Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi giữa kì 2 Toán 7

59950fa7528d273b249a465ed5d4573e
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 7 tháng 3 2022 lúc 18:58:46 | Được cập nhật: 27 tháng 4 lúc 18:04:49 | IP: 14.243.129.131 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 213 | Lượt Download: 4 | File size: 0.094267 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Họ và tên HS:………………………………...

Lớp:……………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKII

MÔN: TOÁN LỚP 7.

Thời gian làm bài 60 phút

ĐỀ A

I/ Trắc nghiệm:(5điểm) Hãy khoanh tròn vào các chữ cái A, B, C, D trong câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Theo dõi thời gian làm 1 bài toán ( tính bằng phút ) của 40 HS, thầy giáo lập được bảng sau

Thời gian (x) 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tần số ( n) 3 3 4 2 9 5 6 7 1 N= 40

Hãy trả lời các câu sau bằng cách khoanh vào chữ cái có đáp án đúng:

Mốt của dấu hiệu là :

A.11 B.9 C. 8 D. 12

Câu 2: Trong bảng tần số trên, số học sinh làm bài trong 10 phút là :

A. 6 B. 9 C. 5 D. 7

Câu 3: Trong bảng tần số trên, thời gian trung bình để giải một bài toán của các học sinh là:

A. 8,1 B. 8,2 C.8,3 D. 8,4

Câu 4: Giá trị của biểu thức - 2x2 + xy2 tại x= -1 ; y = - 4 là:

A. - 2 B. - 18 C. 3 D. 1

Câu 5: Biểu thức nào sau đây không là đơn thức

A. 4x2y B. 3+xy2 C. 2xy.(- x3 ) D. - 4xy2

Câu 6. Đơn thức trong ô vuông ở đẳng thức : 2x2y + = - 4x2y là:

A. 2x2y B. -2x2y C. -6x2y D. - 4x2y

Câu 7. Trong các đơn thức sau, đơn thức nào đồng dạng với đơn thức – 3xyz2

A. – 3xyz3 B. – 3xyz C. 3xyz D. xyz2

Câu 8. Kết quả của phép tính 2xy.(-5)xy3 là:

A. – 10 x2y3 B. – 10 x2y4 C. – 10 xy4 D. – 10 xy3

Câu 9. Bậc của đơn thức 5x3y2x2z là:

A. 8 B. 5 C. 3 D. 7

Câu 10: MNP cân tại P. Biết góc N có số đo bằng 500. Số đo góc P bằng:

A. 800 B. 1000 C. 500 D. 1300

Câu 11: ABC và DEF có AB = ED, BC = EF.

Thêm điều kiện nào sau đây để ABC = DEF ?

A. B. C. AB = AC D. AC = DF

Câu 12: HIK vuông tại H có các cạnh góc vuông là 3cm; 4cm. Độ dài cạnh huyền IK bằng

A. 8cm B. 16cm C. 5cm D.12cm

Câu 13. Trong các bộ 3 số sau , bộ 3 số nào không thể là 3 cạnh của một tam giác ?

A . 4cm , 7 cm , 10 cm B . 6cm ; 8 cm ; 6 cm .

C . 5cm ; 4 cm ; 2 cm D . 7cm ; 3 cm ; 2cm.

Câu 14. Tam giác ABC có \(\widehat{\text{A\ }}\) = 700, \(\widehat{B}\) = 800, \(\widehat{C}\) = 500 thì

A . AB > AC > BC B . AC > AB > BC

C . BC > AC > AB D . BC > AB > AC

Câu 15: Tam giác ABC có AB = 4cm, AC = 2cm. Biết độ dài BC là một số nguyên chẵn. Vậy BC bằng

A) 2cm B) 4cm C) 6cm D) 8cm

II/ Tự luận: (5điểm)

Câu 1: ( 1,5điểm) Điểm bài kiểm tra môn Toán học kỳ I của 32 học sinh lớp 7 được ghi trong bảng sau :

7 4 4 6 6 4 6 8
8 7 2 6 4 8 5 6
9 8 4 7 9 5 5 5
7 2 7 6 7 8 6 10
  1. Dấu hiệu ở đây là gì ? Lập bảng “ tần số ”.

  2. Tính số trung bình cộng . Vẽ biểu đồ đoạn thẳng.

Câu 2: ( 1,25 điểm)

a/ Tính giá trị của biểu thức sau: A = 2x2 - 3xy + y2 tại x = -1, y = 2

b/ Cho A = 8x2y3; B = -2x3y3; C = -6x4y3 . Chứng minh rằng Ax2 + Bx + C = 0

Câu 3: (2,25điểm) Cho tam giác ABC cân tại A , \(\widehat{A} = 120^{0}\text{.\ }\)Từ B kẻ đường thẳng vuông góc với AB, từ C kẻ đường thẳng vuông góc với AC, hai đường thẳng này cắt nhau tại D.

a) Chứng minh ∆ABD = ∆ACD

b)Chứng minh ∆ DBC là tam giác đều.

c) Gọi H là giao điểm của AD và BC . Chứng minh 2BH + AD > AB + BD.

Họ và tên HS:………………………………...

Lớp:……………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKII

MÔN: TOÁN LỚP 7.

Thời gian làm bài 60 phút

ĐỀ B

I/ Trắc nghiệm:(5điểm) Hãy khoanh tròn vào các chữ cái A, B, C, D trong câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Giá trị của biểu thức - x2 + 2xy2 tại x= 1 ; y = - 4 là:

A. - 31 B. - 18 C. 33 D. 31

Câu 2. Bậc của đơn thức 5x4yxz là:

A. 8 B. 5 C. 7 D. 3

Câu 3. Kết quả của phép tính 2xy.5xy4 là:

A. 10 x2y3 B. 10 x2y4 C. 10 xy4 D. 10 x2y5

Câu 4: Biểu thức nào sau đây là đơn thức

A. 4x2y B. 3+xy2 C. 2xy - x3 D. 5x- 4xy2

Câu 5. Đơn thức trong ô vuông ở đẳng thức : 2x2y + = 4x2y là:

A. 2x2y B. -2x2y C. -6x2y D. - 4x2y

Câu 6. Trong các đơn thức sau, đơn thức nào đồng dạng với đơn thức – 3xyz3

A. – 3xyz B. – 3xyz C. xyz3 D. -3xyz2

Câu 7: Theo dõi thời gian chạy 100m ( tính bằng giây ) của 40 HS, thầy giáo lập được bảng sau

Thời gian (x) 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tần số ( n) 1 2 5 2 7 5 6 9 3 N= 40

Hãy trả lời các câu sau bằng cách khoanh vào chữ cái có đáp án đúng:

Mốt của dấu hiệu là :

A.11 B.9 C. 8 D. 12

Câu 8: Trong bảng tần số trên, số học sinh chạy trong 9 giây là :

A. 6 B. 9 C. 5 D. 7

Câu 9: Trong bảng tần số trên, thời gian chạy trung bình của các học sinh là:

A. 8,8 B. 8,9 C.8 D. 8,5

Câu 10. Tam giác ABC có \(\widehat{\text{A\ }}\) = 800, \(\widehat{B}\) = 400, \(\widehat{C}\) = 600 thì

A . AB > AC > BC B . AC > AB > BC

C . BC > AC > AB D . BC > AB > AC

Câu 11: MNP cân tại P. Biết góc N có số đo bằng 500. Số đo góc P bằng:

A. 1000 B. 1300 C. 800 D. 800

Câu 12. Trong các bộ 3 số sau , bộ 3 số nào không thể là 3 cạnh của một tam giác ?

A . 4cm , 5 cm , 10 cm B . 6cm ; 8 cm ; 6 cm .

C . 5cm ; 4 cm ; 2 cm D . 7cm ; 3 cm ; 5cm.

Câu 13: Tam giác ABC có AB = 5cm, AC = 2cm. Biết độ dài BC là một số nguyên lẻ. Vậy BC bằng

A) 3cm B) 5cm C) 6cm D) 7cm

Câu 14: ABC và DEF có AB = ED, BC = EF.

Thêm điều kiện nào sau đây để ABC = DEF ?

A. B.\(\ \widehat{\text{B\ }}\) = \(\widehat{E}\) C. AB = AC D. DE = DF

Câu 15: HIK vuông tại H có các cạnh góc vuông là 6cm; 8cm. Độ dài cạnh huyền IK bằng

A. 8cm B. 9cm C. 10cm D.12cm

II/ Tự luận: (5điểm)

Câu 1: ( 1,5điểm) Thời gian bơi 100m ( tính bằng phút) của 32 học sinh lớp 7 được thầy giáo dạy thể dục ghi lại ở bảng sau ghi trong bảng sau :

5 4 4 7 6 4 6 8
8 7 5 6 4 8 5 6
9 8 4 7 9 5 8 5
7 6 10 6 7 8 6 10
  1. Dấu hiệu ở đây là gì ? Lập bảng “ tần số ”.

  2. Tính trung bình cộng . Vẽ biểu đồ đoạn thẳng.

Câu 2: ( 1,25 điểm)

a/ Tính giá trị của biểu thức sau: A = x2 - 4xy +2 y2 tại x = 1, y = -2

b/ Cho A = -5x4y3; B = 2x3y3; C = 3x2y3 . Chứng minh rằng A + Bx + Cx2 = 0

Câu 3: (2,25 điểm) Cho tam giác ABC cân tại A, \(\widehat{A} = 120^{0}\text{.\ }\)Từ B kẻ đường thẳng vuông góc với AB, từ C kẻ đường thẳng vuông góc với AC, hai đường thẳng này cắt nhau tại D.

a) Chứng minh ∆DAB = ∆DAC

b) Chứng minh ∆ DBC là tam giác đều.

c) Gọi H là giao điểm của AD và BC . Chứng minh 2BH + AD > AB + BD.

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II.

MÔN TOÁN 7. NĂM HỌC 2020-2021

I/ Trắc nghiệm: ( 5điểm) Mỗi câu đúng 0,5 điểm

ĐỀ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15
Đề A C A C B B C D B A A D C D C B
Đề B D C D A A C A C B D C A B B C

II/ Tự luận: ( 5 điểm)

Câu 1: ( 1,5 điểm)

Đề A: a/ Dấu hiệu: Điểm bài kiểm tra môn Toán học kỳ I của 32 học sinh lớp 7 (0,25đ)

Bảng “tần số”: (0,25đ)

Điểm số(x) 2 4 5 6 7 8 9 10
Tần số (n) 2 5 4 7 6 5 2 1 N=32

b/ Số trung bình cộng: (0,5đ)

\(\overline{X}\) = \(\frac{2.2 + 4.5 + 5.4 + 6.7 + 7.6 + 8.5 + 9.2 + 10.1}{32}\) =6,1

*Vẽ biểu đồ: Hs vẽ chính xác biểu đồ, vẽ đẹp rõ ràng, chia đơn vị chuẩn ( 0,5đ)

Đề B: a/ Dấu hiệu: Thời gian bơi 100m ( tính bằng phút) của 32 học sinh lớp 7 (0,25đ)

Bảng “tần số”: (0,25đ)

Điểm số(x) 4 5 6 7 8 9 10
Tần số (n) 5 5 7 5 6 2 2 N=32

b/ Số trung bình cộng: (0,5đ)

\(\overline{X}\) = \(\frac{4.5 + 5.5 + 6.7 + 7.5 + 8.6 + 9.2 + 10.2}{32}\) =6,5

*Vẽ biểu đồ: Hs vẽ chính xác biểu đồ, vẽ đẹp rõ ràng, chia đơn vị chuẩn ( 0,5đ)

Câu 2: (1,25điểm)

Đề A:

a/ Tính giá trị của biểu thức: ( 0,75đ)

A = 2x2 - 3xy + y2 tại x = -1, y = 2

Thay x = - 1, y = 2 vào biểu thức A ta được:

A = 2. (-1)2 – 3.(-1).2 + 22

A= 2 + 6 + 4

A = 12

Vậy tại x = - 1, y = 2 thì A = 12

b/ Với A = 8x2y3; B = -2x3y3; C = -6x4y3 .

Ta có : Ax2 + Bx + C = 8x2y3. x2 + (-2x3y3).x + (-6x4y3)

= 8x4y3 - 2x4y3 - 6x4y3 = ( 8-2-6)x4y3 = 0 x4y3 = 0 ( 0,5đ)

Đề B:

a/ Tính giá trị của biểu thức: ( 0,75đ)

A = x2 - 4xy +2 y2 tại x = 1, y = -2

Thay x = 1, y = - 2 vào biểu thức A ta được:

A = 12 – 4.1.(-2) + 2.(-2)2

A= 1 + 8 + 2.4

A = 1+8+8

A = 17

Vậy tại x = 1, y = -2 thì A = 17

b/ Cho A = -5x4y3; B = 2x3y3; C = 3x2y3 .

Ta có : A + Bx + Cx2 = -5x4y3 +2x3y3.x +3x2y3. x2

= -5x4y3 + 2 x4y3+ 3x4y3 = ( -5+2+3) x4y3 = 0 x4y3=0 ( 0,5đ)

Câu 3: Hình vẽ chính xác (0,25đ)

a/ ( 0,5đ) Xét ∆DAB và ∆DAC có:

AD: cạnh chung

AB = AC ( vì ∆ABC cân tại A)

\(\widehat{\text{ABD}}\) = \(\widehat{\text{ACD}}\) = 900

Suy ra : ∆DAB = ∆DAC ( cạnh huyền – cạnh góc vuông)

b/ ( 1đ) Ta có : ∆DAB = ∆DAC ( cmt)

Suy ra : \(\widehat{\text{BAD}}\) = \(\widehat{\text{CAD}}\)\(\widehat{\text{BDA}}\) =\(\widehat{\text{CDA}}\)

Mà : \(\widehat{\text{BAD}}\) + \(\widehat{\text{CAD}}\) = \(\widehat{\text{BAC}}\)

  • \(\widehat{BAD}\) = \(\widehat{\text{CA}D}\) = \(\frac{\widehat{\text{BAC}}}{2}\) = 600

Xét ∆DAB vuông tại B, suy ra \(\widehat{BAD}\) + \(\widehat{\text{BDA}}\) = 900

  • \(\widehat{\text{BD}A}\) = 300 ( vì \(\widehat{BAD}\) = 600)

  • \(\widehat{C\text{DA}}\) = 300 ( Vì \(\widehat{\text{BD}A}\) = \(\widehat{C\text{DA}}\))

Lại có: \(\widehat{\text{CDA}}\) + \(\widehat{\text{BDA}}\) =\(\widehat{\text{CDB}}\)

  • \(\widehat{C\text{DB}}\)= 600 ( 1)

Mặt khác: DB = DC ( vì : ∆DAB = ∆DAC)

  • ∆DBC cân tại D ( 2)

Từ (1) và (2) suy ra: ∆DBC là tam giác đều

c/ ( 0,5đ) Xét ∆ABH có: BH + AH > AB ( theo bất đẳng thức tam giác) (1)

Xét ∆BHD có: BH + HD > BD ( theo bất đẳng thức tam giác) ( 2)

  1. +(2) vế theo vế ta được:

(BH + AH) + (BH + HD) > AB + BD

Suy ra : ( BH + BH) + ( AH + HD) > AB + BD

Suy ra : 2BH + AD > AB + BD ( vì AH + HD = AD) ( đpcm)

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I.

MÔN TOÁN 7. NĂM HỌC 2020-2021

I/ Trắc nghiệm:

Câu 1: Nhận biết được mốt của dấu hiệu

Câu 2: Hiểu được tần số của giá trị

Câu 3: Hiểu cách tính trung bình cộng

Câu 4: Hiểu cách tính giá trị của một biểu thức

Câu 5: Nhận biết đơn thức

Câu 6: Biết cách tính với các đơn thức

Câu 7: Nhận biết đơn thức đồng dạng

Câu 8: Biết cách nhân đơn thức

Câu 9: Biết tìm bậc của đơn thức

Câu 10: Nhận biết số đo góc thứ ba của tam giác cân

Câu 11: Nhận biết các yếu tố bằng nhau của 2 tam giác

Câu 12: Biết vận dụng định lý py ta go để tính độ dài cạnh huyền trong tam giác vuông

Câu 13: Biết vận dụng bất đẳng thức tam giác

Câu 14: Biết vận dụng quan hệ giữa góc và cạnh đối diện

Câu 15: Biết sử dụng bất đẳng thức tam giác tính độ dài cạnh thứ ba của tam giác

II/ Tự luận:

Câu 1: a/ Nhận biết dấu hiệu và lập bảng tần số

b/ Vận dụng tính trung bình cộng và vẽ biểu đổ

Câu 2: a/ Vận dụng tính giá trị của biểu thức đại số

b/ Vận dụng các phép tính đơn thức để chứng minh đẳng thức

Câu 3: a/ Vận dụng chứng minh hai tam giác bằng nhau

b/ Vận dụng chứng minh tam giác đều

c/ Vận dụng chứng minh các bất đẳng thức