Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ Sinh 11 năm học 2018-2019 (Chuyên Thái Nguyên, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 19:12:27 | Được cập nhật: 2 giờ trước (17:54:19) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1728 | Lượt Download: 61 | File size: 0.537088 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN

ĐỀ ĐỀ NGHI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI DH & ĐBBB

TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN

MÔN SINH HỌC 11- NĂM HỌC 2018-2019

Thời gian: 180 phút.
(Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: Trao đổi nước và khoáng (2,0 điểm)
Đất bao quanh rễ cây được cấu thành từ các loại hạt keo đất có mang các ion
khoáng cần cho sinh trưởng và phát triển của cây.
a/ Để hấp thụ được các ion khoáng, rễ cây sử dụng cơ chế hút bám trao đổi
cation. Nêu các đặc điểm chính của cơ chế đó.
b/ Dựa trên cơ chế hút bám trao đổi cation, hãy cho biết đất chua (pH từ 4-5) và
đất kiềm (pH từ 9-10) loại nào chứa nhiều cation khoáng hơn? Giải thích.
c/ Từ việc hiểu biết cơ chế hút bám trao đổi cation, hãy đề xuất biện pháp giúp
đất duy trì độ màu mỡ và tăng cường khả năng hút các cation khoáng của cây.
Câu 2: Quang hợp (2,0 điểm)
Các nhà khoa học tách riêng tilacôit của lục lạp
và đưa vào môi trường tương tự như chất nền của lục
lạp. Theo dõi pH của môi trường chứa tilacôit ở các
điều kiện khác nhau và thu được kết quả thể hiện ở
hình bên. Trong đó, (i) là thời điểm bắt đầu chiếu
sáng, (ii) là thời điểm một chất X được thêm vào môi
trường đang được chiếu sáng.
a/ Trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút tính từ khi bắt đầu thí nghiệm, pH
của môi trường chứa tilacôit thay đổi như thế nào so với trước khi chiếu sáng? Giải
thích.
b/ X có thể là chất ức chế quá trình nào dưới đây? Giải thích.
(1) Quá trình phôtphorin hóa ôxi hóa
(2) Quá trình tổng hợp enzim rubisco
(3) Quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và II
(4) Quá trình phân hủy NADPH
Câu 3: Hô hấp (1,0 điểm)

Một loại chất ức chế đặc hiệu chuỗi vận chuyển điện tử trong hô hấp được đưa
vào cây (ví dụ cyanide), sự vận chuyển saccharose từ ngoài vào tế bào kèm và vào yếu
tố ống rây (tế bào ống rây) có bị ảnh hưởng không? Giải thích.
Câu 4: Sinh trưởng phát triển và sinh sản ở TV (2,0 điểm)
Loài thực vật B ra hoa vào mùa hè và không ra hoa vào mùa đông. Khi làm
phép thử nhằm giúp cây ra hoa vào mùa đông, người ta đã xử lý cây từ giai đoạn còn
non bằng cách ngắt quãng đêm dài nhờ chớp ánh sáng đỏ, chia 1 đêm dài thành 2 đêm
ngắn nhưng cây vẫn không ra hoa.
a/ Hãy đưa ra 2 giả thuyết cho hiện tượng không ra hoa ở loài thực vật B.
b/ Trình bày 2 thí nghiệm để kiểm chứng 2 giả thuyết đã đưa ra.
Câu 5: Tiêu hóa và hô hấp ở ĐV (2,0 điểm)
a/ Sự làm trống dạ dày được quyết định bởi lực co thắt nhu động của dạ dày và
sức kháng của cơ vòng tâm vị. Thời gian để làm trống một nửa lượng vật chất trong dạ
dày được đo đạc ở một bệnh nhân và so sánh với số liệu bình thường
Cá thể

Thời gian để làm trống một nửa lượng vật
chất trong dạ dày
Chất lỏng

Chất rắn

Bình thường

<20

<120

Người bệnh

18

150

Chỉ ra mỗi khẳng định sau là đúng hay sai? Giải thích?
A. Người bệnh có nguy cơ bị thiếu dinh dưỡng cao hơn so với người khỏe mạnh.
B. Người bệnh dường như tăng nguy cơ trào ngược axit.
C. Tăng lên sức đề kháng của cơ vòng môn vị sẽ làm tăng sự trống vật chất rắn trong
dạ dày.
D. Khi bệnh nhân nôn, vật chất nôn chứa dịch mật.
b/ Một số sự kiện sau diễn ra trong quá trình hô hấp ở người khi thay đổi trạng
thái hoạt động: (1) Tăng pH máu, (2) Tăng thở ra khí CO2, (3) Tăng nồng độ CO2 máu,
(4) Giảm nồng độ CO2 máu và (5) Giảm pH máu.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian bằng cách điền các số (1), (2), (3),
(4) và (5) vào các ô tương ứng trong mỗi trường hợp dưới đây và giải thích.

-

Trường hợp 1: Người khỏe mạnh đang tập thể dục với cường độ vận động tăng
dần.

-

Trường hợp 2: Người khỏe mạnh đang ngồi tại chỗ và hít thở với nhịp tăng dần.

Câu 6: Tuần hoàn (2,0 điểm)
Một phụ nữ 50 tuổi cảm thấy mệt mỏi, nhịp thở và nhịp tim nhanh. Đo huyết áp
động mạch cánh tay cho kết quả huyết áp tâm thu là 140 mmHg và huyết áp tâm
trương là 50 mmHg. Bác sĩ xác định người phụ nữ này bị bệnh ở van tim. Hãy cho
biết:
a/ Người phụ nữ bị bệnh ở van tim nào? Giải thích.
b/ Lượng máu cung cấp cho cơ tim hoạt động trong một chu kỳ tim của người phụ
nữ đó có bị thay đổi không? Tại sao?
Câu 7: Bài tiết và cân bằng nội môi (2,0 điểm)
a/ Cơ chế vận chuyển Na+ và Cl- trong một số cấu trúc của động vật được thể hiện
trên hình sau.

Hãy cho biết cơ chế vận chuyển Na + và Cl- ở mỗi tế bào: (1) tế bào ống lượn gần của
thận người, (2) tế bào đoạn mảnh nhánh lên quai Henle của thận người, (3) tế bào
mang cá rô (cá xương nước ngọt) được thể hiện tương ứng với hình nào trong những
hình trên (từ a đến d)? Giải thích.
b/ Kết quả xét nghiệm chỉ số EPO và hematocrit (dung tích hồng cầu – nồng độ
chất này tỷ lệ thuận với số lượng hồng cầu) của một số người (N1 →N6) được thể
hiện trong bảng sau đây:
N1

N2

N3

N4

N5

N6

Bình thường

EPO (mU/mL) 1

1

10

12

20

50

9 →11

Hematocrit

50

40

52

20

100

Nữ: 34 – 44

20

(%)

Nam: 37 – 48

Hãy cho biết các mẫu trên ứng với người nào trong số những người sau, giải thích tại
sao.
-

Vận động viên bơi lội

-

Bệnh nhân suy thận nặng

-

Bệnh nhân suy tủy

-

Bệnh nhân đa hồng cầu nguyên phát

Câu 8: Cảm ứng ở ĐV (2,0 điểm)
Trường hợp nào sau đây có thể gây ra sự dịch chuyển điện thế màng từ -70 mV
đến -50 mV ở nơron? Giải thích.
- Trường hợp 1: Tăng nồng độ aldosteron trong máu.
- Trường hợp 2: Giảm nồng độ aldosteron trong máu.
- Trường hợp 3: Bơm Na - K trên màng sinh chất của nơron hoạt động yếu đi.
Câu 9: Sinh trưởng phát triển và sinh sản ở TV (2,0 điểm)
Trong một thí nghiệm, những con chuột được chia thành 3 lô. Một lô tiêm
hoocmôn vùng dưới đồi CRH (hoocmôn kích thích tuyến yên sản sinh ACTH). Một lô
tiêm TSH (hoocmôn kích thích tuyến giáp). Lô còn lại (đối chứng) tiêm dung dịch
sinh lí. Sau hai tuần, người ta xác định khối lượng của một số tuyến nội tiết và khối
lượng cơ thể của các lô chuột. Kết quả thu được như sau:
LÔ ĐỐI CHỨNG

LÔ TN 1

LÔ TN 2

Tuyến yên (mg)

12,9

8,0

14,5

Tuyến giáp (mg)

250,0

500,0

250,0

Tuyến trên thận (mg)

40,0

40,0

75,0

Khối lượng cơ thể (mg)

400,0

252,0

275,0

Lô TN 1 và lô TN 2 được tiêm loại hoocmôn nào? Giải thích kết quả thí nghiệm.
Câu 10: Nội tiết (2,0 điểm)
Một phụ nữ 25 tuổi có hàm lượng estradiol và progesterone trong máu thấp hơn
so với bình thường. Kiểm tra cho thấy vùng dưới đồi của người phụ nữ này hoạt động

bình thường nhưng lại có bất thường ở hoạt động tuyến yên hoặc ở hoạt động buồng
trứng. Nêu 2 phương pháp để xác định được chính xác nguyên nhân gây ra sự giảm
hàm lượng hoocmon sinh dục ở người phụ nữ này là do rối loạn hoạt động tuyến yên
hay rối loạn hoạt động buồng trứng. Giải thích.
Câu 11: Thực hành giải phẫu thực vật (1,0 điểm)
Hình bên thể hiện một loại tế bào thực vật
đã biệt hóa. Hãy cho biết:
a/ Đó là loại tế bào nào?
b/ Nêu những đặc điểm cấu trúc điển hình và vai
trò của loại tế bào này đối với thực vật.

-------------------------------------------------Hết--------------------------------------------(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ

TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN
MÔN SINH HỌC 11- NĂM HỌC 2018-2019
Thời gian: 180 phút.

Câu 1: Trao đổi nước và khoáng (2,0 điểm)
Đất bao quanh rễ cây được cấu thành từ các loại hạt keo đất có mang các
ion khoáng cần cho sinh trưởng và phát triển của cây.
a/ Để hấp thụ được các ion khoáng, rễ cây sử dụng cơ chế hút bám trao đổi
cation. Nêu các đặc điểm chính của cơ chế đó.
b/ Dựa trên cơ chế hút bám trao đổi cation, hãy cho biết đất chua (pH từ 45) và đất kiềm (pH từ 9-10) loại nào chứa nhiều cation khoáng hơn? Giải thích.
c/ Từ việc hiểu biết cơ chế hút bám trao đổi cation, hãy đề xuất biện pháp giúp
đất duy trì độ màu mỡ và tăng cường khả năng hút các cation khoáng của cây.
Điểm
a/ Cơ chế hút bám trao đổi cation:
-

Các hạt keo đất như hạt đất sét tích điện âm vì thế chúng mang các 0,25
cation khoáng (K+, Na+, Ca2+…) trên bề mặt hạt keo.

-

CO2 hình thành từ quá trình hô hấp ở các tế bào của rễ sẽ khuếch tán qua
lông hút vào dung dịch đất và kết hợp với các phân tử nước để hình 0,25
thành axit yếu H2CO3. Do không bền, axit này sẽ bị phân ly thành H + và
HCO3- theo sơ đồ sau:
CO2 + H2O

-

H2CO3

H+ + HCO3-

H+ sẽ thay thế vị trí của các cation trên bề mặt hạt keo đất, dẫn đến giải 0,25
phóng các cation khoáng tự do làm cho lông hút có thể dễ dàng hấp thụ
vào rễ.

b/
-

Đất chua (pH từ 4-5) sẽ có nhiều ion H +, dẫn đến giải phóng nhiều 0,5
cation khoáng. Một phần nhỏ cation khoáng sẽ được rễ hấp thu, còn
phần lớn sẽ bị rửa trôi vào tầng nước ngầm. Trải qua thời gian, đất chua
sẽ là đất nghèo cation khoáng.

-

Ngược lại, với đất kiềm (pH từ 9-10) do có ít ion H + nên phần lớn cation

khoáng vẫn được giữ trên bề mặt hạt keo đất, vì vậy đất kiềm là đất giàu 0,5
cation khoáng.
c/ Các biện pháp được sử dụng trong trồng trọt:
-

Cần tạo điều kiện cho hô hấp hiếu khí của rễ cây để tạo ra CO2.

-

Lựa chọn phân bón cho phù hợp với loại đất để tránh làm rửa trôi các

0,25

cation khoáng.
Câu 2: Quang hợp (2,0 điểm)
Các nhà khoa học tách riêng tilacôit của lục
lạp và đưa vào môi trường tương tự như chất nền
của lục lạp. Theo dõi pH của môi trường chứa
tilacôit ở các điều kiện khác nhau và thu được kết
quả thể hiện ở hình bên. Trong đó, (i) là thời điểm
bắt đầu chiếu sáng, (ii) là thời điểm một chất X
được thêm vào môi trường đang được chiếu sáng.
a/ Trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút tính từ khi bắt đầu thí nghiệm,
pH của môi trường chứa tilacôit thay đổi như thế nào so với trước khi chiếu
sáng? Giải thích.
b/ X có thể là chất ức chế quá trình nào dưới đây? Giải thích.
(1) Quá trình phôtphorin hóa ôxi hóa
(2) Quá trình tổng hợp enzim rubisco
(3) Quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và II
(4) Quá trình phân hủy NADPH
Điểm
a/ pH của môi trường chứa tilacôit tăng lên so với trước khi chiếu sáng 0,25
- Giải thích:
+ Khi chiếu sáng, xảy ra pha sáng của quá trình quang hợp
+ Chuỗi truyền điện tử ở màng tilacôit sẽ hoạt động và bơm ion H + từ môi
trường bên ngoài vào trong xoang tilacôit
+ Do đó nồng độ H+ ở môi trường chứa tilacôit giảm nên pH của môi trường
chứa tilacôit tăng lên so với trước khi chiếu sáng

0,75

b/ X là (3) - Chất ức chế quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và II
- Giải thích:
+ Ức chế quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa II với hệ quang hóa I
sẽ ngăn cản quá trình vận chuyển ion H+ vào trong xoang tilacôit

0,25

+ Vì vậy, nồng độ H+ trong môi trường chứa tilacôit tăng (do các ion H +
được vận chuyển vào xoang tilacôit sẽ lại được đi ra ngoài môi trường qua 0,75
kênh ATP synthetaza và tổng hợp lên ATP).
+ Kết quả pH ở môi trường chứa tilacôit giảm
Câu 3: Hô hấp (1,0 điểm)
Một loại chất ức chế đặc hiệu chuỗi vận chuyển điện tử trong hô hấp được đưa
vào cây (ví dụ cyanide), sự vận chuyển saccharose từ ngoài vào tế bào kèm và vào yếu
tố ống rây (tế bào ống rây) có bị ảnh hưởng không? Giải thích.
Điểm
- Có bị ảnh hưởng.

0,25

- Vì protein màng đồng vận chuyển (H+/ saccharose) thực hiện vận chuyển
saccharose từ ngoài vào tế bào kèm và yếu tố ống rây muốn hoạt động được 0,5
cần có bơm proton đẩy H+ từ phía trong màng ra ngoài màng sinh chất để
kích hoạt protein màng đồng vận chuyển (H +/ saccharose), bơm proton hoạt
động có tiêu tốn ATP do hô hấp cung cấp.
- Chất ức chế chuỗi hô hấp tế bào sẽ làm giảm nguồn cung cấp ATP, do đó
làm giảm sự vận chuyển chủ động đường từ ngoài vào yếu tố ống rây và 0,25
vào tế bào kèm.
.

Câu 4: Sinh trưởng phát triển và sinh sản ở TV (2,0 điểm)
Loài thực vật B ra hoa vào mùa hè và không ra hoa vào mùa đông. Khi làm
phép thử nhằm giúp cây ra hoa vào mùa đông, người ta đã xử lý cây từ giai đoạn
còn non bằng cách ngắt quãng đêm dài nhờ chớp ánh sáng đỏ, chia 1 đêm dài
thành 2 đêm ngắn nhưng cây vẫn không ra hoa.
a/ Hãy đưa ra 2 giả thuyết cho hiện tượng không ra hoa ở loài thực vật B.
b/ Trình bày 2 thí nghiệm để kiểm chứng 2 giả thuyết đã đưa ra.

Điểm
a/ Hai giả thuyết cho hiện tượng không ra hoa
-

Giả thuyết 1: Loài thực vật B nói trên thuộc nhóm cây trung tính, sự ra
hoa của cây không phụ thuộc vào độ dài ngày, đêm. Có thể dự đoán cây ra 0,5
hoa vào mùa hè là do phù hợp với điều kiện về nhiệt độ, lượng mưa…

-

Giả thuyết 2: Loài thực vật B nói trên thuộc nhóm cây ngày dài. Cây
không ra hoa vào mùa đông dù được kích thích bằng chớp sáng đỏ có thể 0,5
do liều lượng ánh sáng ngắt đêm chưa đủ lớn. Để cây ngày dài ra hoa
được trong điều kiện ngày ngắn của mùa đông, cần phải ngắt quãng đêm
bằng ánh sáng đỏ với liều lượng đủ lớn và đúng thời gian nhạy cảm của
cây.

b/ Hai thí nghiệm kiểm chứng
-

Chuẩn bị các lô cây thí nghiệm và lô cây đối chứng của loài thực vật B
hoàn toàn giống nhau: cùng kích thước, cùng độ tuổi, trồng trong cùng
điều kiện về dinh dưỡng…

-

0,25

Thí nghiệm kiểm chứng cây trung tính: tiến hành vào mùa đông

+ Lô đối chứng: giữ nguyên với điều kiện bình thường của mùa đông
+ Lô thí nghiệm: trồng trong điều kiện có nhiệt độ và độ dài ngày… như của

0,25

mùa hè.
Nếu lô cây thí nghiệm ra hoa, còn lô cây đối chứng không ra hoa thì giả thuyết
loài thực vật B thuộc nhóm cây trung tính là đúng.
-

Thí nghiệm kiểm chứng cây ngày dài: tiến hành vào mùa đông

+ Cả lô đối chứng và lô thí nghiệm đều trồng trong điều kiện bình thường của
mùa đông.
+ Lô thí nghiệm: tăng cường chiếu ánh sáng đỏ vào ban đêm
Nếu lô cây thí nghiệm ra hoa, còn lô cây đối chứng không ra hoa thì giả thuyết 0,5
loài thực vật B thuộc nhóm cây dài ngày là đúng.
Câu 5: Tiêu hóa và hô hấp ở ĐV (2,0 điểm)

a/ Sự làm trống dạ dày được quyết định bởi lực co thắt nhu động của dạ
dày và sức kháng của cơ vòng tâm vị. Thời gian để làm trống một nửa lượng vật
chất trong dạ dày được đo đạc ở một bệnh nhân và so sánh với số liệu bình
thường
Cá thể

Thời gian để làm trống một nửa lượng
vật chất trong dạ dày
Chất lỏng

Chất rắn

Bình thường

<20

<120

Người bệnh

18

150

Chỉ ra mỗi khẳng định sau là đúng hay sai? Giải thích?
A. Người bệnh có nguy cơ bị thiếu dinh dưỡng cao hơn so với người khỏe mạnh.
B. Người bệnh dường như tăng nguy cơ trào ngược axit.
C. Tăng lên sức đề kháng của cơ vòng môn vị sẽ làm tăng sự trống vật chất rắn
trong dạ dày.
D. Khi bệnh nhân nôn, vật chất nôn chứa dịch mật
b/ Một số sự kiện sau diễn ra trong quá trình hô hấp ở người khi thay đổi
trạng thái hoạt động: (1) Tăng pH máu, (2) Tăng thở ra khí CO 2, (3) Tăng nồng
độ CO2 máu, (4) Giảm nồng độ CO2 máu và (5) Giảm pH máu.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian bằng cách điền các số (1), (2),
(3), (4) và (5) vào các ô tương ứng trong mỗi trường hợp dưới đây và giải thích.
-

Trường hợp 1: Người khỏe mạnh đang tập thể dục với cường độ vận động
tăng dần.

-

Trường hợp 2: Người khỏe mạnh đang ngồi tại chỗ và hít thở với nhịp tăng
dần.

Điểm
a/
A. Đúng: thời gian chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột lâu hơn, vì vậy quá

0,25

trình tiêu hóa và hấp thụ chậm hơn.
B. Đúng: thời gian dạ dày chứa nhiều thức ăn quá lâu, vì vậy dạ dày thường
có phản xạ co bóp mạnh làm tăng nguy cơ mở cơ vòng tâm vị gây trào ngược

0,25

axit.
C. Sai: tăng lên sức đề kháng của cơ vòng môn vị sẽ làm tăng giảm trống vật
chất rắn trong dạ dày.

0,25

D. Sai: cơ vòng môn vị đóng thường xuyên nên các chất trong ruột khó có thể
di chuyển lên dạ dày

0,25

b/
- Ở người đang tập thể dục cường độ mạnh, thứ tự các sự kiện là:
(3)

(5)

(2)

- Tập thể dục cường độ cao sinh ra nhiều CO2 khuếch tán vào máu làm tăng 0,5
nồng độ CO2 trong máu (3). CO2 tăng làm H+ trong máu tăng (thông qua phản
ứng: CO2 + H2O → H2CO3 → H+ + HCO3-), dẫn đến pH máu giảm (5).
- H+ tăng làm giảm pH máu kích thích lên trung khu hô hấp làm tăng thở CO 2
ra ngoài (2).
- Ở người đang ngồi tại chỗ và thở nhanh, thứ tự các sự kiện là:
(2)

(4)

(1)

- Thở nhanh tăng thông khí làm tăng thở CO2 ra ngoài (2). Do đó CO2 trong
máu giảm (4)

0,5

- Giảm CO2 máu làm giảm kết hợp với H 2O để tạo H2CO3, dẫn đến giảm sự
phân li H2CO3 thành H+ và HCO3-, Nồng độ H+ giảm làm tăng pH máu (1).
Câu 6: Tuần hoàn (2,0 điểm)
Một phụ nữ 50 tuổi cảm thấy mệt mỏi, nhịp thở và nhịp tim nhanh. Đo huyết
áp động mạch cánh tay cho kết quả huyết áp tâm thu là 140 mmHg và huyết áp
tâm trương là 50 mmHg. Bác sĩ xác định người phụ nữ này bị bệnh ở van tim.
Hãy cho biết:
a/ Người phụ nữ bị bệnh ở van tim nào? Giải thích.
b/ Lượng máu cung cấp cho cơ tim hoạt động trong một chu kỳ tim của người phụ
nữ đó có bị thay đổi không? Tại sao?

Điểm
a/ Chênh lệch huyết áp giữa huyết áp tâm thu và tâm trương khá lớn (140 – 50 0,5
= 90 mmHg) chứng tỏ van bán nguyệt động mạch chủ bị hở.
-

Do hở van bán nguyệt động mạch chủ nên ở giai đoạn tâm trương một
phần máu từ động mạch chủ trào ngược trở lại tâm thất trái làm huyết áp
tâm trương tụt nhanh xuống 50 mmHg.

b/ Lượng máu cung cấp cho cơ tim trong một chu kỳ tim giảm vì van bán
nguyệt động mạch chủ hở dẫn đến tim đập nhanh lên, rút ngắn thời gian tâm

0,5

trương - đây là thời gian máu từ động mạch chủ vào động mạch vành cung
cấp máu cho cơ tim hoạt động.
Câu 7: Bài tiết và cân bằng nội môi (2,0 điểm)
a/ Cơ chế vận chuyển Na+ và Cl- trong một số cấu trúc của động vật được thể
hiện trên hình sau.

Hãy cho biết cơ chế vận chuyển Na+ và Cl- ở mỗi tế bào: (1) tế bào ống lượn gần
của thận người, (2) tế bào đoạn mảnh nhánh lên quai Henle của thận người, (3) tế
bào mang cá rô (cá xương nước ngọt) được thể hiện tương ứng với hình nào
trong những hình trên (từ a đến d)? Giải thích.
b/ Kết quả xét nghiệm chỉ số EPO và hematocrit (dung tích hồng cầu – nồng độ
chất này tỷ lệ thuận với số lượng hồng cầu) của một số người (N1 →N6) được thể
hiện trong bảng sau đây:
EPO

N1

N2

N3

N4

N5

N6

Bình thường

1

1

10

12

20

50

9 →11

20

50

40

52

20

100

Nữ: 34 – 44

(mU/mL)
Hematocrit

(%)

Nam: 37 – 48

Hãy cho biết các mẫu trên ứng với người nào trong số những người sau, giải
thích tại sao.
-

Vận động viên bơi lội

-

Bệnh nhân suy thận nặng

-

Bệnh nhân suy tủy

-

Bệnh nhân đa hồng cầu nguyên phát
Điểm

a/- Cơ chế vận chuyển Na+ và Cl- ở tế bào ống lượn gần của thận người được
thể hiện ở hình c vì ở ống lượn gần, Na + được vận chuyển tích cực từ dịch lọc 0,25
vào dịch kẽ và Cl- di chuyển theo.
- Cơ chế vận chuyển Na+ và Cl- ở tế bào đoạn mảnh nhánh lên quai Henle của
thận người được thể hiện ở hình d vì dịch lọc trong đoạn mảnh nhánh lên quai 0,25
Henle đã được cô đặc rất nhiều (do nước được tái hấp thu ở nhánh xuống) nên
NaCl được khuếch tán (vận chuyển thụ động) vào dịch kẽ.
- Cơ chế vận chuyển Na+ và Cl- ở tế bào mang cá rô được thể hiện ở hình c vì
dịch cơ thể cá rô có áp suất thẩm thấu cao hơn môi trường sống nước ngọt nên
cá rô bị mất muối do khuếch tán. Cá rô có cơ chế hồi phục muối qua mang
nhờ vận chuyển tích cực Cl- từ môi trường vào cơ thể và Na+ đi theo.

0,5

b/
- Bệnh nhân suy thận nặng: Mẫu N1. Người suy thận nặng, nồng độ EPO 0,25
thấp, do đó dung tích hồng cầu giảm (số lượng hồng cầu giảm)
- Bệnh nhân đa hồng cầu nguyên phát: Mẫu N2. Do lượng hồng cầu tăng →
Hb tăng → O2 trong máu luôn cao → ức chế sản sinh EPO → EPO giảm.

0,25

- Vận động viên bơi lội: mẫu N4. Người này không bị bệnh nhưng có nhu cầu
O2 cao nên đòi hỏi số lượng hồng cầu hơi tăng hơn so với bình thường → 0,25
EPO hơi cao hơn bình thường.
- Bệnh nhân suy tủy: Mẫu N5. Người bệnh này số lượng hồng cầu ít → O 2
trong máu thấp→ kích thích gan, thận tăng tiết EPO → EPO tăng
Câu 8: Cảm ứng ở ĐV (2,0 điểm)

0,25

Trường hợp nào sau đây có thể gây ra sự dịch chuyển điện thế màng từ -70 mV
đến -50 mV ở nơron? Giải thích.
- Trường hợp 1: Tăng nồng độ aldosteron trong máu.
- Trường hợp 2: Giảm nồng độ aldosteron trong máu.
- Trường hợp 3: Bơm Na - K trên màng sinh chất của nơron hoạt động yếu đi.
Điểm
- Trường hợp tăng nồng độ aldosteron trong máu không gây ra sự dịch 0,75
chuyển điện thế màng từ -70mV đến -50mV mà ngược lại gây tăng phân cực,
vì:
+ Nồng độ aldosteron cao gây tăng Na+, giảm K+ trong máu và trong dịch kẽ.
+ Do chênh lệch K+ hai bên màng nơron tăng, dòng K+ đi ra tăng nên trong
màng âm hơn, gây tăng phân cực ở nơron.
- Trường hợp giảm nồng độ aldosteron trong máu có thể gây ra sự dịch 0,75
chuyển điện thế màng từ -70mV đến -50mV, vì:
+ Nồng độ aldosteron thấp gây giảm Na+ và tăng K+ trong máu và trong dịch
kẽ.
+ Do chênh lệch K+ hai bên màng nơron giảm, dòng K+ đi ra giảm nên phía
bên trong màng ít âm hơn, điện thế màng có thể dịch chuyển từ -70mV đến 50mV.
-Trường hợp bơm Na- K hoạt động yếu điện thế màng có thể dịch chuyển từ - 0,5
70mV đến -50mV. Bơm Na- K hoạt động yếu dẫn đến giảm K + vận chuyển
vào trong tế bào. Nồng độ K+ trong tế bào giảm, dòng K+ đi ra giảm làm cho
trong màng ít âm hơn.
Câu 9: Sinh trưởng phát triển và sinh sản ở TV (2,0 điểm)
Trong một thí nghiệm, những con chuột được chia thành 3 lô. Một lô tiêm
hoocmôn vùng dưới đồi CRH (hoocmôn kích thích tuyến yên sản sinh ACTH). Một lô
tiêm TSH (hoocmôn kích thích tuyến giáp). Lô còn lại (đối chứng) tiêm dung dịch
sinh lí. Sau hai tuần, người ta xác định khối lượng của một số tuyến nội tiết và khối
lượng cơ thể của các lô chuột. Kết quả thu được như sau:
LÔ ĐỐI CHỨNG

LÔ TN 1

LÔ TN 2

Tuyến yên (mg)

12,9

8,0

14,5

Tuyến giáp (mg)

250,0

500,0

250,0

Tuyến trên thận (mg)

40,0

40,0

75,0

252,0

275,0

Khối lượng cơ thể 400,0
(mg)

Lô TN 1 và lô TN 2 được tiêm loại hoocmôn nào? Giải thích kết quả thí nghiệm.
Điểm
-

Lô 1 dược tiêm TSH và lô 2 được tiêm CRH.

-

Ở lô 1, tiêm TSH, TSH tăng làm tăng khối lượng tuyến giáp (từ 250 mg
lên 500mg) và gây tăng tiết tiroxin

0,25
0,75

Tăng tiết tiroxin gây điều hòa ngược âm tính lên vùng dưới đồi làm giảm tiết
CRH. CRH giảm làm tuyến yên giảm khối lượng (từ 12,9 mg xuống 8mg)
Tăng tiroxin làm giảm tốc độ chuyển hóa, tăng sử dụng vật chất và năng
lượng, làm khối lượng cơ thể giảm (từ 400 mg xuống 252mg)
-

Ở lô 2, tiêm CRH, CRH tăng làm tăng khối lượng tuyến yên (từ 12,9 mg 1,0
lên 14,5 mg) và gây tăng tiết ACTH.

ACTH tăng cao làm tăng khối lượng tuyến trên thận ( từ 40 mg lên 75 mg) và
gây tăng tiết cortizol
Tăng cortizol làm tăng phân giải prôtêin và lipit, làm giảm khối lượng cơ thể
(từ 400 mg xuống 275 mg)
Câu 10: Nội tiết (2,0 điểm)
Một phụ nữ 25 tuổi có hàm lượng estradiol và progesterone trong máu thấp hơn
so với bình thường. Kiểm tra cho thấy vùng dưới đồi của người phụ nữ này hoạt động
bình thường nhưng lại có bất thường ở hoạt động tuyến yên hoặc ở hoạt động buồng
trứng. Nêu 2 phương pháp để xác định được chính xác nguyên nhân gây ra sự giảm
hàm lượng hoocmon sinh dục ở người phụ nữ này là do rối loạn hoạt động tuyến yên
hay rối loạn hoạt động buồng trứng. Giải thích.
Điểm
- - Phương pháp 1: Tiêm FSH và LH vào người bệnh và sau đó theo dõi sự thay 1,0
đổi nồng độ estradiol và progesterone máu.

+ Nếu nồng độ estradiol và progesterone máu tăng lên thì chứng tỏ người này bị
rối loạn hoạt động tuyến yên.
+ Nếu nồng độ estradiol và progesterone máu không đổi thì chứng tỏ người này
bị rối loạn hoạt động buồng trứng.
- - Phương pháp 2: Đo hàm lượng FSH và LH trong máu của người bệnh.

1,0

+ Nếu nồng độ FSH và LH thấp hơn bình thường thì chứng tỏ người này bị rối
loạn hoạt động tuyến yên.
+ Nếu nồng độ FSH và LH cao hơn bình thường thì chứng tỏ người này bị rối
loạn hoạt động buồng trứng.
Câu 11: Thực hành giải phẫu thực vật (1,0 điểm)
Hình bên thể hiện một loại tế bào thực
vật đã biệt hóa. Hãy cho biết:
a/ Đó là loại tế bào nào?
b/ Nêu những đặc điểm cấu trúc điển hình và
vai trò của loại tế bào này đối với thực vật.

Điểm
a/ Đó là tế bào mô cứng ở thực vật.

0,25

b/ Là những tế bào có thành thứ cấp dày và thường được tăng cường thêm 0,75
lignhin. Tế bào mô cứng trưởng thành không kéo dài được và những tế bào
này sinh ra ở những vùng của cây đã ngừng sự sinh trưởng về chiều dài. Các
tế bào này chuyên hóa với chức năng chống đỡ trong cây.

Người ra đề: Nguyễn Thị Thanh Thủy - 0912002585