Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi giữa kì 2 Sử 11 trường THPT Phạm Văn Nghị năm 2019-2020

4035d0887ebd7cb4d1a0342f3f698088
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 25 tháng 7 2022 lúc 14:58:55 | Được cập nhật: 4 giờ trước (12:00:42) | IP: 2001:ee0:4bad:f730:3c4c:7ddd:89bb:4e1d Kiểu file: DOC | Lượt xem: 22 | Lượt Download: 0 | File size: 0.0384 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD – ĐT NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN NGHỊ

ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2019- 2020
MÔN LỊCH SỬ LỚP 11
Thời gian làm bài 40 phút

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Câu 1. Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay
A. Thiên Hoàng.
B. Tư sản.
C. Tướng quân.
D. Thủ tướng.
Câu 2. Đối với các nước đế quốc xâm lược, Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đều thế kỉ XX được ví
với hình ảnh nào?
A. vùng đất vàng.
B. cái bánh ngọt.
C. mẫu bánh mì vụn.
D. cái kẹo ngọt.
Câu 3. Xiêm là nước duy nhất Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của Thực dân phương Tây
cuối thế kỉ XIX đều thế kỉ XX là do?
A. Duy trì chế độ phong kiến.
B. Tiến hành cách mạng vô sản.
C. Tăng cường khả năng quốc phòng.
D. chính sách duy tân của Ra ma V.
Câu 4. Tư năm 1895 đến 1905, Đảng Quốc đại ở Ấn Độ phản đối phương pháp đấu tranh nào
trong sự nghiệp chống thực dân Anh?
A. Phương pháp đấu tranh ôn hòa.
B. Phương pháp đấu tranh chính trị.
C. Phương pháp đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang.
D. Phương pháp đấu tranh bạo lực.
Câu 5. Mục tiêu trong Luận cương tháng Tư của Lênin là gì?
A. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng XHCN.
B. Chuyển từ chế độ phong kiến sang cách mạng dân chủ tư sản.
C. Duy trì chế độ lâm thời của giai cấp tư sản.
D. Tạo điều kiện cho giai cấp tư sản phát triển.
Câu 6. Thể chế chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Hai 1917 là?
A. Thể chế quân chủ chuyên chế.
B. Thể chế Cộng hòa.
C. Thể chế quân chủ lập hiến.
D. Thể chế Xã hội chủ nghĩa.
Câu 7. Nét chung giống nhau giữa ba nước Đông Dương trong sự nghiệp đấu tranh chống chủ
nghĩa thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX là
A. biểu hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương.
B. mang tính chất tự phát, do sĩ phu phong kiến hay nông dân lãnh đạo.
C. sử dụng bạo lực cách mạng còn hạn chế.
D. mang tính tự giác, do giai cấp vô sản lãnh đạo.
Câu 8 Trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây, từ năm 1919 nước nga thực hiện chính sách gì?
A. Chính sách kinh tế mới.
B. Chính sách quốc phòng toàn dân.
C. Chính sách cộng sản thời chiến.
D. Chính sách tổng động viên.
Câu 9. Điểm mới của phong trào dân tộc tư sản ở Đông Nam Á sau Chiến Tranh thế giới thứ nhất

A. kiên quyết từ bỏ con đường cải lương.
B. thành lập được các tổ chức chính đảng tư sản có mục tiêu giành độc lập dân tộc rõ ràng.
C. lôi kéo được giai cấp công nhân trong nước đi theo làm cách mạng.
D. chỉ tập trung đấu tranh đòi quyền lợi chính trị.
Câu 10. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam nhằm
A. biến Việt Nam thành thuộc địa.

B. bù đắp những thiệt hại do chiến tranh.
C. hoàn thành xâm chiếm các nước châu Á.
D. giúp Nhà Nguyễn củng cố chính quyền phong kiến.
Phần II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (03 điểm). Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai 1939 – 1945:
1. Phát xít đức bị tiêu diệt như thế nào?
2. Trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, Liên Xô có vai trò như thế nào?
3. Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa
bình thế giới hiện nay.
Câu 2 (04 điểm). Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858:
1. Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên?
2. Nêu thắng lợi quân sự của nhân dân ta ở Đà Nẵng.
3. Em nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858?
*** HẾT***