Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ Sinh 11 năm học 2018-2019 (Chuyên Lê Khiết - Quảng Ngãi, đề đề xuất)

04700066379342af2089e3bb12d4a6f5
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 19:20:24 | Được cập nhật: 17 phút trước Kiểu file: PDF | Lượt xem: 2053 | Lượt Download: 92 | File size: 0.717156 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT

DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

…………………..

LẦN THỨ XII

ĐỀ ĐỀ XUẤT

MÔN: SINH HỌC. LỚP 11
Thời gian 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 6 trang, 11 câu.

Câu 1 (2 điểm) Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng
1. Hình bên biểu diễn quá trình thoát hơi
nước của cây sống trong điều kiện khô hạn.
Trong các đường cong A, B, C, D, đường
cong nào mô tả sự thoát hơi nước qua tầng
cutin, đường cong nào mô tả sự thoát hơi
nước qua lỗ khí? Giải thích.
2. Một luống rau được bón các loại phân bình thường. Sau một thời gian dài trời âm u và
lạnh. Khi kiểm tra chất lượng rau thấy hàm lượng NH4+ và NO3− cao và có nguy cơ gây ngộ
độc cho người sử dụng. Hãy giải thích.
Câu 2 (2 điểm) Quang hợp
1. Người ta cho rằng, có thể sử dụng đặc điểm đặc trưng về lục lạp và hệ sắc tố ở thực vật
để phân biệt cây C3 với cây C4.
a. Nhận định trên là đúng hay sai? Giải thích.
b. Trình bày thí nghiệm để kiểm chứng nhận định trên.
2. Hãy nêu con đường vận chuyển điện tử vòng trong pha sáng quang hợp ở thực vật. Khi
không có quang phân ly nước, quá trình tổng hợp ATP theo con đường này được thực hiện
theo cơ chế nào? Giải thích.
Câu 3 (1 điểm) Hô hấp
Thực vật có hai hình thức hô hấp đều cần oxi nhưng chúng khác nhau về bản chất, hãy nêu
sự khác nhau giữa 2 hình thức hô hấp này.
Câu 4 (2 điểm) Sinh sản ở thực vật + Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

1

1. Để xác định ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng B tới quá trình giâm cành của
một loài thực vật, người ta tiến hành thí nghiệm về sự ra rễ và thu được kết quả thể hiện ở
bảng dưới đây:
Nồng độ chất kích thích sinh trưởng (ppm)
0
30
50

Kết quả (%)
30
60
70

100

95

150
80
200
50
250
5
a. Dựa vào các thông tin nêu trên, hãy cho biết B thuộc nhóm chất nào? Giải thích.
b. Vẽ đồ thị biểu diễn kết quả thí nghiệm.
c. Để tăng hiệu quả tác động của chất B trong thí nghiệm trên, người ta có thể phối hợp với
chất điều hòa sinh trưởng nào? Giải thích. Chất điều hòa sinh trưởng phối hợp thêm này có
những vai trò chủ yếu gì?
2. Năm 1857, Klipart đã thành công trong việc biến lúa mì mùa đông thành lúa mì mùa
xuân, chỉ cần cho nảy mầm nhẹ và bảo quản chúng trong điều kiện nhiệt độ thấp cho đến
khi đem gieo vào mùa xuân. Đây là hiện tượng gì ở thực vật? Bản chất và ý nghĩa của hiện
tượng này?
Câu 5 (2 điểm) Tiêu hóa và hô hấp ở động vật
1. Sự xuất bào amilaza của tế bào ngoại tiết tuyến tụy do tác động độc lập của các phân tử
Secretin, Cholecystokinin (CCK) và Vasoactive Intestinal Peptit (VIP) qua các thụ thể đặc
hiệu tương ứng của chúng. Bốn thuốc A, B, C và D ức chế tiết amilaza của tuyến tụy, mỗi
thuốc ức chế một con đường khác nhau trong bốn con đường:
(1) Con đường tín hiệu Secretin,

(2) Con đường tín hiệu CCK,

(3) Con đường tín hiệu VIP,

(4) Sự xuất bào.

Để tìm hiểu cơ chế tác dụng của từng thuốc, các tế bào tuyến tụy được tách và nuôi trong
môi trường có hoặc không có thuốc (A, B, C và D) và các chất (Secretin, CCK và VIP).
Sau 24 giờ nuôi, sự tiết amilaza trong các môi trường được xác định như bảng dưới. Ô đánh
dấu (×) là dữ liệu không được mô tả.

2

Chất

Không có chất

Secretin

CCK

VIP

Không tiết

X

Tiết

X

Thuốc A

X

X

X

Tiết

Thuốc B

Không tiết

X

X

X

Thuốc C

X

Không tiết

X

Tiết

Thuốc D

Không tiết

Tiết

X

X

Thuốc
Không có thuốc

a. Hãy cho biết mỗi thuốc (A, B, C và D) ức chế tương ứng con đường nào (1, 2, 3 và 4)
nêu trên. Giải thích.
b. Thuốc nào trong bốn thuốc (A, B, C và D) gây thải cacbohydrat nhiều nhất theo đường
tiêu hóa. Giải thích.
2. Ở những động vật thở khí trời các ion bicacbonat có trong máu đóng một vai trò hệ đệm
quan trọng. Những sự cân bằng khác nhau xảy ra ở phổi và huyết tương được trình bày
dưới đây. Hãy chỉ ra các thứ tự những sự kiện xảy ra theo như kết quả của những hoạt tính
sau bằng cách điền vào trong các ô trống những số thích hợp từ I đến VI :
Các lựa chọn:
I. Giảm hàm lượng CO2 trong huyết tương.

II. Giảm bicacbonat trong máu.

III. Tăng axit máu

IV.Tăng bicacbonat trong máu.

V. Tăng khí CO2 trong khí thở ra

VI.Tăng kiềm máu

a. Cá thể được thông khí cao độ do thở gấp:

b. Cá thể tiếp tục tập luyện căng thẳng:

Câu 6 (2 điểm) Tuần hoàn
1. Erythropoietin (EPO) là hoocmôn có vai trò quan trọng trong sản sinh hồng cầu.
Hematocrit (Hct) là một chỉ số trong xét nghiệm công thức máu thể hiện tỷ lệ phần trăm
của thể tích hồng cầu so với thể tích máu. Bảng dưới đây thể hiện số liệu về hàm lượng

3

EPO và chỉ số Hct của 6 mẫu xét nghiệm được đánh mã số lần lượt từ từ N°1 đến N°6 và
giới hạn của các chỉ số này ở người trưởng thành khỏe mạnh.
Chỉ số

N°1

N°2

N°3

N°4

N°5

N°6

Giới hạn bình thường

EPO (IU)

1

1

10

12

150

150

9 - 11

Hct (%)

20

60

40

51

20

51

Nữ: 34 – 44
Nam: 37 - 48

Trong số những người có mẫu xét nghiệm trên, có một người là vận động viên bơi lội
Olympic quốc tế, một người là bệnh nhân suy thận nặng, một người là bệnh nhân suy tủy
xương và một người là bệnh nhân bị bệnh đa hồng cầu nguyên phát. Hãy cho biết kết quả
xét nghiệm của những người này tương ứng với mẫu xét nghiệm nào (từ N°1 đến N°6).
Giải thích.
2. Để chứng minh tính tự động của tim ếch, người ta dùng chỉ tiến hành 3 nút thắt như Thí
nghiệm thắt nút của Stannius (hình dưới). Dựa vào tính tự động của tim, hãy xác định kết
quả của thí nghiệm và giải thích.

Câu 7 (2 điểm) Bài tiết, cân bằng nội môi
1. So với những người có chế độ ăn bình thường thì những người có chế độ ăn mặn thường
xuyên có hàm lượng renin trong máu thay đổi như thế nào? Giải thích.
2. Một người không bị bệnh tiểu đường, không ăn uống gì để đi xét nghiệm máu. Khi xét
nghiệm máu, bác sĩ thông báo nồng độ glucagôn cao, nồng độ insulin thấp. Bệnh nhân đó rất
lo lắng. Nếu em là bác sĩ, em sẽ giải thích cho bệnh nhân đó như thế nào?
Câu 8 (2 điểm) Cảm ứng ở động vật
Khi nghiên cứu tác động của 2 loại thuốc I và II tới quá trình truyền tin thần kinh qua xinap
với chất dẫn truyền là axêtincôlin, các nhà khoa học đã tiến hành ghi dòng điện ở màng sau
xinap trước và sau khi sử dụng mỗi loại thuốc trong cùng một điều kiện kích thích.
4

Đồ thị ở các hình 1, hình 2 và hình 3 thể
hiện kết quả thu được.
Biết rằng cơ chế của 2 loại thuốc trên là
tác động lên hoạt động của kênh Ca2+ ở
màng trước xinap hoặc tác động lên hoạt
động của enzim axêtincôlin esteraza.
Dựa vào các đồ thị trên hãy cho biết cơ
chế tác động của mỗi loại thuốc. Giải
thích.
Câu 9 (2 điểm) Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật
1. Ở người, trong bệnh cường giáp (Badơđô), tại sao khi hoocmôn kích giáp (TSH) từ tuyến
yên càng giảm tiết thì biến chuyển của bệnh càng nặng thêm?
2. Chu kì kinh nguyệt có sự tham gia của
một số hoocmon. Một trong những
hoocmon có những biến động về nồng độ
được thể hiện trong hình bên đây:
a. Cho biết đồ thị trên biểu hiện nồng độ
hormone gì trong chu kì kinh nguyệt?
Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự biến
động của nồng độ hormone này theo sơ
đồ trên.
b. Khi hợp tử được tạo thành, cho biết sự thay đổi của nồng độ hormone này? Giải thích.
Câu 10 (2 điểm) Nội tiết
1. Trong một thí nghiệm, khi cắt bỏ tụy thì
nồng độ các chất thay đổi như hình bên.
Hãy giải thích tại sao có sự thay đổi này.

5

2. Bệnh nhược năng tuyến trên thận mãn tính ảnh hưởng như thế nào đến nồng độ hoocmôn
giải phóng hướng tuyến trên thận (CRH), hoocmôn kích thích miền vỏ tuyến trên thận
(ACTH) và hoocmôn cortizol trong máu? Giải thích.
Câu 11 (1 điểm) Phương án thực hành (Giải phẫu thực vật)
Hình dưới đây mô tả cấu tạo của lá cây. Hãy điền vào các ghi chú từ 1 đến 7.

------------ Hết ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:......................................................; Số báo danh:.........................
Người ra đề: Lê Thị Lương Vân
Điện thoại: 0905495805.
Email: [email protected]

6

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT

DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

…………………..

LẦN THỨ XII
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN SINH.
KHỐI 11
(Hướng dẫn này gồm có 10 trang)

Câu 1 (2 điểm) Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng
Ý
1.

Nội dung
- Đường cong D mô tả sự thoát hơi nước qua tầng cutin

Điểm
0,25 đ

- Đường cong C mô tả sự thoát hơi nước qua lỗ khí
- Giải thích:
+ Sự thoát hơi nước qua lỗ khí phụ thuộc vào hoạt động đóng mở lỗ khí. 0,25 đ
Buổi trưa nắng gắt, nhiệt độ cao, tế bào lỗ khí mất nước nhiều nên đóng
lại để hạn chế sự mất nước của cây nên cường độ thoát hơi nước giảm ->
đường C
+ Sự thoát hơi nước qua tầng cutin ít hơn so với qua lỗ khí, hoàn toàn phụ 0,25 đ
thuộc vào nhiệt độ. Vào buổi trưa, ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, cường độ
thoát hơi nước là mạnh nhất -> đường D.
+ Đường A và B cao hơn đường C nên ko phải đường thoát hơi nước qua 0,25 đ
cutin.
2.

- Quát trình đồng hóa Nitơ ở TV gồm 2 giai đoạn:

0,25đ

+ Khử nitrat: 𝑁𝑂3− → 𝑁𝑂2− → NH4+ (cần NADPH và FredH2).
+ Đồng hóa amoni: NH4+ + cetoaxit (R-COOH) → axit amin.
- Trời âm u, thiếu ánh sáng, cây không quang hợp, không sinh NADPH
để biến đổi 𝑁𝑂3− → 𝑁𝑂2− . Không sinh FredH2 để biến đổi 𝑁𝑂2− → NH4+ . 0,25đ
Dẫn đến dư thừa 𝑁𝑂3− .
- Trời lạnh, nhiệt độ thấp → hô hấp giảm ảnh hưởng đến chu trình Krebs 0,25đ
→ thiếu R – COOH, thiếu nguyên liệu đồng hóa amoni → dư thừa NH4+ .
- Dư thừa NH4+ và NO3− có thể gây ngộ độc cho người khi sử dụng.

7

0,25đ

Câu 2: (2 điểm) Quang hợp
Ý
1.

Nội dung
a. Nhận định trên là đúng vì:

Điểm
0,25 đ

- Cây C3 chỉ có một loại lục lạp giống nhau ở các tế bào thịt lá. Cây C4 có
hai loại lục lạp, lục lạp ở tế bào mô giậu có thylakoid rất phát triển, ít hạt
tinh bột; lục lạp ở tế bào bao bó mạch có thylakoid kém phát triển nhưng
nhiều hạt tinh bột.
- Tỷ lệ diệp lục a/b ở cây C3 luôn nhỏ hơn 3 trong khi ở cây C4 luôn lớn 0,25 đ
hơn 3.
b. Thí nghiệm kiểm chứng:
- Dựa vào tỷ lệ diệp lục a/b: Tách chiết sắc tố của lá bằng một dung môi 0,25 đ
hữu cơ, sau đó xác định hàm lượng diệp lục a và b, tính toán để xác định
tỷ lệ diệp lục a/b và đưa ra kết luận.
- Dựa vào đặc điểm giải phẫu: Cắt ngang lá để có được lát cắt thật mỏng, 0,25 đ
xử lý mẫu để loại bỏ sắc tố, nhuộm mẫu bằng thuốc nhuộm thích hợp,
quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi, cây C4 có các tế bào bao bó mạch với
nhiều hạt tinh bột nhuộm màu đậm, cây C3 không rõ màu.
2.

- Vận chuyển e vòng thực hiện tại PS1, con đường đi của điện tử giàu 0,5đ
năng lượng như sau: từ P700 → chất nhận sơ cấp → ferredoxin (Fd)→
phức hệ cytochrome → plastocyanin → P700.
- Sự tổng hợp ATP trong con đường vận chuyển điện tử vòng vẫn được
thực hiện theo cơ chế hóa thẩm: Do sự xuất hiện gradient proton ở hai 0,25đ
phía của màng thylacoid đã kích hoạt bơm proton hoạt động đẩy proton
từ xoang trong thylacoid ra xoang ngoài (stroma), từ đó ATP được tổng
hợp nhờ ATP synthase.
- Cơ chế hóa thẩm thực hiện được là do trên màng có phức hệ plastoquinon
(Pq) bơm H+ từ ngoài màng thylacoid vào xoang trong màng, tạo ra thế 0,25đ
năng proton nhất định để thực hiện sự tổng hợp ATP.

8

Câu 3: (1 điểm) Hô hấp
Ý

Điểm

Nội dung
Chỉ tiêu so

Hô hấp hiếu khí

Hô hấp sáng

sánh
Điều kiện

Không cần ánh sáng, cả

Khi cường độ ánh sáng

xảy ra

ngày và đêm.

cao, nhiệt độ cao…

Nguyên

Chủ yếu là glucozơ, sản

Axit glicolic sản phẩm của

liệu

phẩm của quá trình quang

quá trình oxi hóa RiDP

hợp trong lục lạp.

trong lục lạp.

Tạo ATP, không trực tiếp

Không tạo ATP, tạo axit

tạo axit amin, NH3.

amin, NH3.

Vị trí và

Xảy ra ở ti thể của mọi

Xảy ra ở lục lạp,

đối tượng

thực vật.

peroxixom, ti thể ở thực vật

Sản phẩm

xảy ra
Kết quả

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

C3.
Có lợi, cung cấp năng

Có hại vì làm tiêu tốn sản

lượng cho các hoạt động

phẩm quang hợp và năng

sống của thực vật.

lượng mất dưới dạng nhiệt.

0,25 đ

Câu 4: (2 điểm) Sinh sản ở thực vật + Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Ý
1.

Nội dung

Điểm

a. B thuộc nhóm auxin. Vì chất kích thích sinh trưởng thực vật gồm các 0,25 đ
nhóm: auxin, giberelin , xitôkinin. Tuy nhiên chỉ có auxin mới có vai trò
chủ đạo kích thích sự ra rễ .
b. Vẽ được đồ thị tương tự hình dưới đây:
0,25 đ

9

c. – Có thể phối hợp auxin với chất điều hòa sinh trưởng thuộc nhóm
xitôkinin kích thích sự phân chia tế bào, còn auxin lại kích thích sự phát
sinh rễ và sinh trưởng tế bào. Khi phối hợp 2 chất này, sự hình thành rễ 0,25 đ
diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.
- Vai trò chính xác của xitôkinin: kích thích sự phân chia tế bào, kích thích
sự sinh trưởng của chồi bên, làm chậm sự già của lá, xúc tiến sự vận động 0,25 đ
của các chất dinh dưỡng vào mô dự trữ, kích thích sự nảy mầm của hạt.
2.

- Đây là hiện tượng xuân hóa.

0,25 đ

-Bản chất: nhiều giả thuyết cho rằng: dưới tác động của nhiệt độ thấp, trong
đỉnh sinh trưởng xuất hiện một “tác nhân xuân hóa” nào đó. Chất đó được 0,25 đ
vận chuyển đến các bộ phận cần thiết và gây nên sự hoạt hóa, phân hóa
gen cần thiết cho sự phân hóa mầm hoa ở trong đỉnh sinh trưởng của thân.
- Ý nghĩa: trong thực tiễn được ứng dụng:
+ Đã tạo ra hoa loa kèn trái vụ, ra hoa vào đúng dịp tết Nguyên đán, xử lí 0,25 đ
củ giống 5-8oC, từ 15 – 20 ngày, nếu nhiệt độ là 10oC thời gian ra hoa là
30 ngày. Đây là kỹ thuật của các vùng trồng hoa ở miền Bắc.
+ Hầu hết các loại cây trồng, xử lý nhiệt độ thấp hoặc bảo quản nhiệt độ 0,25 đ
thấp cho hạt giống, củ giống đều có khả năng rút ngắn thời gian sinh
trưởng, xúc tiến sự ra hoa nhanh và làm tăng năng suất, phẩm chất thu
hoạch.
Câu 5: (2 điểm) Tiêu hóa và hô hấp ở động vật
Ý
1.a.

Nội dung

Điểm

Cơ chế tác động của thuốc
- Thuốc C ức chế con đường (1) Con đường tín hiệu Secretin; vì bổ sung 0,25 đ
VIP gây tiết, Secretin không gây tiết, chứng tỏ thuốc C không ức chế sự
xuất bào mà ức chế con đường tín hiệu của Secretin.
- Thuốc A ức chế con đường (2) Con đường tín hiệu CCK; vì bổ sung
VIP gây tiết, chứng tỏ thuốc A không ức chế sự xuất bào; Thuốc C ức 0,25 đ
chế con đường tín hiệu Secretin, do đó, A ức chế con đường tín hiệu của
CCK.
10