Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ Sinh 11 năm học 2018-2019 (Chuyên Nguyễn Chí Thanh - Đak Nông, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 19:28:45 | Được cập nhật: 2 giờ trước (7:17:12) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 1071 | Lượt Download: 43 | File size: 0.91113 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD VÀ ĐT TỈNH ĐĂK
NÔNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN CHÍ THANH

ĐỀ ĐỀ XUẤT

KỲ THI HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC
BỘ
LẦN THỨ XII, NĂM HỌC 2018– 2019
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 11
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

(Đề thi gồm 01 trang)

CÂU 1: Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng (2 điểm)
1. Thí nghiệm: lấy một cây nhỏ còn nguyên bộ rễ, nhúng bộ rễ đã rửa sạch
vào dung dịch xanh methylen. Một lúc sau, lấy cây ra, rửa sạch bộ rễ và lại nhúng
tiếp vào dung dịch CaCl2. Em hãy dự đoán xem có thể quan sát thấy hiện tượng gì?
Thí nghiệm chứng minh điều gì? Giải thích kết quả thí nghiệm đó.
2. Nguồn nitơ nào cây dễ hấp thụ nhất? Dạng nào dễ làm cho đất bị chua hơn?
CÂU 2: Quang hợp ở thực vật (2 điểm)
1. a. Hai học sinh nhận thấy bong bóng hình thành trên những chiếc lá ngập
nước của cây Elodea đang phát triển trong một bể cá trong điều kiện cường độ ánh
sáng cao. Ánh sáng không ảnh hưởng đến nhiệt độ của nước. Các bong bóng nhìn
thấy trên lá là kết quả của một loại khí được hình thành trong các tế bào của lá. Mô
tả những gì xảy ra trong các tế bào của lá để dẫn đến sự hình thành của các bong
bóng này.
b. Các sinh viên đã điều tra tốc độ quang hợp trong lá của cây Elodea. Biểu
đồ kết quả của họ được hiển thị dưới đây.

Ở nhiệt độ 20°C, giải thích sự khác biệt quan sát được khi cây Elodea tiếp xúc
với ánh sáng cường độ thấp so với khi nó tiếp xúc với ánh sáng cao cường độ.
2. Tại sao ở những cây có hàm lượng chlorophyl b cao thì những cây đó có
xu hướng tích lũy protein, axit béo?
CÂU 3: Hô hấp ở thực vật (1 điểm)
Một loại chất ức chế đặc hiệu chuỗi vận chuyển điện tử trong hô hấp được
đưa vào cây (ví dụ cyanide), sự vận chuyển saccharose từ ngoài vào tế bào kèm và
vào yếu tố ống rây (tế bào ống rây) có bị ảnh hưởng không? Giải thích?

CÂU 4: Sinh trưởng , phát triển và sinh sản ở thực vật (2 điểm)
Để nghiên cứu tác dụng của ánh sáng đỏ (chiếu trong 1 phút) và ánh sáng đỏ
xa (chiếu trong 4 phút) lên sự nảy mầm của hạt rau diếp, các nhà khoa học đã chiếu
sáng như ở bảng dưới. Sau khi chiếu sáng lượt cuối cùng, các hạt được đặt trong
tối 2 ngày với điều kiện tối ưu về nhiệt độ và độ ẩm. Tỉ lệ nảy mầm của hạt được
trình bày ở bảng dưới


Chế độ chiếu sáng

Tỉ lệ nảy mầm (%)

hạt
I
Tối
9,0
II
Đỏ →Tối
99,2
III
Đỏ →Đỏ xa →Tối
54,3
IV
Đỏ →Đỏ xa → Đỏ →Tối
97,2
V
Đỏ →Đỏ xa → Đỏ →Đỏ xa→Tối
49,9
a. Nhận xét về tỉ lệ nảy mầm của các lô thí nghiệm trên, từ đó rút ra nhận xét
yếu tố quyết định tỉ lệ nảy mầm của thí nghiệm trên.
b. Nếu thay 2 lượt chiếu ánh sáng đỏ bằng ánh sáng trắng (1 phút/ lượt) ở lô
thí nghiệm V thì kết quả sẽ như thế nào?
c. Nếu đặt hạt sau khi chiếu sáng từ lô II-V vào ánh sáng trắng thay vì đặt
trong tối thì tỉ lệ nảy mầm ở bốn lô này như thế nào?
CÂU 5: Tiêu hóa và hô hấp ở động vật (2 điểm)
1. a. Vì sao tripxin được xem là enzim quan trọng nhất trong sự phân giải
protein?
b. Ở chuột thí nghiệm bị hỏng chức năng tuyến tuỵ, mặc dù đã được tiêm
hoocmôn tuyến tuỵ với liều phù hợp, nhưng con vật vẫn chết. Dựa vào chức năng
tuyến tuỵ, giải thích vì sao con vật vẫn chết.
2. Ở mang của cá nước ngọt, huyết
Ambient water
Blood
tương được tách biệt khỏi nước ở môi
trường ngoài nhờ 1 lớp biểu mô mỏng,
Cldo đó cá có nguy cơ bị mất ion như Na +
HCO3và Cl- vào môi trường và nước từ môi
trường có xu hướng đi vào huyết tương
qua biểu mô mang cá. Có các cơ chế vận
chuyển làm các ion vô cơ và nước qua
Na+
mang giúp duy trì sự khác biệt về thành
H+
phần ion giữa huyết tương và nước ngoài
môi trường. Dựa vào hình 1: Cơ chế vận
chuyển của 4 ion qua biểu mô mang cá,
hãy cho biết:
Gill epithelium
a. pH máu thay đổi như thế nào khi ức chế bơm Cl- trên màng?

b. Giả sử có một chất ức chế chuỗi chuyền điện tử thì dòng Na + đi vào và
dòng HCO3- đi ra khỏi tế bào có bị ảnh hưởng không? Vì sao?
c. Khi hoạt động hô hấp của cá tăng thì sự vận chuyển Na + và Cl- qua tế bào
biểu mô tăng hay giảm? Giải thích.
CÂU 6: Tuần hoàn (2 điểm)
1. Hãy phát biểu nội dung của quy
luật Staling và nêu ý nghĩa của quy luật
này.
2. Một phụ nữ 60 tuổi có nhịp tim
nghỉ ngơi là 70 nhịp/ phút, áp lực động
mạch 130/85 mm Hg và bình thường
thân nhiệt. Sử dụng hình dưới đây và trả
lời các câu hỏi sau:
a. Tính cung lượng tim của người
phụ nữ này?
b. Tại vị trí nào thì tiếng tim thứ
nhất và tiếng tim thứ tư xảy ra?
CÂU 7: Bài tiết, cân bằng nội môi
(2 điểm)
Dựa vào hình dưới đây, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Đường cong nào có khả năng thể hiện đáp ứng ở người khỏe mạnh và bệnh
nhân tiểu đường type 1 và type 2 sau khi cho uống glucose?
2. Đường cong nào thể hiện đáp ứng ở một người khỏe mạnh và ở một bệnh
nhân ở giai đoạn đầu của hội chứng Cushing

CÂU 8: Cảm ứng ở động vật (2 điểm)

1. Hai nơron A và B cùng loại, có sự chênh lệch Na +, K+ giữa bên trong và
bên ngoài nơron là như nhau.
a. Cho chất Digoxin tác động lên nơron A nhưng không cho chất này tác động
lên nơron B thì khi kích thích biên độ điện thế hoạt động lan truyền trên mỗi sợi
trục có thay đổi không và biên độ điện thế hoạt động của nơron nào lớn hơn? Giải
thích.
b. Cho chất Cyanua (CN-) tác động lên nơron B nhưng không cho chất này tác
động lên nơron A thì nồng độ ion K+ ở trong nơron nào lớn hơn? Giải thích.
2. Để nghiên cứu sự dẫn truyền xung thần kinh từ tế bào thần kinh này sang tế
bào thần kinh khác, người ta tiến hành thí nghiệm với các tế bào thần kinh 1 và 2
nối nhau bằng xinap hóa học vào các dung dịch
- Dung dịch A: chứa chất kích thích khiến cổng Na + của màng sau xinap luôn
mở.
- Dung dịch B: chứa chất ức chế hoạt động của enzim axetylcolinesteraza .
- Dung dịch C: chứa chất ức chế hình thành axetycolin trong túi xinap.
- Dung dịch D: chứa chất kích thích khiến cổng Ca2+ của chùy xinap luôn mở.
Hãy dự đoán xem xung thần kinh có truyền được từ tế bào thần kinh 1 sang tế
bào thần kinh 2 khi đặt vào các dung dịch trên không? Vì sao?
CÂU 9: Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật (2 điểm)
1. Trong 3 lần phân chia đầu ở phôi ếch, hai lần phân chia đầu tiên là theo
kinh tuyến (nằm dọc) tạo nên 4 phôi bào bằng nhau, mỗi phôi đều trải suốt từ cực
thực vật đến cực động vật; lần phân chia thứ ba đi theo vĩ tuyến (nằm ngang) tạo
phôi 8 tế bào: gồm 4 tế bào phía cực động vật và 4 tế bào ở cực thực vật. Yếu tố
nào dẫn đến sự phân chia trứng thành cực động vật và cực thực vật? Nêu sự khác
nhau về màu sắc và kích thước của 2 nhóm tế bào này?
2. Một trong những nguyên nhân gây vô sinh là do trên màng nhân tinh trùng
thiếu enzim photpholipaza C. Enzim này tham gia vào một con đường truyền tin
quan trọng trong tế bào, nó được kích hoạt bởi một thụ thể G-protein đồng thời
kích hoạt một con đường với chất truyền tin thứ hai.
a. Em hãy đề xuất một nguyên nhân có thể dẫn tới vô sinh khi thiếu enzim
photpholipaza C.
b. Để khắc phục vấn đề này, người ta tiến hành thụ tinh nhân tạo trong ống
nghiệm và kích thích trứng vừa thụ tinh bằng một dòng điện nhỏ. Hãy giải thích cơ
chế của việc làm đó.
CÂU 10: Nội tiết (2 điểm)

1. Tuyến thượng thận gồm 2 tuyến nhỏ úp trên hai thận. Tuyến thượng thận
tuy nhỏ nhưng mang tính chất sinh mạng. Theo em việc cắt bỏ tủy thượng thận hay
vỏ thượng thận ở động vật thực nghiệm sẽ gây nguy hiểm hơn cho động vật? Giải
thích. Trình bày cấu tạo của vỏ thượng thận.
2. Một người đàn ông 38 tuổi, người có hiện tượng chảy sữa được tìm thấy
người có một khối u tuyến yên (prolactinoma). Bác sỹ riêng điều trị cho anh với
bromocriptine, để loại bỏ hiện tượng chảy sữa.
Theo em cơ sở để bác sỹ dùng bromocriptine
để điều trị cho bệnh nhân này là gì?
Câu 11: Thực hành (1 điểm)
Hình bên mô tả cấu tạo sơ cấp của thân
cây hai lá mầm. Hãy điền vào các ghi chú từ 1
đến 9 bằng cách điền vào bảng sau:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
--- HẾT --Người ra đề: Đỗ Thị Mai Loan – ĐT: 0979135797