Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi giữa kì 2 Vật lý 6 trường THCS Long Tuyến năm 2018-2019

2ae980a74496099ee394c382d0c9d1bd
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 18 tháng 4 2022 lúc 12:42:37 | Được cập nhật: 14 tháng 4 lúc 18:41:59 | IP: 14.250.61.34 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 52 | Lượt Download: 0 | File size: 0.091273 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT

MÔN: VẬT LÝ 6

NĂM HỌC: 2018 - 2019

BẢNG TRỌNG SỐ ĐỀ 1 TIẾT HỌC KÌ II – VẬT LÝ 6

Hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan (60%) kết hợp tự luận (40%)

Số câu: 20

Hệ số h = 0,7

Trắc nghiệm 12 câu. Quy đổi 8 câu trắc nghiệm thành 3 câu tự luận.

Nội dung Tổng số
tiết
TS Số tiết quy đổi Số câu Điểm số
Tiết lý thuyết BH VD BH Làm tròn VD Tự luận BH VD
Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc 4 3 2.1 1.9 4.7 4 4.2 1 2.0 2.0
Sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí và ứng dụng 4 4 2.8 1.2 6.2 6 2.7 1 3.0 1.0
Nhiệt kế, thang nhiệt độ 1 1 0.7 0.3 1.6 2 0.7 1 1.0 1.0
Tổng cộng 9 8 5.6 3.4 12.4 12 7.6 3 6.0 4.0


Bảng ma trận

Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc

1. Nêu được tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.

2. Nêu được tác dụng của đòn bẩy. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.

3. Biết được cấu tạo của ròng rọc cố định, ròng rọc động

4. Lấy được ví dụ thực tế có sử dụng ròng rọc, ví dụ như: trong xây dựng các công trình nhỏ, thay vì đứng ở trên cao để kéo vật lên thì người công nhân thường đứng dưới đất và dùng ròng rọc cố định hay ròng rọc động để đưa các vật liệu lên cao.

- Nếu dùng ròng rọc cố định để kéo vật lên thì ròng rọc cố định có tác dụng thay đổi hướng của lực tác dụng vào vật.

- Nếu dùng ròng rọc động thì ròng rọc động có tác dụng thay đổi hướng của lực tác dụng vào vật và lực kéo vật có độ lớn nhỏ hơn hai lần trọng lượng của vật.

Tác dụng của ròng rọc cố định, ròng rọc động, pa lăng

5. Dựa vào tác dụng của mặt phẳng nghiêng để sử dụng được mặt phẳng nghiêng vào công việc cần thiết hoặc lấy được ví dụ về ứng dụng của của việc sử dụng mặt phẳng nghiêng trong thực tế đã gặp.

6. Sử dụng hợp lí các dụng cụ thông thường có ứng dụng của đòn bẩy để làm việc khi cần chúng.

- Một số ứng dụng của đòn bẩy được lợi về lực như búa nhổ đinh, kìm, kéo cắt kim loại, xe cút kít, cần cẩu múc nước giếng,...

- Một số ứng dụng của đòn bẩy được lợi về đường đi như kéo cắt giấy,...

Số câu hỏi 1 3 2 6
Số điểm 0.5 1.5 2.0 4.0
Sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí và ứng dụng

7. Biết được sự nở vì nhiệt của:

- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

10. Nắm được sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn.

11. Biết được băng kép khi bị đốt nóng hay làm lạnh đều cong lại.

8. Nhôm nở vì nhiệt > Đồng nở vì nhiệt > Sắt

9. Vận dụng: cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất rắn:

- Khe hở giữa 2 đầu thanh rayxe lửa.

- Tháp Épphen cao thêm vào mùa hè,…

10. Vận dụng: cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất lỏng:

- Đun ấm đầy sẽ bị tràn nước.

- Không đóng chai nước ngọt thật đầy,…

9. Vận dụng: cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất khí:

- Nhúng quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng nó sẽ phồng lên.

- Bánh xe bơm căng để ngoài trời bị nổ.

Số câu hỏi 3 3 1 7
Số điểm 1.5 1.5 1.0 4.0
Nhiệt kế, thang nhiệt độ

12. Biết được để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế.

- Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của các chất.

- Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế, …

13. Hiểu được:

- Nhiệt kế y tế: Thường dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.

- Nhiệt kế thuỷ ngân: Thường dùng để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm cơ bản.

- Nhiệt kế rượu: Thường dùng để đo nhiệt độ khí quyển (thời tiết).

14. Giải thích được GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế y tế.
Số câu 1 1 1 3
Số điểm 0.5 0.5 1.0 2.0
Tổng số câu hỏi 7 5 4 16
Tổng số điểm 3.5 2.5 4.0 10


Trường THCS Long Tuyền

Họ và tên: ………………..…………….

Lớp:….….…

KIỂM TRA 1 TIẾT VẬT LÍ 6

Thời gian: 45 phút

Năm học: 2018 - 2019

ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

I. TRẮC NGHIỆM: (6đ)

Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Để làm giảm độ nghiêng của một mặt phẳng nghiêng, người ta thực hiện

A. tăng chiều dài và giữ nguyên độ cao.

B. giảm chiều dài và giữ nguyên độ cao.

C. giữ nguyên chiều dài và chiều cao.

D. tăng chiều dài và đồng thời tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.

Câu 2. Các câu sau, câu nào không đúng

A. ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực.

B. ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi độ lớn của lực.

C. ròng rọc động có tác dụng làm đổi độ lớn của lực.

D. ròng rọc động có tác dụng làm đổi hướng của lực.

Câu 3. Thiết bị vừa làm thay đổi hướng vừa thay đổi độ lớn của lực tác dụng là

A. ròng rọc cố định B. đòn bẩy

C. pa lăng D. mặt phẳng nghiêng

Câu 4. Vị trí điểm tựa của một cây kéo cắt giấy là

A. mũi kéo.

B. chỗ vít vặn.

C. chỗ tay người cầm kéo.

D. chỗ tiếp xúc giữa lưới kéo và giấy.

Câu 5. Khi nung nóng một lượng chất lỏng thì

A. thể tích của chất lỏng tăng. C. trọng lượng của chất lỏng tăng.

B. thể tích của chất lỏng giảm. D. khối lượng của chất lỏng tăng.


Câu 6. Sự nở vì nhiệt của các chất từ nhiều tới ít sau, cách sắp xếp đúng là

A. khí ôxi, sắt, rượu. B. rượu, khí ôxi, sắt.

C. khí ôxi, rượu, sắt. D. rượu, sắt, khí ôxi.

Câu 7. Khi chất khí trong bình lạnh đi, thì thể tích

A. tăng.                                   B. giảm.

C. không đổi.                         D. vừa tăng vừa giảm.

Câu 8. Ở chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray của đường tàu hỏa lại có một khe hở nhỏ, khe hở này có tác dụng

A. dễ dàng khi sửa chữa đường ray.

B. đường sắt sẽ đẹp hơn.

C. khi trời nóng, nhiệt độ tăng, các thanh ray có chỗ để nở ra.

D. thuận tiện cho việc lắp ráp và vận chuyển.

Câu 9. Cho một ít nước vào lon bia. Đốt nóng vỏ lon bia bằng đèn cồn cho đến khi lượng nước trong lon bia sôi. Dùng nút cao su đậy kín nắp lon, sau đó dùng nước lạnh dội vào lon. Hiện tượng xảy ra là

A. nút cao su bị bật ra.

B. lon bia phồng lên.

C. lon bia giữ nguyên hình dạng ban đầu.

D. lon bia bị móp lại.

Câu 10. Khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bê tông cốt thép không bị nứt vì

A. bê tông và thép không bị nở vì nhiệt.

B. bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép.

C. bê tông nở vì nhiệt ít hơn thép.

D. bê tông và thép nở vì nhiệt gần như nhau.

Câu 11. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng

A. dãn nở vì nhiệt của chất rắn. B. dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.

C. dãn nở vì nhiệt của chất khí. D. dãn nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng và khí.

Câu 12. Để đo nhiệt độ của nước đang sôi, ta dùng

A. nhiệt kế dầu.                                   B. nhiệt kế y tế.

C. nhiệt kế thủy ngân.                         D. cả ba loại nhiệt kế trên.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (4 điểm) Trả lời các câu sau:

Bài 1: (2 điểm)

a) Giải thích tại sao đi lên dốc càng thoai thoải dễ đi hơn dốc đứng?

b) Cho hệ thống ròng rọc như hình bên dưới, ta có thể kéo vật lên với lực có độ lớn bằng bao nhiêu? Biết vật có khối lượng m = 20kg.

Bài 2: (1 điểm) Có một quả bóng bàn bị móp, làm sao để nó phồng lên được? Giải thích tại sao?

Bài 3: (1 điểm) Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 350C và trên 420C ?

Bài làm

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VẬT LÝ LỚP 6 - GHKII. NĂM HỌC: 2018-2019

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm):

Chọn đúng mỗi câu được 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án A B C B A C B C D D B A

PHẦN II. TỰ LUẬN (4 điểm):

Bài 1: a) Dốc càng thoai thoải thì càng có độ nghiêng ít, thì lực cần để kéo vật lên trên càng nhỏ. Nên đi dốc càng thoai thoải càng dễ dàng hơn. (1 điểm)

b) Trọng lượng của vật là:

P = 10.m = 10.20 = 200 N (0,25 điểm)

Vì hệ thống sử dụng 1 ròng rọc động nên: (0,25 điểm)

F = P/2 = 200/2 = 100 N (0,5 điểm)

Vậy lực để kéo vật lên là 100 N.

Bài 3: Khi nhúng vào nước nóng, không khí bên trong quả bóng bị nóng lên và nở ra đẩy thành bóng về hình dạng cũ làm quả bóng phồng lên. (1 điểm)

Bài 4: Vì nhiệt độ của cơ thể người chỉ nằm trong khoảng từ 350C đến 420C. (1 điểm)