Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi giữa kì 1 Vật lý 9 trường THCS Mỹ Bằng năm 2020-2021

377824a8ae07984f6305151907a218a3
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 20 tháng 4 2022 lúc 12:57:40 | Được cập nhật: 24 tháng 4 lúc 16:47:54 bởi: pascaltinhoc8 | IP: 14.250.61.34 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 75 | Lượt Download: 3 | File size: 0.09855 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THCS MỸ BẰNG

TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KIỂM TRA GIỮA KÌ LÝ 9

Năm học: 2020- 2021

( Thời gian 45 phút )

A. MA TRẬN ĐỀ

Cấp

độ

Tên

Chủ

đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
Định luật Ôm

1.Nêu được điện trở của mỗi dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó

2.Nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì.

3. Viết được công thức đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song gồm nhiều nhất ba điện trở.

4. Nêu được nội dung định luật Ôm, Các đại lượng có mặt trong hệ thức.

5. Xác định được điện trở của một đoạn mạch bằng vôn kế và am pe kế

6. xác định được bằng TN mối quan hệ giữa điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp hoặc song song với các điện trở thành phần

7. Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch gồm nhiều nhất ba điện trở thành phần

8.Vận dụng đượccông thức

R =

và giải thích được các hiện tượng đơn giản liên quan tới điện trở của dây dẫn.

9.Vận dụng được định luật Ôm với đoạn mạch mắc nối tiếp, đoạn mạch song song để giải bài toán về mạch điện sử dụng với hiệu điện thế không đổi .

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

4(C1,2,7,14)

1

10%

1(C9)

1

10%

4(C3,4,5,11)

1

10%

0.5(C19/a)

1

10%

0,25(C19/b2)

2

20%

0,25(C19/b1)

0,5

5%

10

6,5

65%

Sự phụ thuộc của điện trở vào vật dẫn- Biến trở

10. Nhận biết được các yếu tố điện trở phụ thuộc.

11. Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. Nêu được các vật liệu khác nhau thì có điện trở suất khác nhau.

12.Cấu tao và hoạt động của biến trởm tác dụng điều chỉnh cường độ dòng điện của biến trở.

13. Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với chiều dài tiết diện và vật liệu làm dây dẫn

14.Vận dụng đượccông thức

R =

và giải thích được các hiện tượng đơn giản liên quan tới điện trở của dây dẫn.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

4(C6,10.12,15)

1

10%

4(C8,9,13,16)

1

10%

1(C18)

1,5

15%

9

3.5

35%

T/ số câu

T/ sốđiểm

Tỉ lệ %

9

3,0

30%

8,5

3,0

30%

1,5

4,0

40%

19

10

100%

B. ĐỀ BÀI

I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4 điểm)

*Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Khi đặt một một hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là I . Hệ thức nào d­ưới đây biểu thị định luật Ôm

A. C.

B. D.

Câu 2. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì:

  1. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.

  2. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.

  3. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm.

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.

Câu 3. Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là 0,5A. Dây dẫn ấy có điện trở là

A. 3Ω. B. 12Ω. C.0,33Ω. D. 1,2Ω.

Câu 4. Khi mắc R1 và R2 song song với nhau vào một hiệu điện thế U . Cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ : I1 = 0,5 A , I2 = 0,5A . Thì cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là :

A . 1,5 A B. 1A C. 0,8A D. 0,5A

Câu 5. Để tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn ta tiến hành thí nghiệm

A.Đo hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn với những cường độ dòng điện khác nhau.

B.Đo cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn ứng với các hiệu điện thế khác nhau đặt vào hai đầu dây dẫn.

C.Đo điện trở của dây dẫn với những hiệu điện thế khác nhau.

D. Đo điện trở của dây dẫn với những cường độ dòng điện khác nhau.

Câu 6 .Hai dây dẫn được làm từ cùng một vật liệu có cùng tiết diện, có chiều dài lần lượt là l1,l2 . Điện trở tương ứng của chúng thỏa mãn điều kiện :

A. = . B. = . C. R1 .R2 =l1 .l2 . D. R1 .l1 = R2 .l2 .

Câu 7. Điện trở R của dây dẫn biểu thị cho

A.Tính cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây

B. Tính cản trở hiệu điện thế nhiều hay ít của dây.

C Tính cản trở electron nhiều hay ít của dây.

D. Tính cản trở điện lượng nhiều hay ít của dây.

Câu 8.Hai dây dẫn được làm từ cùng một vật liệu đây thứ nhất dài hơn dây thứ hai 8 lần và có tiết diện lớn gấp hai lần so với dây thứ hai. Hỏi dây thứ nhất có có điện trở lớn gấp mấy lần so với dây thứ hai:

A. 8 lần. B. 10 lần. C. 4 lần. D. 16 lần.

Câu 9. Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện

S1 = 0.5mm2 và R1 =8,5 Ω .Dây thứ hai có điện trở R2 = 127,5Ω , có tiết diện S2 là :

A.S2 = 0,33 mm2 B. S2 = 0,5 mm2

C. S2 = 15 mm2 D. S2 = 0,033 mm2.

Câu 10.Hai dây dẫn hình trụ được làm từ cùng một vật liệu, có cùng chiều dài, có tiết diện lần lượt là S1,S2 ,diện trở tương ứng của chúng thỏa điều kiện:

A.= . B. = . C. . D. .

Câu11. Cho mạch điện như hình vẽ:

Câu 12.Biến trở là một linh kiện :

  1. Dùng để thay đổi vật liệu dây dẫn trong mạch.

  2. Dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch .

  3. Dùng để điều chỉnh hiệu điện thế giữa hai đầu mạch .

  4. Dùng để thay đổi khối lượng riêng dây dẫn trong mạch .

Câu13 .Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây sẽ thay đổi :

A. Tiết diện dây dẫn của biến trở .

B. Điện trở suất của chất làm biến trở của dây dẫn .

C. Chiều dài dây dẫn có dòng điện chạy qua của biến trở .

D. Nhiệt độ của biến trở .

Câu14.Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo điện trở :

A. Ôm ( Ω) B. Oát (W) C. Ampe (A) D. Vôn (V)

Câu15. Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây :

A. Vật liệu làm dây dẫn. B. Chiều dài của dây dẫn.

C. Tiết diện của dây dẫn. D. Khối lượng của dây dẫn.

Câu16. Trong các kim loại sau kim loại nào dẫn điện kém nhất.

A. Đồng B. Nhôm C. Vofram D. Sắt

II/ TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 17: (1điểm)

Phát biểu nội dung định luật Ôm. Viết hệ thức của định luật và nêu rõ ý nghĩa của từng đại lượng trong công thức.

Câu 18(2 điẻm): Một dây dẫn bằng nikêlin điện trở suất là 0,40. 10-6 m , có chiều dài 100m, tiết diện 0,5mm2 được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 120V.

1/ Tính điện trở của dây.

2/ Tính cường độ dòng điện qua dây.

Câu 19( 3 điểm ) : Cho ba điện trở R1 = 6; R2 = 12; R3 = 16 được mắc với nhau vào hiệu điện thế U = 2,4V

1/ Vẽ sơ đồ 4 cách mắc 3 điện trở trên vào mạch

2/ Trường hợp đoạn mạch gồm 3 điện trở mắc song song.Tính:

a. Điện trở tương đương của đoạn mạch.

b. Cường độ dòng điện qua mạch chính và qua từng điện trở.

C. HƯỚNG DẪN CHẤM – THANG ĐIỂM

I/ TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Mỗi câu đúng cho 0.5đ

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A D B B B A A C
Câu 9 10 11 12 13 14 15 16
Đáp án D B C B C A D D

II. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu Đáp án

Thang

điểm

Câu17

(1đ)

- Nội dung định luật Ôm

Cường độ dòng điệnchạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây, tỉ lệ nghịch với điện trở của dâ.

Biểu thức:

Trong đó:

I: Cường độ dòng điện (A)
R: Điện trở của dây dẫn ( )

U : Hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây

0,5đ

0,25đ

0,25đ

Câu 18

(1.5đ)

Tóm tắt

l = 100m

S= 0,5 mm2 = 0,5. 10-6m2

= 0,40. 10-6Ωm

R=?

I=?

GIẢI

- Điện trở của dây:

- Cường độ dòng điện qua dây:

0,25đ

0,75đ

0.5đ

Câu 19

(3.5đ)

a) Sơ đồ mạch điện : ( HS tự vẽ)

b) R1//R2//R3

R1= 6Ω R2= 12 Ω R3= 16Ω U= 2,4V

b1) R=?

b2) I? I1? I2? I3?

GIẢI

Điện trở tương đương của đoạn mạch

Cường độ dòng điện qua mạch chính và qua các điện trở

I = I1+ I2+ I3 =>I3= I- ( I1+ I2) = 0,75- 0,6 = 0,15(A)

0,25đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,25đ

Ngày tháng năm 20

Người ra đề Người duyệt đề Xác nhận của tổ CM

Hà Thị Thu Huyền …………………… Ngô Thị Thu Huyền