

2

10%

Tổng số câu: 11

Tổng số điểm:10

Tỉ lệ: 100%

4 & 1/2

2

20%

1 & 1/2

3

30%

5

5

50%

11

10

100%

Đề số 2

Cấp độ

Tên

Chủ đề

(nội dung, chương…)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
TN TL TN TL TN TL TN TL
Đặc điểm phát triển KTXH các nước châu Á Đặc điểm nông nghiệp châu Á Đặc điểm nông nghiệp châu Á Giải thích đặc điểm ngành công nghiệp Vẽ và nhận xét về sản lượng khai thác và tiêu dùng than

Số câu:3

Số điểm:5,5 điểm

Tỉ lệ: 55 %

Số câu:1/2

Số điểm: 1

10%

Số câu:1

Số điểm: 0,5

5%

Số câu:1/2

Số điểm: 1

10%

Số câu:1

Số điểm: 3

30%

3

5,5 đ

55%

Khu vực Tây Nam Á Đặc điểm tự nhiên, dân cư Tây Nam Á Đặc điểm tự nhiên Tây Nam Á

Số câu: 5

Số điểm: 1,5

Tỉ lệ: 15%

Số câu: 4

Số điểm: 1

10%

Số câu: 1

Số điểm: 0,5

5%

5

1,5 đ

15%

Điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế Nam Á Địa hình Nam Á

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

Số câu:1

Số điểm:2

20%

1

20%

Đặc điểm tự nhiên Đông Á Đặc điểm tự nhiên Đông Á

Số câu: 2

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu:2

Số điểm:1

10%

2

10%

Tổng số câu: 11

Tổng số điểm:10

Tỉ lệ: 100%

4

1

10%

1 & 1/2

3

30%

5 &1/2

6

60%

11

10

100%