Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ Sinh 11 năm học 2018-2019 (Chuyên Lê Qúy Đôn - Đà Nẵng, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 18:54:00 | Được cập nhật: 5 giờ trước (22:47:03) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 2108 | Lượt Download: 81 | File size: 0.165376 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
…………………..
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

HỘI THI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XII, NĂM 2019
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC KHỐI 11
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1 : (2,0 điểm)
1. Khi nói về quá trình trao đổi nước, khoáng ở thực vật, hãy giải thích ngắn gọn các
câu sau:
a. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và cây thân thảo?
b. Tại sao không tưới nước cho cây khi trời nắng gắt?
c. Tại sao bón phân vi lượng phun ở dạng dung dịch qua lá có hiệu quả nhất?
d. Tại sao cây trên cạn khi ngập úng lâu sẽ chết?
2. Áp suất dương trong dịch mạch rây được hình thành như thế nào? Giả sử cây khoai
tây đang trong giai đoạn phát triển sử dụng tinh bột ở thân củ để ra hoa. Áp suất
dương thay đổi như thế nào trong mạch rây từ thân củ đến mô hoa?
Câu 2 : (2,0 điểm)
1. Cho sơ đồ sau đây biểu thị mối quan hệ giữa quang hợp của thực vật C 3, C4 với
cường độ ánh sáng và nhiệt độ. Xác định đường cong A và B tương ứng với nhóm
thực vật nào? Giải thích.

2. Vì sao để tổng hợp một phân tử gluco, thực vật C3 sử dụng ít ATP hơn thực vật C4
và CAM? Khi loại tinh bột ra khỏi lục lạp thì quá trình cố định CO2 ở thực vật C3,
C4, CAM sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
1

3. Để xác định cường độ quang hợp (mg CO2/ dm2.giờ ) và cường độ hô hấp ( mg
CO2/dm2.giờ ) của một cây theo phương pháp hóa học, người ta đã làm như sau:
Lấy 3 bình thủy tinh A, B, C dung tích như nhau và có nút kín. Bình B và bình C treo
mỗi bình một cành cây có cùng diện tích lá là 50cm2. Bình B đem chiếu sáng, bình C
che tối trong 20 phút. Sau đó xác định hàm lượng CO2 trong các bình bằng cách sử
dụng Ba(OH)2 để hấp thụ CO2 trong các bình và trung hòa Ba(OH)2 còn thừa bằng
HCl, kết quả thu được là 21ml, 16ml, 15,5ml cho mỗi bình.
a. Sắp xếp các bình tương ứng với các số liệu thu được?
b. Xác định cường độ quang hợp và hô hấp của cây dựa trên các số liệu thu
được? Biết hệ số quy đổi 1ml HCl tương đương với 0,6 mg CO2.
Câu 3 : (1,0 điểm)
1. Một bà nội trợ đặt một túi quả (cùng loại) trong tủ lạnh, còn một túi quả để quên ở
trên bàn. Vài ngày sau, khi lấy quả ra ăn bà thấy rằng quả để trong tủ lạnh ăn ngọt
hơn so với quả để quên trên mặt bàn. Dựa vào kiến thức hô hấp, em hãy giải thích
hiện tượng trên?
2. Vì sao một số thực vật ở vùng đầm lầy có khả năng sống được trong môi trường
thường xuyên thiếu oxi?
Câu 4 : (2,0 điểm)
1. Một cây non trồng bằng cách đặt nằm ngang trong một hộp xốp chứa mùn ẩm. Sau
một thời gian, người ta quan sát thấy thân cây mọc hướng lên thẳng, trong khi đó rễ
lại mọc hướng xuống đất. Giải thích cơ chế gây ra tính động của thân và rễ trong thí
nghiệm này?
2. Một loại độc tố của nấm có tác dụng thúc đẩy hoạt động của bơm H + trên màng tế
bào thực vật, độc tố này ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của thân cây?
3. Một học sinh trồng một loài thực vật trong các chậu và tiến hành chiếu sáng theo
các trường hợp dưới đây:
Thí nghiệm 1: Chiếu sáng 12 giờ, trong tối 12 giờ → cây ra hoa.
Thí nghiệm 2: Chiếu sáng 13 giờ, trong tối 11 giờ → cây ra hoa.
Thí nghiệm 3: Chiếu sáng 14 giờ, trong tối 10 giờ → cây không ra hoa.
Thí nghiệm 4: Chiếu sáng 15 giờ, trong tối 9 giờ → cây không ra hoa.
2

a. Thí nghiệm này nhằm xác định điều gì?
b. Dự đoán kết quả ra hoa của loài cây trên trong trường hợp chiếu sáng 10 giờ,
trong tối 13 giờ ( chiếu bổ sung xen kẽ ánh sáng đỏ vào giữa giai đoạn tối lần lượt đỏ
→ đỏ xa → đỏ). Giải thích.
4. Lấy các hạt thuộc cùng một giống ngô, tiến hành hai thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Lấy các hạt tươi đem ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu.
Thí nghiệm 2: Lấy các hạt đã phơi khô, sau đó đem ngâm nước rồi ủ ở nhiệt độ và độ
ẩm tối ưu.
Hiệu suất nảy mầm ở hai thí nghiệm như thế nào? Giải thích.
Câu 5 : (2,0 điểm)
1. Người ta thí nghiệm buộc thắt tạm thời ống dẫn dịch tụy ở thú thì hàm lượng
đường trong phân và trong nước tiểu sẽ thay đổi như thế nào? Biết rằng cacbonhydrat
và các chất dinh dưỡng khác trong chế độ ăn vẫn đáp ứng đầy đủ về lượng cho nhu
cầu của cơ thể và việc buộc thắt ống dẫn dịch tụy chưa gây nguy hiểm cho sự sống
của con vật.
2. Giải thích ngắn gọn các câu sau:
a. Ở bò, nồng độ gluco trong máu thường rất thấp.
b. Phổi của chim không có khí cặn.
c. Dùng khí cacbogen (5% CO2 và 95% O2) để cấp cứu người bị ngất do ngạt thở
mà không dùng oxi nguyên chất.
d. Ở người, dù cố gắng hít vào hết sức cũng không thể hít vào mãi được và cũng
không thể chủ động nín thở mãi được.
Câu 6 : (2,0 điểm)
1. Bảng dưới đây mô tả nhịp thở, nhịp tim và thân nhiệt của 4 loài động vật có vú sống trên cạn.
Nhịp thở

Nhịp tim

Thân nhiệt

(chu kì/phút)

(nhịp/phút)

(oC)

A

160

500

36,5

B

15

40

37,2

C

28

190

38,2

Loài

3

D

8

28

35,9

Dựa vào các thông tin ở bảng trên, hãy sắp xếp các loài động vật có vú (A,B,C,D)
theo thứ tự tăng dần về kích thước cơ thể và mức độ trao đổi chất? Giải thích.
2. Tại sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ?
3. So với người bình thường, khi nghỉ ngơi vận động viên thể thao có nhịp tim và lưu
lượng tim như thế nào? Giải thích.
4. Khi huyết áp tối đa- huyết áp tối thiểu ≤ 25mmHg ( hoặc ≤ 20mmHg) thì được gọi
là huyết áp kẹt ( kẹp). Có hai bệnh nhân cùng bị huyết áp kẹp. Khi đi khám bệnh, bác
sĩ cho biết nguyên nhân là một người bị hẹp van động mạch chủ, người kia bị hẹp van
hai lá.
a. Giải thích tại sao hẹp van động mạch chủ hoặc hẹp van hai lá có thể gây kẹt
huyết áp.
b. Người bị hẹp van tim trên thì nhịp tim và huyết áp thay đổi như thế nào? Giải
thích.
Câu 7 : (2,0 điểm)
1. Dựa vào kiến thức cân bằng nội môi, hãy giải thích ngắn gọn các phát biểu sau :
a. Khi uống rượu nhiều dẫn đến khát nước và mất nhiều nước qua nước tiểu.
b. Người thường xuyên ăn mặn dễ dẫn đến cao huyết áp.
c. Những người suy giảm chức năng về gan và phụ nữ mang thai thường bị phù.
2. Hãy nêu các cơ chế điều hòa giúp cá xương duy trì được áp suất thẩm thấu của cơ
thể khi sống trong môi trường bất lợi về thẩm thấu ( môi trường nước ngọt, nước
biển).
Câu 8 : (2,0 điểm)
1. Trường hợp nào sau đây làm thay đổi điện thế nghỉ?
a. Sử dụng một loại thuốc làm giảm hoạt động của bơm Na+ -K+.
b. Khi nồng độ Ca2+ ở dịch ngoại bào giảm gây mở kênh Na+ trên màng tế bào.
2. Dựa vào đặc điểm cấu tạo và sự dẫn truyền xung thần kinh qua xinap, hãy giải
thích tác dụng của các loại thuốc atrôpin (thuốc giảm đau), aminazin (thuốc an thần)
đối với người.
4

3. Người ta tiến hành nghiên cứu tác dụng của hai loại thuốc A, B. Kết quả thí
nghiệm cho thấy, sử dụng thuốc A thì cơ bị kích thích co liên tục, còn thuốc B làm
cho cơ mất khả năng co (kể cả khi bị kích thích điện). Cho biết tác động của mỗi loại
thuốc lên quá trình truyền tin qua xinap như thế nào?
Câu 9 : (2,0 điểm)
1. Trong chu trình phát triển ở sâu bướm, thiếu hoocmon nào thì sự biến đổi sâu
thành nhộng và bướm không xảy ra? Giải thích.
2. Viết sơ đồ chu trình sinh trưởng và phát triển của ruồi. Dựa vào chu trình sinh
trưởng và phát triển này, diệt ruồi ở giai đoạn nào mang lại kết quả tốt nhất? Vì sao?
3. Ở trẻ em, nếu chế độ dinh dưỡng thiếu iốt kéo dài thì thường có biểu hiện suy
dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển. Giải thích.
Câu 10 : (2,0 điểm)
1. Thuốc Acetazolamide là loại thuốc lợi tiểu. Thuốc này ức chế hoạt động của
enzyme carbonic anhydrase trong tế bào ống lượn gần và ống lượn xa. Tại sao ức chế
hoạt động của enzyme này lại gây tăng thải Na + qua nước tiểu, tăng pH nước tiểu và
thải nhiều nước tiểu?
2. Khi người mắc bệnh đái tháo đường bị nhiễm khuẩn, tại sao nồng độ glucôzơ
trong máu có xu hướng tăng lên? Tại sao những người bị bệnh đái tháo đường có pH
máu thấp hơn người bình thường?
Câu 11 : (1,0 điểm)
Cho các dụng cụ hóa chất và phương pháp tiến hành thí nghiệm sau:
- Đối tượng: Hai cành lá có diện tích lá gần như nhau
- Dụng cụ: Ba bình thuỷ tinh miệng rộng có thể tích như nhau, khoảng 2-3 lít,
cốc, phễu, pipét, dụng cụ chuẩn độ, giấy đen.
- Hoá chất: Ba(OH)2: 0,02N, HCl:0,02N, thuốc thử phenolftalein.
Phương pháp tiến hành : Chuẩn bị ba bình: Bình A không có cây, bình B có cây, bình
C có cây nhưng bịt kín bằng giấy đen. Cả ba bình đều được chiếu sáng. Sau 30 phút,
nhẹ nhàng và nhanh chóng lấy lá cây ra khỏi bình, vẫn đậy chặt nút, cho vào mỗi
bình (qua lỗ nhỏ trên nút) 20ml Ba(OH) 2, đậy nút, lắc đều đến khi xuất hiện nhiều kết
tủa ở đáy bình. Chuẩn độ Ba(OH) 2 thừa bằng HCl. Tính lượng HCl dùng để chuẩn độ
5

từ khi bắt đầu chuẩn độ đến khi dung dịch mất màu hồng.
a. Tiến hành thí nghiệm trên để chứng minh điều gì?
b. Các hóa chất trong thí nghiệm dùng để làm gì?
c. Rút ra kết luận gì từ thí nghiệm trên?
-----------------HẾT----------------

Người ra đề
( Họ và tên)
ĐÀO THỊ THANH HƯƠNG
Điện thoại liên hệ: 0905 289 619

6

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
…………………..
HƯỚNG DẪN CHẤM

HỘI THI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC KHỐI 11

Câu

Nội dung

1
(2 điểm)

1. Giải thích:
a. Các cây này thường thấp, dễ bị hiện tượng bão hòa hơi nước đồng thời áp suất rễ đủ
mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá.
b. Khi trời nắng gắt nhiệt độ trên bề mặt đất cao, khi tưới nước bốc thành hơi nóng làm
héo khô lá. Các giọt nước đọng lại trên lá tác dụng như một thấu kính hội tụ thu năng
lượng ánh sáng mặt trời làm cháy lá.
c. Dạng dung dịch hòa loãng với nồng độ thấp → lá sẽ hấp thụ trực tiếp, sử dụng
nhanh, không bị phụ thuộc đặc điểm, tính chất của đất → hiệu quả cao.
d. Đất nén chặt, thiếu oxi, hô hấp kị khí → tạo ra các sản phẩm gây độc và ảnh hưởng
đến khả năng cung cấp ATP cho cây. Lông hút đứt gãy, cây không lấy được nước.
2. Áp suất dương trong dịch mạch rây được hình thành trong quá trình vận chuyển
đường từ nơi nguồn đến nơi chứa.
- Đường được tạo ra ở nơi nguồn, vận chuyển chủ động vào trong mạch rây.
- Áp suất thẩm thấu trong mạch rây cao → hút nước từ mạch gỗ vào.
- Khi nước vào nhiều, áp suất trong lòng mạch tăng, tạo áp suất dương đẩy dòng dịch
đến nơi chứa.
- Đối với cây khoai tây đang sinh trưởng ra hoa, sử dụng đường từ thân củ thì áp suất
dương lớn nhất ở mạch gỗ ( phía gần thân củ) → và giảm dần về phía mạch gỗ ở chồi
hoa.

2
(2 điểm)

1.
- Đường cong A ứng với thực vật C4 . Đường cong B ứng với thực vật C3
- Khi ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao, thực vật C3 đóng khí khổng → nồng độ CO2
trong mô lá giảm, O2 tăng → xảy ra hô hấp sáng → cường độ quang hợp giảm →
đường cong đi xuống. Ở thực vật C4 không xảy ra hiện tượng này.
2.
- Để tổng hơp 1 phân tử gluco, thực vật C3 cần 18ATP trong chu trình Canvin, thực vật
C4 cần 24 ATP ( 19 ATP trong chu trình Canvin và 6 ATP trong chu trình C4)
- Khi loại tinh bột ra khỏi lục lạp, quá trình cố định CO2 vẫn tiếp tục diễn ra ở thực vật
C3 cà C4 nhưng ở thực vật CAM thì dừng lại vì thực vật C3 và C4 không sử dụng tinh
bột để tái sinh chất nhận CO2 trong khi đó, thực vật CAM dùng tinh bột để tái sinh chất
nhận CO2 → quá trình cố định CO2 sẽ dừng lại ở thực vật CAM.
3.a.
- Bình A - 21 ml HCl
- Bình B - 16 ml HCl
- Bình C - 15,5 ml HCl
b.
- Cường độ quang hợp: (21 – 16) x 0,6/ ( 50 x 0,01 x 1/3) = 18 mg CO2/dm2.giờ
- Cường độ hô hấp: ( 16 – 15,5) x 0,6 / ( 50 x 0,01 x 1/3) = 1,8 mg CO2/dm2.giờ.
1. Giải thích:
- Quả được bảo quản trong tủ lạnh dưới điều kiện nhiệt độ thấp làm ức chế enzim hô
hấp nên quá trình hô hấp bị giảm cường độ xuống mức tối thiểu tránh tiêu hao lượng

7

Điểm
0,25
0,25

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25

0,25

0,50

0,50
0,25
0,25
0,25

3
(1 điểm)

4
(2 điểm)

5
(2 điểm)

đường trong quả → quả ngọt hơn so với quả trên bàn.
- Quả để trên bàn: do không được bảo quản nên cường độ hô hấp giữ nguyên làm hàm
lượng đường tiêu giảm nhanh hơn so với quả để trong tủ lạnh → quả kém ngọt hơn so
với quả để trong tủ lạnh.
2. Một số thực vật (sú, vẹt, mắm,…) có khả năng sống được trong môi trường thường
xuyên thiếu oxi :
- Hệ rễ ít mẫn cảm với điều kiện kị khí, hạn chế độc do các chất sản sinh ra trong điều
kiện kị khí.
- Trong thân và rễ có hệ thống gian bào thông với nhau dẫn oxi từ thân xuống rễ; có hệ
thống rễ thở mọc ngược lên để hấp thụ oxi không khí.
1.
- Ở thân: Dưới tác động của ánh sáng, auxin ở phía trên ( phía có ánh sáng) chuyển về
phía dưới (phía không có ánh sáng), mắt dưới của phần thân do tập trung nhiều auxin
sinh trưởng nhanh hơn → phần ngọn mọc thẳng gây ra tính hướng sáng dương.
- Ở rễ: Mặt dưới của rễ hàm lượng auxin cao do lượng auxin từ mặt trên chuyển xuống
gây ức chế sự sinh trưởng ở mặt dưới so với mặt trên → đỉnh rễ quay xuống gây ra tính
hướng đất dương.
2.
- Làm giảm độ pH trong thành tế bào → hoạt hóa enzim expansin phá vỡ liên kết hidro
giữa các vi sợi xenlulo → thành tế bào trở nên lỏng lẻo .
- Làm tăng điện thế màng, tăng cường hấp thụ ion vào tế bào → tăng hấp thu nước nhờ
thẩm thẩu → tăng kích thước tế bào ( sinh trưởng kéo dài) → kéo dài thân cây.
3.
- Nhận xét: Từ 4 thí nghiệm cho thấy cây chỉ ra hoa khi quang chu kì có thời gian chiếu
sáng ngắn hơn 14 giờ, còn thời gian tối lớn hơn 14 giờ ( thời gian tối tới hạn) → cây
này thuộc nhóm cây ngày ngắn ( cây cần đêm dài).
- Cây này chỉ ra hoa khi thời gian tối liên tục phải hơn 10 giờ → trong quang chu kì
này, thời gian tối được chiếu ánh sáng xen kẽ (đỏ → đỏ xa → đỏ) → cây không ra hoa.
4.
- Ở thí nghiệm 2 hiệu suất nảy mầm của hạt cao hơn ở thí nghiệm 1.
- Khi hạt còn tươi, lượng AAB cao gây ức chế quá trình nảy mầm → hiệu suất nảy
mầm thấp. Khi hạt phơi khô một thời gian, hoạt tính của AAB bị mất → hiệu suất nảy
mầm cao hơn.
1.
- Lượng đường trong phân tăng cao trong khi lượng đường trong nước tiểu không thay
đổi.
- Đường trong thức ăn được tiêu hóa nhờ enzim amilaza của nước bọt và dịch tụy. Khi
thắt ống dẫn tụy, dịch tụy không tiết ra → đường chỉ được tiêu hóa một phần nhỏ →
đường trong phân tăng cao.
- Tụy vẫn tiết được các hoocmon vào máu để điều hòa đường huyết→ đường trong
máu vẫn bình thường → lượng đường trong nước tiểu không đổi.
2. Giải thích:
a. Ở bò, do trong ống tiêu hóa của bò lượng oxi thiếu nên vi khuẩn hô hấp yếm khí tạo
ra các axit béo → hấp thụ vào máu của bò và biến đổi thành các chất hữu cơ khác sử
dụng cho hô hấp tế bào nên nồng độ gluco trong máu thường rất thấp.
b. Phổi của chim không có khí cặn do hoạt động của phổi và hai hệ thống túi khí trước
và sau nên không khí qua phổi luôn một chiều và giàu oxi.

8

0,25

0,25
0,25

0,25
0,25

0,25
0,25

0,25
0,25

0,25
0,25

0,50
0,25

0,25

0,25

0,25

c. Người ta dùng khí cacbogen (5% CO 2 và 95% O2) để cấp cứu người bị ngất do ngạt
thở mà không phải oxi nguyên chất vì CO 2 có tác dụng kích thích trung khu hô hấp
gián tiếp qua nồng độ H + tác động lên thụ thể ở xoang động mạch cảnh và cung động
mạch chủ làm tăng phản xạ hô hấp, nên cần một lượng CO2 nhỏ để gây phản xạ thở.
d. Ở người, khi hít vào gắng sức, phổi căng tác động lên thụ quan ở tiểu phế quản và
màng phổi → kìm hãm trung khu hít vào, ngừng co các cơ thở → phế nang không bị
căng quá mức. Khi nín thở lâu, CO 2 trong máu tăng cao → pH dịch não tủy giảm → ưc
chế trung khu hít vào và kích thích trung khu thở ra→ cơ hô hấp dãn ra gây phản xạ
thở ra.

6
(2 điểm)

7
(2 điểm)

1.
- Loài động vật có kích thước cơ thể càng nhỏ (tỉ lệ S/V lớn), mức độ trao đổi chất cao
nên cần cung cấp nhiều oxi, nhịp tim và nhịp thở càng nhanh và ngược lại. Do đó trình
tự sắp xếp như sau:
- Kích thước: A → C → B → D.
- Mức độ trao đổi chất: D → B → C → A.
2. Hệ tuần hoàn hở do máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên máu vận
chuyển chậm, không đi xa ở các cơ quan, bộ phận xa tim → chỉ thích hợp cho động vật
có kích thước nhỏ.
3. Nhịp tim giảm, lưu lượng tim bình thường vì cơ tim của vận động viên khỏe hơn nên
thể tích tâm thu tăng → nhịp tim giảm đi vẫn đảm bảo được lưu lượng tim, đảm bảo
lượng máu cung cấp cho các cơ quan.
4. a.
- Hẹp van động mạch chủ: Lượng máu được tống ra khỏi tâm thất trái trong chu kì tâm
thu giảm gây giảm huyết áp tâm thu, gây kẹt huyết áp.
- Hẹp van hai lá: Máu sẽ bị ứ lại tâm nhĩ trái trong kì tâm trương làm tăng huyết áp tâm
trương, gây kẹt huyết áp.
b.
- Hẹp van tim → thể tích tâm thu giảm → nhịp tim tăng để đáp ứng nhu cầu máu cho
cơ thể.
- Huyết áp lức đầu không đổi do nhịp tim tăng nhưng sau đó do tim bị suy nên huyết áp
giảm.
1. Giải thích.
a. Rượu ức chế tiết ADH → thận giảm tái hấp thụ nước → mất nước nhiều qua bài xuất
nước tiểu, áp suất thẩm thẩu dịch cơ thể giảm → gây cảm giác khát.
b. Ăn mặn thường xuyên → áp suất thẩm thấu dịch nội môi tăng → thận tăng giữ nước
→ tăng thể tích máu → huyết áp tăng cao.
c.
- Những người bị suy giảm chức năng gan sẽ không tổng hợp đủ protein huyết tương
→ giảm áp suất keo → dịch ứ đọng trong mô, gây phù nề.
- Những người phụ nữ mang thai, khi thai lớn sẽ chèn vào tĩnh mạch → áp lực ở động
mạch tăng → huyết áp tăng, sức cản của dòng chảy tăng → dịch tràn ra ngoài, gây phù.
2.
- Cá xương nước ngọt có dịch cơ thể ưu trương so với nước ngọt nên nước đi vào cơ
thể qua mang và một phần qua bề mặt cơ thể. Cá xương duy trì áp suất thẩm thấu bằng
cách thải nhiều nước tiểu qua thận và hấp thụ tích cực muối qua mang.
- Cá xương nước biển có dịch cơ thể nhược trương so với nước biển nên nước đi ra
khỏi cơ thể qua mang và một phần qua bề mặt cơ thể. Cá xương duy trì áp suất thẩm
thấu bằng cách uống nước biển để bù lại lượng nước đã mất đồng thời vận chuyển tích

9

0,25

0,25

0,25
0,25

0,25

0,25

0,25
0,25

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25

0,50

0,50

cực lượng muối thừa qua mang ra bên ngoài.

8
(2 điểm)

9
(2 điểm)

1. Giải thích
a. Sử dụng một loại thuốc làm giảm hoạt động của bơm Na +-K+: độ phân cực giảm,
chênh lệch điện thế hai bên màng tế bào giảm do bơm Na+-K+ hoạt động yếu, nồng độ
K+ trong nơron giảm, K+ đi ra khỏi tế bào ít, làm bên trong ít âm hơn.
b. Khi nồng độ Ca2+ ở dịch ngoại bào giảm gây mở kênh Na + trên màng tế bào: gây mất
điện thế nghỉ ( mất phân cực) do khi kênh Na + mở, nồng độ Na+ bên ngoài ngoài cao
hơn bên trong nên Na+ khuếch tán vào bên trong tế bào, làm trung hòa điện tích âm gây
mất phân cực.
2.
- Dùng thuốc atropin phong bế màng sau xinap sẽ làm mất khả năng nhận cảm của
màng sau xinap với chất axetylcholin, do đó làm hạn chế hưng phấn và làm giảm co
thắt nên có tác dụng giảm đau.
- Thuốc aminazin có tác dụng tương tự như enzim aminoxidaza là làm phân giải
adrenalin, vì thế làm giảm bớt lượng thông tin về não nên dẫn đến an thần.
3.
- Thuốc A: Gây tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh → quá trình truyền tin qua
xinap thần kinh cơ diễn ra liên tục → cơ tăng cường co rút. Gây ức chế hoạt động của
enzim axetylcolinesteraza → axetylcolin không bị phân giải mà kích thích liên tục lên
màng sau xinap → làm cho quá trình truyền tin qua xinap cơ diễn ra liên tục, cơ tăng
cường co rút.
- Thuốc B: Làm Ca2+ không vào được tế bào → axetylcolin không được giải phóng ra ở
chùy xinap → xung thần kinh không truyền qua các tế bào cơ phía sau xinap, dẫn đến
cơ không co được. Phong bế màng sau xinap → axetylcolin không gắn được lên thụ thể
ở màng sau axetylcolin → xung thần kinh không truyền qua các tế bào cơ phía sau
xinap, dẫn đến cơ không co được.
1. Trong chu trình phát triển ở sâu bướm, thiếu hoocmon ecđixơn thì sự biến đổi sâu
nhộng thành bướm không xảy ra vì có hai loại hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng
phát triển của côn trùng đó là ecđixơn và Juvenin ức chế biến đổi sâu nhộng thành
bướm. Khi Juvenin ngừng tiết thì ecđixơn gây lột xác, biến sâu thành nhộng và sau đó
thành bướm.
2.
- Chu trình sinh trưởng của ruồi: Trứng → dòi → nhộng → ruồi.
- Diệt hiệu quả ở giai đoạn dòi vì: đây là giai đoạn mẫn cảm với các tác nhân có tác
dụng tiêu diệt, giai đoạn tích lũy chất dinh dưỡng cần cho sự biến thái thành ruồi,
chúng chưa có khả năng sinh sản, di chuyển chậm, sống tập trung.
3.
- Iốt là thành phần cấu tạo của hoocmon Tyroxin.
- Tyroxin là hooc môn sinh trưởng, có chức năng tăng cường chuyển hóa cơ bản ở tế
bào, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
- Đối với trẻ em, tyroxin còn có vai trò kích thích sự phát triển đầy đủ của các tế bào
thần kinh, đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của não bộ.
- Trẻ em thiếu iốt dẫn đến thiếu tyroxin làm cho tốc độ chuyển hóa cơ bản của các tế
bào giảm xuống, cơ thể sinh trưởng và phát triển chậm, biểu hiện các triệu chứng suy
dinh dưỡng; hệ thần kinh phát triển không hoàn thiện dẫn đến hoạt động kém, biểu
hiện chậm phát triển trí tuệ.

10

0,25

0,25

0,25

0,25

0,50

0,50

0,50

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25

10
(2 điểm)

11
(1 điểm)

1.
- Enzyme carbonic anhydrase xúc tác hình thành H2CO3 từ CO2 và H2O. H2CO3 phân li
thành H+ và HCO3-.
- Thuốc ức chế hoạt động của carbonic anhydrase nên làm giảm hình thành H+ trong tế
bào ống thận → H+ vào dịch lọc giảm nên pH nước tiểu tăng.
- Do H+ giảm nên bơm Na+/H+ giảm chuyển H+ từ tế bào ống thận vào dịch lọc và giảm
chuyển Na+ từ dịch lọc vào tế bào ống thận→ tăng thải Na+ qua nước tiểu.
- Do tế bào ống thận giảm tái hấp thu Na+ nên Na+ mất nhiều qua nước tiểu kèm theo
H2O, gây mất nhiều nước tiểu.
2.
- Nhiễm khuẩn gây ra đáp ứng stress, gây tăng tiết cortizol và adrenalin vào máu → hai
hoocmon này làm tăng nồng độ glucôzơ máu.
- Khi bị bệnh đái tháo đường, nồng độ glucozo máu tăng nhưng tế bào không hấp thu
đủ glucozo cho nhu cầu chuyển hóa. Do đó, các tế bào cơ thể sử dụng nguồn cơ chất là
lipit → tăng phân giải lipit tạo ra nhiều axit hữu cơ dẫn đến pH máu giảm.
a. Chứng minh bằng phương pháp hoá học: quá trình quang hợp hấp thụ CO2, quá trình
hô hấp thải CO2.
b. Dựa vào khả năng hấp thụ CO2 của Ba(OH)2 theo phản ứng:
CO2 + Ba(OH)2 = BaCO3 + H2O
Sau đó chuẩn độ Ba(OH)2 thừa bằng HCl theo phản ứng:
Ba(OH)2 + HCl = BaCl2 + H2O
→ Căn cứ lượng HCl dùng để chuẩn độ suy ra lượng CO2 có trong bình thí nghiệm.
c. Kết luận:
- Theo mức độ tiêu tốn HCl dùng để chuẩn độ, thứ tự : Bình B > Bình A > Bình C.
- Bình B-bình quang hợp-tốn nhiều nhất HCl, bình C-bình hô hấp-tốn ít nhất HCl, bình
A-đối chứng- số HCl tiêu tốn nằm giữa hai bình B và C.

--------------Hết--------------Người ra đề
( Họ và tên)
ĐÀO THỊ THANH HƯƠNG
Điện thoại liên hệ: 0905 289 619

11

0,25
0,25
0,25
0,25
0,50

0,50

0,25

0,25

0,25
0,25