Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 11 năm học 2017-2018 (Chuyên Tuyên Quang, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 21:24:01 | Được cập nhật: 1 giờ trước (14:02:53) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1913 | Lượt Download: 59 | File size: 0.318464 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
TUYÊN QUANG
-------------

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XI, NĂM 2018
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC LỚP 11
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 03 trang)

Câu 1(2,0 điểm)
Các nhà khoa học đã sử dụng hai loài cây A và B (một loài thực vật C 3 và một loài thực vật C4) để
so sánh giữa hai loài về mối liên hệ giữa nhu cầu nước và lượng chất khô tích lũy trong cây. Các cây
thí nghiệm giống nhau về độ tuổi và khối lượng tươi (tương quan với sinh khối khô) được trồng trong
điều kiện canh tác tối ưu. Sau cùng một thời gian sinh trưởng, các giá trị trung bình về lượng nước hấp
thụ và lượng sinh khối khô tăng thêm được thống kê sau 3 lần lặp lại thí nghiệm và thể hiện trong bảng
dưới đây.
Loài A
Loài B
Loài cây
Chỉ tiêu
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lượng nước hấp thụ (L)
2,57
2,54
2,60
3,70
3,82
3,80
Lượng sinh khối khô tăng thêm
10,09
10,52
11,30
7,54
7,63
7,51
(g)
a) Mỗi loài A và loài B là thực vật C3 hay C4? Giải thích.
b) Dựa vào điểm bù CO2 của thực vật C3 và C4, giải thích kết quả thí nghiệm trên.
Câu 2 (2,0 điểm)
a) Khi uống rượu, ethanol được hấp thu qua ống tiêu hoá và chuyển đến dịch ngoại bào và nội bào
trong cơ thể. Ethanol được thải phần lớn qua gan (chiếm 90%), còn lại qua phổi và thận. Ở người khoẻ
mạnh bình thường nặng 60 kg, mỗi giờ thải được 6 g ethanol. Theo luật giao thông, giới hạn nồng độ
cồn (ethanol) trong máu cho phép đối với người điều khiển phương tiện cơ giới là 0,5 mg/mL máu.
Giả sử một người khoẻ mạnh bình thường nặng 60 kg có lượng nước chiếm 65% khối lượng cơ thể.
Người này uống 2 chai bia (350 mL/chai) có nồng độ ethanol là 5%. Sau một giờ, người này có được
phép điều khiển phương tiện cơ giới theo luật giao thông không? Tại sao?
b) Hãy giải thích tại sao hệ miễn dịch của động vật có xương sống, có thể tạo ra hàng triệu loại kháng
thể (có bản chất protein) khác nhau, mặc dù hệ gen của chúng chỉ có khoảng vài chục ngàn gen.
Câu 3 (2,0 điểm)
Bảng dưới đây thể hiện sự thay đổi áp lực máu (mmHg) ở tâm nhĩ trái, tâm thất trái và cung động
mạch chủ trong một chu kỳ tim bình thường của một loài linh trưởng. T 0 là thời điểm bắt đầu của một
chu kì tim.
Thời điểm
(giây)
Áp lực máu ở
tâm nhĩ trái
Áp lực máu ở
tâm thất trái
Áp lực máu ở
cung động
mạch chủ

T0

T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 +
0,05 0,10 0,15 0,20 0,25 0,30 0,35 0,40 0,45 0,50 0,55 0,60 0,65 0,70 0,75

4

10

15

12

6

9

6

10

12

13

10

9

8

6

5

4

4

10

15

12

30

92

112

95

55

13

10

9

8

6

5

4

86

84

82

80

79

92

112

95

90

96

91

90

89

88

87

86

a) Van nhĩ thất, van động mạch chủ đóng hay mở tại những thời điểm: T 0 + 0,20; T0 + 0,30; T0 + 0,40
và T0 + 0,50? Giải thích.
b) Một cá thể của loài này bị hẹp van động mạch chủ. Thời gian trung bình của một chu kỳ tim ở cá
thể này dài hay ngắn hơn so với bình thường? Giải thích.
Câu 4(2,0 điểm)

Một phụ nữ 25 tuổi có hàm lượng estradiol và progesterone trong máu thấp hơn so với bình thường.
Kiểm tra cho thấy vùng dưới đồi của người phụ nữ này hoạt động bình thường nhưng lại có bất thường
ở hoạt động tuyến yên hoặc ở hoạt động buồng trứng.
Nêu 2 phương pháp để xác định được chính xác nguyên nhân gây ra sự giảm hàm lượng hoocmon
sinh dục ở người phụ nữ này là do rối loạn hoạt động tuyến yên hay rối loạn hoạt động buồng trứng.
Giải thích.
Câu 5 (2,0 điểm)
a) Tuyến ức có vai trò hình thành các tế bào lympho T chức năng. Trẻ dị tật thiếu tuyến ức có mức
độ đáp ứng miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch bị ảnh hưởng như thế nào? Giải thích.
b) Một nam thanh niên khỏe mạnh có nhịp tim 75 nhịp/phút. Lượng ôxi trong tĩnh mạch phổi là
0,24 mL/mL máu, động mạch phổi là 0,16 mL/mL máu, lượng ôxi cơ thể tiêu thụ là 432 mL/phút. Thể
tích tâm thu của người này bằng bao nhiêu? Nêu cách tính.
c) Một loại thuốc kháng viêm không stêrôit (thuốc X) làm giảm khả năng giãn của tiểu động mạch
đến tiểu cầu thận. Một loại thuốc khác (thuốc Y) ức chế đặc hiệu enzim chuyển đổi angiotensin I thành
angiotensin II (chất gây co tiểu động mạch đi khỏi tiểu cầu thận). Người có chức năng thận bình thường
có lượng nước tiểu thay đổi thế nào khi sử dụng riêng rẽ từng thuốc X hoặc Y? Giải thích.
Câu 6 (2,0 điểm)
Hình bên minh họa phản ứng ra hoa của các nhóm cây A, B và C tương quan với độ dài ngày và
đêm.
a) Dựa vào quang chu kỳ, hãy xác định các nhóm cây A, B và C.
b) Tại sao một số loài cây không dễ phân loại thuộc nhóm A hay nhóm B?
c) Để loài cây X ra hoa vào dịp Tết Nguyên đán, người ta thường chiếu đèn có ánh sáng trắng vào
ban đêm. Nếu đưa loài cây X vào điều kiện nhà kính nhân tạo với các chu kỳ ngày đêm như dưới đây
thì cây có ra hoa không? Giải thích.
- Chu kỳ ngày đêm 18 giờ (9 giờ chiếu sáng, 9 giờ trong tối).
- Chu kỳ ngày đêm 28 giờ (14 giờ chiếu sáng, 14 giờ trong tối) và vào ban đêm chớp ánh sáng đỏ, sau đó
chớp ánh sáng đỏ xa.
Câu 7. (2,0 điểm)
Đồ thị hình 5 thể hiện mối tương
quan giữa hàm lượng O2 giải phóng
và cường độ ánh sáng. Dựa vào đồ
thị, hãy cho biết:
a) Các điểm A, B, C là gì?
b) Khi cây sống trong điều kiện
cường độ ánh sáng thấp hơn điểm A
thì cây sinh trưởng như thế nào?
c) Bằng cách nào xác định được điểm
A và điểm C? Giải thích.

Hình 5. Tương quan giữa hàm lượng O2 giải phóng và
cường độ ánh sáng

Câu 8. (2,0 điểm)
Hình 11 thể hiện sự biến đổi nhiệt
độ ở vùng dưới đồi và nhiệt độ cơ
thể khi cơ thể sốt và hạ sốt. Các
chữ cái V, W, X, Y, Z thể hiện
các giai đoạn của quá trình biến
đổi này.
Dựa vào đồ thị hình 11, hãy
cho biết:
a) Ở giai đoạn W, cơ thể tăng hay
giảm tiết epinephrin? Giải thích.
b) Ở giai đoạn X, cơ thể có tiết
mồ hôi không? Giải thích.

Hình 11. Sự thay đổi nhiệt độ vùng dưới đồi và nhiệt độ cơ thể
khi cơ thể sốt và hạ sốt

Câu 9: ( 2 điểm)
Một loài cá thuộc họ Channichthyidae sống ở vùng cực Trái Đất, nhiệt độ nước quanh năm là –1,9 oC
và nước giàu ôxi. Loài cá này không có hemoglobin và mioglobin (vì vậy chúng còn được gọi là cá
máu trắng) nên đã có một số điều chỉnh cốt lõi giúp chúng thích nghi với điều kiện sống trong nước
lạnh.
a) Hãy dự đoán có những điều chỉnh nào về lượng máu tuần hoàn, đường kính các mạch máu nhỏ và
kích thước tim so với các loài cá có cùng kích cỡ khác không sống ở vùng cực Trái Đất. Những điều
chỉnh đó có tác dụng gì?
b) Tại sao loài cá này có tốc độ chuyển hóa thấp và máu hòa tan nhiều ôxi?
Câu 10. (2,0 điểm)
a) Hãy thiết kế thí nghiệmchứng minh vai trò của 4 loại Hoocmôn thực vật: Cytokinin, Axit abcisic,
Gibberelin, Auxin.
b) Một loại chất ức chế đặc hiệu chuỗi vận chuyển điện tử trong hô hấp được đưa vào cây (ví dụ
cyanide), sự vận chuyển saccharose từ ngoài vào tế bào kèm và vào yếu tố ống rây (tế bào ống rây) có
bị ảnh hưởng không? Giải thích?
Người ra đề: Dương Thị Thu Hà- 0949.329.988

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
TUYÊN QUANG
---------

HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: SINH HỌC Lớp 11
(Hướng dẫn chấm gồm 08 trang)

Câu 1(2,0 điểm)
Các nhà khoa học đã sử dụng hai loài cây A và B (một loài thực vật C 3 và một loài thực vật C4) để
so sánh giữa hai loài về mối liên hệ giữa nhu cầu nước và lượng chất khô tích lũy trong cây. Các cây
thí nghiệm giống nhau về độ tuổi và khối lượng tươi (tương quan với sinh khối khô) được trồng trong
điều kiện canh tác tối ưu. Sau cùng một thời gian sinh trưởng, các giá trị trung bình về lượng nước hấp
thụ và lượng sinh khối khô tăng thêm được thống kê sau 3 lần lặp lại thí nghiệm và thể hiện trong bảng
dưới đây.
Loài A
Loài B
Loài cây
Chỉ tiêu
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lượng nước hấp thụ (L)
2,57
2,54
2,60
3,70
3,82
3,80
Lượng sinh khối khô tăng thêm
10,09
10,52
11,30
7,54
7,63
7,51
(g)
c) Mỗi loài A và loài B là thực vật C3 hay C4? Giải thích.
d) Dựa vào điểm bù CO2 của thực vật C3 và C4, giải thích kết quả thí nghiệm trên.
Hướng dẫn chấm:
a) - Cây loài A là thực vật C4 còn cây loài B là thực vật C3.
(0,5 điểm)
- Số liệu ở bảng cho thấy, tỷ lệ lượng nước hấp thụ/sinh khối khô tích lũy ở cây loài A xấp xỉ 250/1,
còn ở cây loài B xấp xỉ 500/1. Điều này cho thấy, loài A có nhu cầu nước thấp hơn là thực vật C 4;
loài B có nhu cầu nước cao hơn là thực vật C3.
- Mặt khác trong cùng một thời gian, hiệu suất tích lũy chất khô của các cây trong nhóm A cao hơn
nhóm B.
(0,5 điểm)
b) - Theo phương trình quang hợp, để loài A và B tổng hợp được 170g đường (tương đương 1 phân tử
C6H12O6) chỉ cần 216g nước (tương đương 12 phân tử H2O), tỷ lệ H2O hấp thụ/ C6H12O6 tổng hợp
xấp xỉ 1 :1. Trong khi, loài A và B có tỷ lệ H 2O hấp thụ/C6H12O6 tổng hợp là 250-500/1. Chứng tỏ,
phần lớn nước hấp thụ vào cây bị thoát ra ngoài khí quyển.
(0,5 điểm)
- Để các cây loài B có thể tiến hành quang hợp, tích lũy chất hữu cơ thì nồng độ CO 2 trong lá của các
cây trong nhóm này phải cao hơn điểm bù CO 2. Do điểm bù CO2 của cây loài B (thực vật C 3) cao
hơn nhiều so với điểm bù CO 2 của cây loài A (thực vật C 4) nên khí khổng ở cây loài B phải mở
nhiều hơn (kể cả số lượng và thời gian) để lấy CO2.
(0,25 điểm)
- Khí khổng mở càng nhiều để lấy CO 2 kéo theo hơi nước từ trong lá thoát ra càng nhiều khiến cho
cây loài B cần hấp thụ nhiều nước hơn (500g) so với loài A (250g) để tổng hợp 1 g được chất khô.
(0,25 điểm)
Câu 2 (2,0 điểm)
a) Khi uống rượu, ethanol được hấp thu qua ống tiêu hoá và chuyển đến dịch ngoại bào và nội bào
trong cơ thể. Ethanol được thải phần lớn qua gan (chiếm 90%), còn lại qua phổi và thận. Ở người khoẻ
mạnh bình thường nặng 60 kg, mỗi giờ thải được 6 g ethanol. Theo luật giao thông, giới hạn nồng độ
cồn (ethanol) trong máu cho phép đối với người điều khiển phương tiện cơ giới là 0,5 mg/mL máu.
Giả sử một người khoẻ mạnh bình thường nặng 60 kg có lượng nước chiếm 65% khối lượng cơ thể.
Người này uống 2 chai bia (350 mL/chai) có nồng độ ethanol là 5%. Sau một giờ, người này có được
phép điều khiển phương tiện cơ giới theo luật giao thông không? Tại sao?
b) Hãy giải thích tại sao hệ miễn dịch của động vật có xương sống, có thể tạo ra hàng triệu loại kháng
thể (có bản chất protein) khác nhau, mặc dù hệ gen của chúng chỉ có khoảng vài chục ngàn gen.
Hướng dẫn chấm:

a) - Sau 1 giờ uống 2 chai bia, theo luật giao thông, người này không được phép điều khiển phương
tiện cơ giới.
(0,5 điểm)
- Giải thích: (1 điểm mỗi ý 0,25 điểm)
+ Lượng nước trong cơ thể người này là: 60*65% = 39 kg = 39000 mL
+ Lượng ethanol mà người này uống là: 2*350*5% = 35 g
+ Lượng ethanol còn lại trong cơ thể người này sau 1 giờ là: 35 - 6 = 29 g
+ Nồng độ ethanol trong máu của người này sau 1 giờ là:
29/39000 = 0,00074 g/mL = 0,74 mg/mL (Nồng độ này cao hơn mức cho phép).
b) Do tái tổ hợp ADN xảy ra tại các locut gen hệ miễn dịch trong quá trình biệt hóa các tế bào thuộc
hệ miễn dịch.
(0,5 điểm)
Câu 3 (2,0 điểm)
Bảng dưới đây thể hiện sự thay đổi áp lực máu (mmHg) ở tâm nhĩ trái, tâm thất trái và cung động
mạch chủ trong một chu kỳ tim bình thường của một loài linh trưởng. T 0 là thời điểm bắt đầu của một
chu kì tim.
Thời điểm
T + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 +
T0 0
(giây)
0,05 0,10 0,15 0,20 0,25 0,30 0,35 0,40 0,45 0,50 0,55 0,60 0,65 0,70 0,75
Áp lực máu ở
4 10 15 12
6
9
6
10 12 13 10
9
8
6
5
4
tâm nhĩ trái
Áp lực máu ở
11
4 10 15 12 30 92
95 55 13 10
9
8
6
5
4
tâm thất trái
2
Áp lực máu ở
11
cung động
86 84 82 80 79 92
95 90 96 91 90 89 88 87 86
2
mạch chủ
c)
Van nhĩ thất, van động mạch chủ đóng hay mở tại những thời điểm: T 0 + 0,20; T0 + 0,30; T0 +
0,40 và T0 + 0,50? Giải thích.
d)
Một cá thể của loài này bị hẹp van động mạch chủ. Thời gian trung bình của một chu kỳ tim ở
cá thể này dài hay ngắn hơn so với bình thường? Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
a)
- Tại thời điểm T0 + 0,20 van nhĩ thất đóng, van động mạch chủ đóng.
Vì tại thời điểm này áp lực tâm nhĩ giảm, áp lực tâm thất đang tăng nhưng chưa đạt mức cao nhất,
chứng tỏ lúc này tâm nhĩ giãn, tâm thất đang co. Tâm thất co làm tăng áp lực máu trong tâm thất, làm
đóng van nhĩ thất, tuy nhiên áp lực này chưa đủ để làm mở van động mạch chủ (van động mạch chủ
đóng).
(0,5 điểm)
- Tại thời điểm T0 + 0,30 van nhĩ thất đóng, van động mạch chủ mở.
Vì tại thời điểm này áp lực tâm thất và áp lực cung động mạch chủ đạt cao nhất và có giá trị bằng
nhau, chứng tỏ lúc này áp lực máu ở tâm thất cao đủ để làm mở van động mạch chủ, máu từ tâm thất
được đẩy lên động mạch. Do tâm thất co nên làm đóng van nhĩ thất.(0,5 điểm)
- Tại thời điểm T0 + 0,40 van nhĩ thất đóng, van động mạch chủ đóng.
Vì tại thời điểm này áp lực tâm nhĩ đang tăng, áp lực tâm thất đang giảm chứng tỏ lúc này tâm nhĩ
đang giãn và máu đang từ tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ, van nhĩ thất đóng. Áp lực cung động mạch chủ
giảm tức tâm thất đã dừng cung cấp máu lên cung động mạch chủ, chứng tỏ van động mạch chủ cũng
đang đóng.
(0,5 điểm)
- Tại thời điểm T0 + 0,50 van nhĩ thất mở, van động mạch chủ đóng.
Vì tại thời điểm này áp lực tâm nhĩ, tâm thất và cung động mạch chủ đều đang giảm, chứng tỏ lúc này
van nhĩ thất đang mở, tâm nhĩ đang đẩy máu xuống tâm thất, tâm thất đang giãn, van động mạch chủ
đóng.
(0,25 điểm)

b)
Cá thể bị hẹp van động mạch chủ có thời gian trung bình của một chu kì tim ngắn hơn so với
bình thường. Vì ở cá thể này, van động mạch chủ không mở ra hết mức khi tâm thất co làm cho máu
không được đẩy hết vào động mạch mà bị ứ lại tâm thất, gây thiếu máu đến nuôi dưỡng các cơ quan
trong cơ thể. Giảm lượng máu đến nuôi dưỡng các cơ quan làm giảm lượng cung cấp O 2 cho tế bào, do
đó cơ thể điều hòa bằng cách tăng nhịp tim, giảm thời gian một chu kì tim. (0,25 điểm)
Câu 4(2,0
điểm)
Một phụ nữ 25 tuổi có hàm lượng estradiol và progesterone trong máu thấp hơn so với bình thường.
Kiểm tra cho thấy vùng dưới đồi của người phụ nữ này hoạt động bình thường nhưng lại có bất thường
ở hoạt động tuyến yên hoặc ở hoạt động buồng trứng.
Nêu 2 phương pháp để xác định được chính xác nguyên nhân gây ra sự giảm hàm lượng hoocmon sinh
dục ở người phụ nữ này là do rối loạn hoạt động tuyến yên hay rối loạn hoạt động buồng trứng. Giải
thích.
Hướng dẫn chấm:
Phương pháp 1: Tiêm FSH và LH vào người bệnh và sau đó theo dõi sự thay đổi nồng độ
estradiol và progesterone máu.
(0,5 điểm)
+ Nếu nồng độ estradiol và progesterone máu tăng lên thì chứng tỏ người này bị rối loạn hoạt động
tuyến yên.
+ Nếu nồng độ estradiol và progesterone máu không đổi thì chứng tỏ người này bị rối loạn hoạt động
buồng trứng.
(0,5 điểm)
Phương pháp 2: Đo hàm lượng FSH và LH trong máu của người bệnh.
+ Nếu nồng độ FSH và LH thấp hơn bình thường thì chứng tỏ người này bị rối loạn hoạt động
tuyến yên.
(0,5 điểm)
+ Nếu nồng độ FSH và LH cao hơn bình thường thì chứng tỏ người này bị rối loạn hoạt động buồng
trứng.
(0,5 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm)
a) Tuyến ức có vai trò hình thành các tế bào lympho T chức năng. Trẻ dị tật thiếu tuyến ức có mức độ
đáp ứng miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch bị ảnh hưởng như thế nào? Giải thích.
b) Một nam thanh niên khỏe mạnh có nhịp tim 75 nhịp/phút. Lượng ôxi trong tĩnh mạch phổi là 0,24
mL/mL máu, động mạch phổi là 0,16 mL/mL máu, lượng ôxi cơ thể tiêu thụ là 432 mL/phút. Thể tích
tâm thu của người này bằng bao nhiêu? Nêu cách tính.
c) Một loại thuốc kháng viêm không stêrôit (thuốc X) làm giảm khả năng giãn của tiểu động mạch đến
tiểu cầu thận. Một loại thuốc khác (thuốc Y) ức chế đặc hiệu enzim chuyển đổi angiotensin I thành
angiotensin II (chất gây co tiểu động mạch đi khỏi tiểu cầu thận). Người có chức năng thận bình
thường có lượng nước tiểu thay đổi thế nào khi sử dụng riêng rẽ từng thuốc X hoặc Y? Giải thích.
Hướng dẫn chấm
a) - Không có tuyến ức làm giảm (không) hình thành tế bào T chức năng, gồm tế bào T độc (Tc) và T
hỗ trợ (Th). Thiếu tế bào T độc nên đáp ứng miễn dịch tế bào giảm (0,25 điểm)
- Giảm tế bào T hỗ trợ giảm hoạt hóa tế bào B tạo kháng thể, nên đáp ứng miễn dịch thể dịch giảm.
(0,25 điểm)
b) - Thể tích tâm thu của người này là 72 mL. (0,25 điểm)
- Lượng O2 cung cấp cho cơ thể trong 1 mL máu = 0,24 – 0,16 = 0,08 (ml O2).
Lượng O2 cơ
thể tiêu thụ trong 1 phút = Thể tích tâm thu × Nhịp tim × Lượng O 2 trong 1 mL máu. Thể tích tâm thu
= 432 : (75 × 0,08) = 72 (mL).
(0,25 điểm)
c) - Thuốc X làm giảm khả năng giãn của tiểu động mạch đến, giảm lượng máu đến tiểu cầu thận, dẫn
đến huyết áp ở tiểu cầu thận giảm. Do đó, áp suất lọc giảm và lượng nước tiểu giảm.
(0,5 điểm)
(Hoặc thí sinh có thể giải thích: Thuốc X làm giảm lượng máu đến tiểu cầu thận – tăng renin – tăng
aldosteron tăng tái hấp thu Na+ và nước làm giảm lượng nước tiểu).

- Thuốc Y ức chế tạo angiotensin II, giảm khả năng co của tiểu động mạch đi, giảm sức cản của động
mạch đi, dẫn đến huyết áp ở tiểu cầu thận giảm. Do đó, áp suất lọc giảm, lượng nước tiểu giảm. (0,5
điểm)
(Thí sinh có thể giải thích: Thuốc Y ức chế tạo angiotensin II, giảm hình thành aldosteron giảm tái hấp
thu Na+ và nước ở ống lượn xa. Như vậy thuốc Y tác động lên lượng nước tiểu theo hai hướng: (1)
Giảm lượng nước tiểu do giảm áp suất lọc. (2) Tăng lượng nước tiểu do giảm quá trình tái hấp thu
Na+ và nước ở ống lượn xa. Học sinh có thể trả lời không thay đổi lượng nước tiểu. Giải thích được cơ
chế (1) hoặc (2) hoặc cả (1) và (2) đều được 0,25 điểm).
Câu 6 (2,0 điểm)
Hình bên minh họa phản ứng ra hoa của các nhóm cây A, B và C tương quan với độ dài ngày và đêm.
a) Dựa vào quang chu kỳ, hãy xác định các nhóm cây A, B và C.
b) Tại sao một số loài cây không dễ phân loại thuộc nhóm A hay nhóm B?
c) Để loài cây X ra hoa vào dịp Tết Nguyên đán, người ta thường chiếu đèn có ánh sáng trắng vào ban
đêm. Nếu đưa loài cây X vào điều kiện nhà kính nhân tạo với các chu kỳ ngày đêm như dưới đây thì
cây có ra hoa không? Giải thích.
- Chu kỳ ngày đêm 18 giờ (9 giờ chiếu sáng, 9 giờ trong tối).
- Chu kỳ ngày đêm 28 giờ (14 giờ chiếu sáng, 14 giờ trong tối) và vào ban đêm chớp ánh sáng đỏ, sau
đó chớp ánh sáng đỏ xa.
Hướng dẫn chấm
a) Nhóm A là cây ngày dài, do sẽ trổ hoa khi được trồng trong điều kiện có số giờ chiếu sáng lớn hơn
một mốc thời gian (>12 giờ) (hoặc có số giờ trong tối < 12 giờ).
(0,25 điểm)
Nhóm B là cây ngày ngắn, do trổ hoa khi được trồng trong điều kiện có số giờ chiếu sáng nhỏ hơn một
mốc thời gian (<14 giờ) (hoặc có số giờ trong tối >10 giờ).
(0,25 điểm)
Nhóm C là cây trung tính, vì trổ hoa không phụ thuộc thời gian chiếu sáng trong ngày. (0,25 điểm)
b) Trên hình vẽ cho thấy có một vùng trùng lặp giữa nhóm A và nhóm B. Những loài cây ra hoa khi
được chiếu sáng từ 12-14 giờ có thể thuộc nhóm A hoặc nhóm B, do vậy rất khó để phân biệt các loài
cây nào thuộc nhóm A hay nhóm B.
(0,25 điểm)
c) - Cây X ra hoa vào dịp Tết Nguyên đán (có ngày ngắn) khi được chiếu đèn cung cấp ánh sáng trắng
vào ban đêm, chứng tỏ X là cây ngày dài.
(0,50 điểm)
- Với chu kỳ ngày đêm 18 giờ (9 giờ chiếu sáng và 9 giờ trong tối) thì cây X sẽ trổ hoa. Do đêm ngắn
(9 giờ trong tối) nên lượng P. đỏ xa (phitôcrôm hấp thụ ánh sáng ở bước sóng 730nm) còn nhiều trong
tế bào đã kích thích ra hoa của cây ngày dài.
(0,25 điểm)
- Với chu kỳ ngày đêm 28 giờ (14 giờ chiếu sáng, 14 giờ trong tối), đêm quá dài lại chiếu ánh sáng
đỏ xa sau cùng nên hàm lượng P. đỏ xa còn lại rất ít, vì vậy loài cây X sẽ không ra hoa. (0,25 điểm)
Câu 7. (2,0 điểm)
Đồ thị hình 5 thể hiện mối tương quan
giữa hàm lượng O2 giải phóng và
cường độ ánh sáng. Dựa vào đồ thị,
hãy cho biết:
a) Các điểm A, B, C là gì?
b) Khi cây sống trong điều kiện cường
độ ánh sáng thấp hơn điểm A thì cây
sinh trưởng như thế nào?
c) Bằng cách nào xác định được điểm
A và điểm C? Giải thích.
Hình 5. Tương quan giữa hàm lượng O2 giải phóng và
cường độ ánh sáng
Hướng dẫn chấm:

a) - A là điểm bù ánh sáng, B là điểm thể hiện cường độ quang hợp cao nhất của cây, C là điểm no ánh
sáng.
(0,5 điểm)
b) Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp hơn điểm A, cây có cường độ hô hấp lớn hơn cường độ
quang hợp, không tích lũy được chất hữu cơ nên sinh trưởng kém, dần dần sẽ chết.
(0,5 điểm)
c) - Cơ sở để xác định điểm A và C: Điểm bù ánh sáng (A) là điểm có cường độ quang hợp và cường
độ hô hấp bằng nhau (lượng CO2 hấp thụ được trong quang hợp bằng lượng CO 2 giải phóng trong hô
hấp). Điểm no ánh sáng (C) là điểm có cường độ quang hợp đạt cao nhất.
(0,5 điểm)
- Cách tiến hành: Đo đồng thời cường độ quang hợp (thông qua lượng CO 2) của cây và cường độ ánh
sáng tương ứng. Tại điểm bù ánh sáng, dòng CO2 cung cấp đầu vào và đầu ra bằng nhau. Tại điểm no
ánh sáng, hiệu số lượng CO2 đầu vào và đầu ra đạt trị số dương cao nhất.
(0,5 điểm)
(Lưu ý: Nếu thí sinh trình bày cách khác nhưng đúng bản chất và giải thích đúng thì vẫn cho điểm)
Câu 8. (2,0 điểm)
Hình 11 thể hiện sự biến đổi nhiệt độ ở
vùng dưới đồi và nhiệt độ cơ thể khi cơ
thể sốt và hạ sốt. Các chữ cái V, W, X,
Y, Z thể hiện các giai đoạn của quá
trình biến đổi này.
Dựa vào đồ thị hình 11, hãy cho biết:
a) Ở giai đoạn W, cơ thể tăng hay giảm
tiết epinephrin? Giải thích.
b) Ở giai đoạn X, cơ thể có tiết mồ hôi
không? Giải thích.
Hình 11. Sự thay đổi nhiệt độ vùng dưới đồi và nhiệt độ cơ thể
khi cơ thể sốt và hạ sốt
c) Mạch máu ngoại vi của cơ thể ở giai đoạn Y là giãn hay co hơn so với giai đoạn V? Giải thích.
d) Tóm tắt lại các cơ chế chính điều hoà nhiệt độ cơ thể khi nhiệt độ môi trường tăng cao.
Hướng dẫn chấm:
a) - Ở giai đoạn W, cơ thể tăng tiết epinephrin.
- Giải thích: Ở giai đoạn W, nhiệt độ vùng dưới đồi cao hơn nhiệt độ cơ thể nên cơ thể cảm thấy lạnh
và có những phản ứng để tăng nhiệt độ cơ thể. Đó là: co mạch, run và tăng tiết epinephrin.
(0,5 điểm)
b) - Ở giai đoạn X, cơ thể không tiết mồ hôi.
- Giải thích: Ở giai đoạn X, nhiệt độ vùng dưới đồi và nhiệt độ cơ thể bằng nhau, cơ thể không cảm
thấy nóng, cũng không cảm thấy lạnh (mặc dù nhiệt độ là 40 0C). Do đó, cơ thể không có phản ứng
điều hoà nhiệt độ, tức là không tiết mồ hôi.
(0,5 điểm)
c) Ở giai đoạn Y, mạch máu ngoại vi giãn hơn so với ở giai đoạn V.
- Giải thích: Ở giai đoạn Y, nhiệt độ vùng dưới đồi thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên cơ thể cảm thấy nóng
và có những phản ứng để giảm nhiệt độ cơ thể gồm: giãn mạch máu ngoại vi, tăng tiết mồ hôi.
(0,5 điểm)
d) Thụ thể nhiệt độ nhận biết báo về TK điều hoà nhiệt độ của cơ thể, TK điều hoà nhiệt độ thông tin
tới cơ quan phản ứng làm tăng tiết mồ hôi, giãn mạch dưới da, giảm chuyển hoá... (0,5 điểm)
Câu 9: ( 2 điểm)
Một loài cá thuộc họ Channichthyidae sống ở vùng cực Trái Đất, nhiệt độ nước quanh năm là –1,9 oC
và nước giàu ôxi. Loài cá này không có hemoglobin và mioglobin (vì vậy chúng còn được gọi là cá

máu trắng) nên đã có một số điều chỉnh cốt lõi giúp chúng thích nghi với điều kiện sống trong nước
lạnh.
a)Hãy dự đoán có những điều chỉnh nào về lượng máu tuần hoàn, đường kính các mạch máu nhỏ và
kích thước tim so với các loài cá có cùng kích cỡ khác không sống ở vùng cực Trái Đất. Những điều
chỉnh đó có tác dụng gì?
b)Tại sao loài cá này có tốc độ chuyển hóa thấp và máu hòa tan nhiều ôxi?
Hướng dẫn chấm:
- Lượng máu tuần hoàn lớn giúp hòa tan được nhiều ôxi. (0,5 điểm)
- Đường kính các mạch máu nhỏ là khá lớn có tác dụng giảm sức cản đối với dòng máu chảy, nhờ vậy
giúp máu chảy nhanh đến các mô. (0,5 điểm)
- Kích thước tim lớn giúp tăng được lưu lượng máu, cung cấp được nhiều máu cho các mô. (0,5 điểm)
- Do cá là động vật biến nhiệt, nước lạnh làm giảm tốc độ chuyển hóa và máu cá lạnh hòa tan được
nhiều O2. (0,5 điểm)
Câu 10. (2,0 điểm)
a) Hãy thiết kế thí nghiệmchứng minh vai trò của 4 loại Hoocmôn thực vật: Cytokinin, Axit abcisic,
Gibberelin, Auxin.
b) Một loại chất ức chế đặc hiệu chuỗi vận chuyển điện tử trong hô hấp được đưa vào cây (ví dụ
cyanide), sự vận chuyển saccharose từ ngoài vào tế bào kèm và vào yếu tố ống rây (tế bào ống rây) có
bị ảnh hưởng không? Giải thích?
Hướng dẫn chấm:
a)Gieo hạt một loài cây 2 lá mầm và thu được các cây con cùng kích thước và độ tuổi. Sau đó, trồng
các cây con này vào 5 cốc thí nghiệm chứa dung dịch dinh dưỡng khoáng cơ bản và đánh dấu tương
ứng 1, 2, 3, 4 và 5. Lần lượt bổ sung hoocmôn A vào cốc 1, hoocmôn B vào cốc 2, hoocmôn C vào cốc
3, hoocmôn D vào cốc 4, cốc 5 không bổ sung hoocmôn (đối chứng). So với cốc 5, kết quả thí nghiệm
thu được sau 14 ngày như sau:.(0,5 điểm)
Cốc 1: Cây phân nhánh nhiều hơn, rễ ít phát triển hơn.Hoocmôn A: Cytokinin
Cốc 2: Kích thước cây gần như không có sự khác biệt.Hoocmôn B: Axit abcisic.
Cốc 3: Chiều cao của cây tăng nhanh hơn, ít phân nhánh hơn.Hoocmôn C: Gibberelin.
Cốc 4: Chiều cao cây tăng nhanh hơn, không phân nhánh, nhiều rễ. Hoocmôn D: Auxin .(0,5 điểm)
b) -Có bị ảnh hưởng. Vì protein màng đồng vận chuyển (H +/ saccharose) thực hiện vận chuyển
saccharose từ ngoài vào tế bào kèm và yếu tố ống rây muốn hoạt động được cần có bơm proton đẩy
H+ từ phía trong màng ra ngoài màng sinh chất để kích hoạt protein màng đồng vận chuyển (H +/
saccharose), bơm proton hoạt động có tiêu tốn ATP do hô hấp cung cấp.(0,5 điểm)
-Chất ức chế chuỗi hô hấp tế bào sẽ làm giảm nguồn cung cấp ATP, do đó làm giảm sự vận chuyển
chủ động đường từ ngoài vào yếu tố ống rây và vào tế bào kèm. (0,5 điểm