Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 11 năm học 2017-2018 (Chuyên Thái Nguyên, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 21:24:28 | Được cập nhật: 1 giờ trước (15:45:13) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1461 | Lượt Download: 57 | File size: 0.408064 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN

ĐỀ ĐỀ NGHI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI ĐBBB- LỚP 11
MÔN SINH HỌC- NĂM HỌC 2017-2018
Thời gian: 180 phút.
(Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: Trao đổi nước và khoáng (2 điểm)
1. Hãy nêu các thành phần của dịch mạch rây và giải thích ý nghĩa của kali trong dịch mạch rây?
2. S. Rogers và A.J.Peel ở đại học Hull (Anh quốc) đã sử dụng rệp cây sống bằng dịch phloem. Khi ấp
suất ống rây đẩy dịch phloem vào ngòi chích, các nhà nghiên cứu tách rệp khỏi ngòi chích và ngòi
chích hoạt động như cái vòi ứa dịch hàng giờ. Các nhà nghiên cứu đã xác định nồng độ đường của
dịch từ ngòi chích ở các điểm khác nhau giữa nơi nguồn và nơi chứa.
a. Kết quả thí nghiệm sẽ như thế nào?
b. Tại sao khi các nhà nghiên cứu tách rệp khỏi ngòi chích thì ngòi chích hoạt động như cái vòi ứa
dịch hàng giờ?
c. Nếu một loài rệp sống bằng xilem của cây, khi rệp dùng ngòi chích đâm vào dịch xilem hút dịch thì
tách rệp ra khỏi ngòi chích. Liệu dịch xilem có tiếp tục chảy ra từ vòi chích không? Giải thích.
Câu 2: Quang hợp (2 điểm)
1. Mô pha tối của thực vật C4 bằng sơ đồ và giải thích tại sao thực vật C4 không có hô hấp sáng?
2. Một vùng khí hậu bị biến đổi trở nên khô nóng thì theo em tỷ lệ của các loài C3 so với C4 và CAM
sẽ thay đổi như thế nào?
Câu 3: Hô hấp (1 điểm)
Vẽ sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp sáng? Điều gì xảy ra nếu ở một cây thực vật C3 bị đột biến làm mất
hoạt tính oxidaza của enzim rubisco?
Câu 4: Sinh trưởng phát triển và sinh sản ở TV (2 điểm)
1. Dựa trên nguyên tắc nào để tạo quả không hạt trong trồng trọt?
2. Người ta chia 30 chậu cây X cùng độ tuổi thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 10 cây, mỗi nhóm được
xử lý một chế độ ánh sáng. Sau một tháng, số cây ra hoa của mỗi nhóm được nêu ở bảng dưới đây:
Nhóm cây
Chế độ chiếu sáng/tối
Kết quả ra hoa
(I)
12h
12h
Tất cả 10 cây đều ra hoa
(II)
14h
10h
9 cây ra hoa và 1 cây không ra hoa
(III)
16h
8h
Cả 10 cây đều không ra hoa
Dựa vào các thông tin nêu trên, hãy cho biết:
- Cây X là cây ngày ngắn hay cây ngày dài? Giải thích.
- Nếu nhóm cây II được xử lý “1 phút bằng ánh sáng đỏ” vào giữa giai đoạn tối còn nhóm III
được xử lý “1 phút tối” vào giữa giai đoạn chiếu sáng thì sau 1 tháng các cây trong các nhóm này có
ra hoa hay không? Giải thích.
Câu 5: cảm ứng ở thực vật (1 điểm)
Trong cảm ứng ra hoa ở thực vật người ta cho rằng một chớp ánh sáng đỏ rút ngắn chu kì tối và một
chớp ánh sáng đỏ xa tiếp theo hủy bỏ tác động của chớp ánh sáng đỏ, hãy thiết kế thí nghiệm chứng
minh nhận định trên.
Câu 6: Tiêu hóa và hô hấp ở ĐV (2 điểm)
1. Quá trình nhũ tương hóa lipit của dịch mật trong ruột diễn ra như thế nào? Một người bị cắt túi mật
thì quá trình tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
2. Sự làm trống dạ dày được quyết định bởi lực co thắt nhu động của dạ dày và sức kháng của cơ vòng
tâm vị. Thời gian để làm trống một nửa lượng vật chất trong dạ dày được đo đạc ở một bệnh nhân và
so sánh với số liệu bình thường
Cá thể
Thời gian để làm trống một nửa lượng vật chất
trong dạ dày
Chất lỏng
Chất rắn
Bình thường
<20
<120
Người bệnh
18
150
Chỉ ra mỗi khẳng định sau là đúng hay sai? Giải thích?
A. Người bệnh có nguy cơ bị thiếu dinh dưỡng cao hơn so với người khỏe mạnh.
B. Người bệnh dường như tăng nguy cơ trào ngược axit.

C. Tăng lên sức đề kháng của cơ vòng môn vị sẽ làm tăng sự trống vật chất rắn trong dạ dày.
D. Khi bệnh nhân nôn, vật chất nôn chứa dịch mật
Câu 7: Tuần hoàn (2 điểm)
1. Một người bị tai nạn 10% lượng máu dẫn đến huyết áp giảm. Hãy cho biết cơ chế chủ yếu của cơ
thể để làm tăng huyết áp?
2. Tại sao những người nghiện thuốc lá thường mắc chứng huyết áp cao?
Câu 8: Bài tiết và cân bằng nội môi (2điểm)
1. Thể tích máu và lượng bạch huyết thay đổi như thế nào ở những cơ thể người ăn ít muối NaCl trong
thời gian dài so với nhu cầu cơ thể?
2. Một bệnh nhân bị mất nhiều máu sẽ sản sinh ra 1 lượng lớn hoocmon aldosterol từ vỏ tuyến thượng
thận. Giải thích ?
3. Những đặc điểm nào của động vật có vú sống ở dưới nước giúp chúng có khả năng lặn được sâu
trong thời gian dài?
Câu 9: Cảm ứng ở ĐV (2 điểm)
1. Hai nơron A và B cùng loại, có sự chênh lệch Na+, K+ giữa bên trong và bên ngoài nơron là như nhau.
a. Cho chất Digoxin tác động lên nơron A nhưng không cho chất này tác động lên nơron B thì khi kích
thích biên độ điện thế hoạt động lan truyền trên mỗi sợi trục có thay đổi không và biên độ điện thế
hoạt động của nơron nào lớn hơn? Giải thích.
b. Cho chất Cyanua (CN-) tác động lên nơron B nhưng không cho chất này tác động lên nơron A thì
nồng độ ion K+ ở trong nơron nào lớn hơn? Giải thích.
2. Tại truyền tin qua xi náp hóa học chỉ có thể diễn ra theo một chiều?
Câu 10: Sinh trưởng phát triển và sinh sản ở TV (1 điểm)
Hãy giải thích vì sao khi phụ nữ dùng thuốc tránh thai hàng ngày thì không có hiện tượng trứng chín
và rụng trứng nhưng vẫn có kinh nguyệt đều đặn.
Câu 11: Nội tiết (2 điểm)
1. Mô tả cơ chế duy trì cân bằng nội môi bằng insulin và glucagon?
2. Trong một kiểm tra dung nạp glucose, đo đường máu định kỳ sau khi uống dung dịch giàu glucse ở
người khỏe, đường máu tăng nhẹ lúc đầu rồi giảm xuống gần bình thường sau 2-3 giờ. Nếu một người
bị tiểu đường thì kết quả như thế nào?
3. Xem xét một bệnh nhân tiểu đường có tiền sử gia đình tiểu đường type 2 nhưng lại rất hoạt động và
không béo. Để xác địnhcác gen có thể bị khiếm khuyết trên bệnh nhân này thì phải kiểm tra gen nào
trước tiên?

Câu 12: Thực hành giải phẫu thực vật (1 điểm)
Hình bên mô tả cấu tạo sơ thứ cấp của
cây dâm bụt. Hãy điền vào các ghi chú từ
1 đến 10 bằng cách điền vào bảng

sau:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN

ĐỀ ĐỀ NGHI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI ĐBBB- LỚP 11
MÔN SINH HỌC- NĂM HỌC 2017-2018
Thời gian: 180 phút.
(Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: Trao đổi nước và khoáng (2 điểm)
1. Hãy nêu các thành phần của dịch mạch rây và giải thích ý nghĩa của kali trong dịch mạch rây?
2. S. Rogers và A.J.Peel ở đại học Hull (Anh quốc) đã sử dụng rệp cây sống bằng dịch phloem.
Khi ấp suất ống rây đẩy dịch phloem vào ngòi chích, các nhà nghiên cứu tách rệp khỏi ngòi
chích và ngòi chích hoạt động như cái vòi ứa dịch hàng giờ. Các nhà nghiên cứu đã xác định
nồng độ đường của dịch từ ngòi chích ở các điểm khác nhau giữa nơi nguồn và nơi chứa.
a. Kết quả thí nghiệm sẽ như thế nào?
b. Tại sao khi các nhà nghiên cứu tách rệp khỏi ngòi chích thì ngòi chích hoạt động như cái vòi
ứa dịch hàng giờ?
c. Nếu một loài rệp sống bằng xilem của cây, khi rệp dùng ngòi chích đâm vào dịch xilem hút
dịch thì tách rệp ra khỏi ngòi chích. Liệu dịch xilem có tiếp tục chảy ra từ vòi chích không? Giải
thích.
Hướng dẫn chấm
Điểm
1. Dịch mạch rây gồm chủ yếu là sacarose, các axit amin, vitamin và một số chất hữu cơ 0,25
khác, một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều ion kali làm chi dịch mạch
rây có ph từ 8,0-8,5.
- Ý nghĩa của Kali trong dịch mạch rây:
+ K + trong dịch mạch rây cao, kéo nước vào mạch rây làm giảm nồng độ đường trong 0,25
dịch mạch rây, từ đó giúp nạp đường từ tế bào nguồn vào ống rây.
+ Việc K+ kéo nước vào mạch rây làm phát sinh một áp suất dương trong mạch rây.
0,25
+ nhiều Ion K+ làm cho pH dịch mạch rây có tính hơi kiềm ( 8-8,5) nghĩa là nồng độ H+
nội bào thấp. Tận dụng được chênh lệch H+, H+ ngoại bào cao được đồng vận chuyển 0,25
cùng với Sucrose vào trong dịch mạch rây.
2. a. Ngòi chích càng gần nguồn đường hơn thì có nồng độ đường cao hơn ( nồng độ 0,25
đường nơi gần nguồn cao hơn so với ở gần nơi chứa) do vận chuyển dòng khối nhờ áp
suất dương( dòng áp suất) trong ống rây.
b. Ngòi chích được xuyên sâu vào yếu tố ống rây, áp suất trong ống rây đẩy dịch phloem 0,25
vào ngòi chích, dòng áp suất trong ống rây là dòng áp suất dương=> Khi tách rệp thì ngòi
chích hoạt động như cái vòi ứa dịch hàng giờ
c. Dịch xylem không tiếp tục chảy từ vòi chích vì: xylem ngược lại so với phloem là nó 0,5
chịu tác động của dòng áp suất âm. Áp suất thấp, ngòi chích được cắt rời xuyên vào quản
bào hoặc yếu tố mạch không thể làm cho dịch xylem chảy ra mà nó có thể dẫn không khí
vào trong mạch.
Câu 2: Quang hợp (2 điểm)

1. Mô pha tối của thực vật C4 bằng sơ đồ và giải thích tại sao thực vật C4 không có hô
hấp sáng?
Hướng dẫn chấm
- Học sinh có thể vẽ các sơ đồ khác nhau, ví dụ:

Điểm
0,25

- Thực vật C4 không có hô hấp sáng vì:
+ Ở tế bào mô giậu, enzim cố định CO2 ở thực vật C4 là PEP Cacboxylase, hoạt tính của 0,25
enzim này cao gấp 100 lần so với enzym Rubisco và người ta chỉ thấy enzym Pep
cacboxylase, chưa thấy rõ hoạt tính của oxydase
+ Ở tế bào bao bó mạch, có enzim Rubisco nhưng tế bào bó mạch không có PSII nên 0,25
không có quá trình quang phân li nước tạo ra O2 do đó O2 không cạnh tranh với CO2
trong việc liên kết với Rubisco.
+ Thực tế, tế bào thịt lá cây C4 bơm CO2 vào tế bào bao bó mạch, duy trì nồng độ CO2 0,25
cao đủ để Rubisco không có cơ hội liên kết với O2.

2. Một vùng khí hậu bị biến đổi trở nên khô nóng thì theo em tỷ lệ của các loài C3 so
với C4 và CAM sẽ thay đổi như thế nào?
Hướng dẫn chấm
- Vùng khí hậu biến đổi trở nên khô nóng thì theo em tỷ lệ của loài C3 sẽ giảm mạnh và
loài C4 và CAM sẽ tăng số lượng( loài C4, CAM sẽ thay thế cho loài C3) Vì:
+ Khi thời tiết khô, nóng thực vật C3 sẽ có cơ chế thích nghi là thực hiện quá trình hô
hấp sáng, nhưng đây lại là một quá trình gây hiệu quả ngược lại đối với C3 vì làm giảm
hiệu suất quang hợp.
+ Vì vậy trong điều kiện khí hậu khô, nóng, 2 hướng thích nghi quang hợp quan trọng có
tác dụng làm giảm thiểu hô hấp sáng và tối ưu hóa cho chu trình canvil là quang hợp ở
thực vật C4 và CAM.
+Ở C4 quá trình cố định CO2 có sự phân hóa về địa điểm và ở CAM quá trình cố định
CO2 có sự phân hóa về thời gian. 2 cơ chế này đều làm cho thực vật thích nghi tốt trong
vùng nóng, khô.
Câu 3: Hô hấp (1 điểm)

Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25

Vẽ sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp sáng? Điều gì xảy ra nếu ở một cây thực vật C3 bị
đột biến làm mất hoạt tính oxidaza của enzim rubisco?
Hướng dẫn chấm
- Học sinh có thể vẽ các sơ đồ khác nhau, ví dụ:

Điểm

0,25

- Hô hấp sáng ở thực vật C3 xảy ra khi cường độ ánh sáng quá cao, khi đó khí khổng đóng
0,25
lại hạn chế CO2 đi vào và O2 đi ra khi đó en zim Rubisco có hoạt tính oxidase.
- Vai trò của quá trình hô hấp sáng:
0,25
+ làm giảm nồng độ O2 trong không gian của khí khổng vì nếu nồng độ O2 quá cao gây độc
cho tế bào làm chết tế bào.
+ Ở ty thể, hô hấp sáng tạo ra CO2 cho quá trình cố định CO2 để thủ tiêu toàn bộ
lượng NADPH và ATP dư thừa trong pha sáng của quang hợp, nhờ đó không cho chúng
thực hiện các phản ứng ôxi hóa quang sản sinh ra các gốc tự do làm hại đến thành phần cấu
trúc của bào quan và tế bào.
+ Hô hấp sáng còn giúp tạo ra một số axit amin.
- Vì vậy nếu nếu ở một cây thực vật C3 bị đột biến làm mất hoạt tính oxidaza của enzim

rubisco thì khi ánh sáng mạnh quá trình hô hấp sáng không xảy ra gây hại cho các tế bào làm 0,25
nhiệm vụ quang hợp.
Câu 4: Sinh trưởng phát triển và sinh sản ở TV (2 điểm)
1. Dựa trên nguyên tắc nào để tạo quả không hạt trong trồng trọt?
2. Người ta chia 30 chậu cây X cùng độ tuổi thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 10 cây, mỗi nhóm
được xử lý một chế độ ánh sáng. Sau một tháng, số cây ra hoa của mỗi nhóm được nêu ở bảng
dưới đây:
Nhóm cây
Chế độ chiếu sáng/tối
Kết quả ra hoa
(I)
12h
12h
Tất cả 10 cây đều ra hoa
(II)
14h
10h
9 cây ra hoa và 1 cây không ra hoa
(III)
16h
8h
Cả 10 cây đều không ra hoa
Dựa vào các thông tin nêu trên, hãy cho biết:
- Cây X là cây ngày ngắn hay cây ngày dài? Giải thích.
- Nếu nhóm cây II được xử lý “1 phút bằng ánh sáng đỏ” vào giữa giai đoạn tối còn

nhóm III được xử lý “1 phút tối” vào giữa giai đoạn chiếu sáng thì sau 1 tháng các cây
trong các nhóm này có ra hoa hay không? Giải thích.
Hướng dẫn chấm
1. Nguyên tắc: Sự tạo quả sau khi thụ tinh, sau khi thụ tinh phôi sẽ phát triển thành hạt và
trong quá trình hình thành hạt đó phôi sản xuất ra auxin nội sinh, auxin này được đưa vào
bầu kích thích các tế bào bầu phân chia lớn lên thành quả.
-Biết được điều đó để tạo quả không hạt người ta không cho hoa thụ phấn và như vậy phôi
sẽ không hình thành hạt, auxin nội sinh không được hình thành và người ta đã thay thế bằng
auxin ngoại sinh bằng cách phun hoặc tiêm auxin vào bầu và bầu vẫn hình thành quả. Quả
sẽ không có hạt.
2. Thời gian tối tới hạn của của cây ngày ngắn là thời gian tối tối thiểu để để cây ra hoa.
Thời gian tối tới hạn của cây ngày dài là thời gian tối tối đa để cây ra hoa.
→ Cây X là cây ngày ngắn. Độ dài thời gian tối tới hạn mà cây X cần có để ra hoa là 10-12
giờ.
- Nếu nhóm II được xử lý “1 phút bằng ánh sáng đỏ” vào giữa giai đoạn tối còn nhóm III
được xử lý “1 phút tối” vào giữa giai đoạn chiếu sáng thì sau 1 tháng hầu hết các cây trong
nhóm này sẽ không ra hoa.
+ Vì ánh sáng đỏ kìm hãm sự ra hoa của cây ngày ngắn.
+ “1 phút tối” vào giữa giai đoạn chiếu sáng không có ý nghĩa đối với sự ra hoa của cây.
Câu 5: cảm ứng ở thực vật (1 điểm)

Điểm
0,5
0,5

0,25
0,25
0,25
0,25

Trong cảm ứng ra hoa ở thực vật người ta cho rằng một chớp ánh sáng đỏ rút ngắn chu
kì tối và một chớp ánh sáng đỏ xa tiếp theo hủy bỏ tác động của chớp ánh sáng đỏ, hãy
thiết kế thí nghiệm chứng minh nhận định trên.
Hướng dẫn chấm
Điểm
- HS phải trình bày đủ 4 thí nghiệm:
1. Trồng cả cây ngày ngắn và cây ngày dài trong điều kiện ngày dài
0,5
2. Trồng cả cây ngày ngắn và cây ngày dài trong điều kiện ngày ngắn.
3. Trồng cả cây ngày ngắn và cây ngày dài trong điều kiện ngày ngắn nhưng ban đêm có
một chớp ánh sáng đỏ.
4. Trồng cả cây ngày ngắn và cây ngày dài trong điều kiện ngày ngắn nhưng ban đêm có
một chớp ánh sáng đỏ sau một lúc lại có một chớp ánh sánh đỏ xa
- Nêu đúng kết quả thí nghiệm.
0,5
Câu 6: Tiêu hóa và hô hấp ở ĐV (2 điểm)
1. Quá trình nhũ tương hóa lipit của dịch mật trong ruột diễn ra như thế nào? Một người bị cắt
túi mật thì quá trình tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
2. Sự làm trống dạ dày được quyết định bởi lực co thắt nhu động của dạ dày và sức kháng của
cơ vòng tâm vị. Thời gian để làm trống một nửa lượng vật chất trong dạ dày được đo đạc ở một
bệnh nhân và so sánh với số liệu bình thường

Cá thể

Thời gian để làm trống một nửa lượng vật
chất trong dạ dày
Chất lỏng
Chất rắn
Bình thường
<20
<120
Người bệnh
18
150
Chỉ ra mỗi khẳng định sau là đúng hay sai? Giải thích?
A. Người bệnh có nguy cơ bị thiếu dinh dưỡng cao hơn so với người khỏe mạnh.
B. Người bệnh dường như tăng nguy cơ trào ngược axit.
C. Tăng lên sức đề kháng của cơ vòng môn vị sẽ làm tăng sự trống vật chất rắn trong dạ dày.
D. Khi bệnh nhân nôn, vật chất nôn chứa dịch mật

Hướng dẫn chấm
Điểm
1. Quá trình nhũ tương hóa lipit:
- Những phân tử muối mật hoà tan trong những giọt mỡ với các nhóm tích điện quay 0,25
ra ngoài hình thành nên một lớp bề mặt.
- Khi tác động cơ học những giọt lớn sẽ tan ra thành những giọt nhỏ và chúng không
có khả năng kết hợp lại nữa bởi vì bề mặt tích điện bên ngoài của chúng sẽ đẩy nhau hình 0,25
thành các giọt lipit nhỏ triglixerit (đường kính khoảng 1um) treo lơ lửng trong nước từ đó
làm tăng diện tích tác động của lipaza. Lipaza phân huỷ triglyxerit để tạo ra axít béo và các
phân tử monoglyxerit.
Khi bị cắt túi mật:
- Mật được tiết ra ở gan và đổ thẳng vào đường ống tiêu hóa nên sẽ không điều chỉnh được
lượng mật cần thiết trong quá trình tiêu hóa dẫn đến hiệu quả nhũ tương hóa lipit của mật 0,25
giảm, làm giảm hiệu quả phân giải của enzim lipaza, lượng lipit bị phân giải giảm. Quá trình
hấp thu mỡ và các chất khác như vitamin tan trong mỡ... giảm, làm cơ thể có triệu chứng
thiếu lipit hay một số vitamion tan trong mỡ.
- Tác động kích thích nhu động ruột giảm dẫn đến thức ăn bị ứ đọng lại trong đường tiêu hóa 0,25
dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu...
2.
A. Đúng vì thời gian chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột lâu hơn và vậy quá trình tiêu hóa
0,25
và hấp thụ chậm hơn.
B. Đúng vì thời gian dạ dày chứa nhiều thức ăn quá lâu vì vậy dạ dày thường có phản xạ co
0,25
bóp mạnh làm tăng nguy cơ mở cơ vòng tâm vị gây trào ngược axit.
C. Sai, tăng lên sức đề kháng của cơ vòng môn vị sẽ làm tăng giảm trống vật chất rắn trong
0,25
dạ dày.
D. Sai vì cơ vòng môn vị đóng thường xuyên nên các chất trong ruột khó có thể di chuyển
0,25
lên dạ dày
Câu 7: Tuần hoàn (2 điểm)
1. Một người bị tai nạn 10% lượng máu dẫn đến huyết áp giảm. Hãy cho biết cơ chế chủ yếu của
cơ thể để làm tăng huyết áp?

2. Tại sao những người nghiện thuốc lá thường mắc chứng huyết áp cao?
Hướng dẫn chấm
1. Huyết áp giảm, tác động lên thụ thể áp lực ở mạch máu → Truyền về trung khu điều hòa
tim mạch ở hành não → tăng cường hoạt động thần kinh giao cảm.
+ Tăng nhịp tim, co mạch máu ngoại vi, co mạch dồn máu từ các nơi dự trữ máu (gan, lách,
mạch máu dưới da) về đồng thời co mạch máu đến thận → Làm giảm dịch lọc ở cầu thận
- Huyết áp giảm, tác động lên bộ máy cận quản cầu → Renin được tiết ra, chuyển
angiotensinogen thành angiotensin II, có tác dụng: Tăng tiết Aldosteron, kích thích thận tái
hấp thu Na+ → nước được kéo vào theo cơ chế thẩm thấu, tăng cảm giác khát → Uống nước;
tăng tiết ADH → tăng tái hấp thu nước ở ống góp
- Phản ứng đông máu để chống lại sự mất máu quá nhiều.
2. - Trong thuốc lá có khí CO -> vào máu tranh Hb -> HbCO -> HbO2↓ -> vận chuyển O2
kém -> [O2] trong máu giảm.
- [O2] ↓ tác động thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh -> kích

Điểm
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25

thích hệ giao cảm -> tim tăng nhịp và lực co -> HA tăng.
- [O2] ↓ tác động đến gan và thận tiết erythopoeitin (EPO) -> KT tủy xương tăng sinh hồng
cầu -> số lượng hồng cầu↑ -> Tăng độ quánh của máu -> HA tăng.
0,25
Câu 8: Bài tiết và cân bằng nội môi (2điểm)
1. Thể tích máu và lượng bạch huyết thay đổi như thế nào ở những cơ thể người ăn ít muối
NaCl trong thời gian dài so với nhu cầu cơ thể?
2. Một bệnh nhân bị mất nhiều máu sẽ sản sinh ra 1 lượng lớn hoocmon aldosterol từ vỏ tuyến
thượng thận. Giải thích ?

3. Những đặc điểm nào của động vật có vú sống ở dưới nước giúp chúng có khả năng
lặn được sâu trong thời gian dài?
Hướng dẫn chấm
Điểm
1. Chế độ ăn ít muối NaCl làm giảm tiết ADH, giảm tái hấp thu nước ở thận và tăng mất 0,25
nước qua thận dẫn đến thể tích máu giảm.
- Bạch huyết hình thành từ dịch kẽ. Khi thể tích máu giảm  thể tích và áp lực dịch kẽ giảm 0,25
dẫn đến giảm lượng bạch huyết
2. Mất máu gây giảm lượng máu trong mạch → giảm huyết áp → kích thích vỏ thận tiết 0,25
aldosterol.
- Aldosterol kích thích ống thận tăng tái hấp thu Na+ → tăng tái hấp thu nước.
0,25
3. - Khả năng dự trữ một lượng lớn O2 , có lượng myoglobin cao trong các cơ của chúng.
0,25
- Sự bảo toàn O2 :
+ Ít có sự hỗ trợ của cơ khi chúng bơi và thụ động trườn lên hoặc xuống nhờ sự thay đổi độ
0,25
nổi của chúng, nhịp tim và mức tiêu thụ O2 của chúng giảm trong lúc lặn.
+ Có các cơ chế điều hòa dẫn phần lớn máu tới não, tủy sống, mắt…, lượng máu cung cấp
0,25
tới các cơ bị hạn chế.
+ Tiêu thụ hết ôxi trong myoglobin và sau đó lấy ATP từ việc lên men thay cho hô hấp hiếu 0,25
khí (để hạn chế việc tiêu thụ ôxi)
Câu 9: Cảm ứng ở ĐV (2 điểm)
1. Hai nơron A và B cùng loại, có sự chênh lệch Na +, K+ giữa bên trong và bên ngoài nơron là
như nhau.
a. Cho chất Digoxin tác động lên nơron A nhưng không cho chất này tác động lên nơron B thì
khi kích thích biên độ điện thế hoạt động lan truyền trên mỗi sợi trục có thay đổi không và biên
độ điện thế hoạt động của nơron nào lớn hơn? Giải thích.
b. Cho chất Cyanua (CN-) tác động lên nơron B nhưng không cho chất này tác động lên nơron A
thì nồng độ ion K+ ở trong nơron nào lớn hơn? Giải thích.

2. Tại truyền tin qua xi náp hóa học chỉ có thể diễn ra theo một chiều?
Hướng dẫn chấm
1
a. Biên độ điện thế hoạt động lan truyền trên mỗi sợi trục không thay đổi. Biên độ điện thế
hoạt động của nơron B lớn hơn nơron A, bởi vì:
- Khi xung thần kinh lan truyền trên các sợi trục thì biên độ điện thế hoạt động không thay
đổi. Do các yếu tố quyết định biên độ như điện thế nghỉ, chênh lệch nồng độ Na + hai bên
màng và tính thấm của màng đối với Na+ không thay đổi.
- Biên độ điện thến hoạt động phụ thuộc vào mức độ phân cực của nơron. Chất Digoxin làm
suy yếu hoạt động của bơm Na – K làm Na + đưa ra ngoài và K+ đưa vào trong nơron A ít đi,
kết quả là giảm chênh mức độ phân cực ở nơron A. Do đó,biến độ điện thế hoạt động của
nơron A nhỏ hơn nơron B
b . Nồng độ ion K+ ở trong nơron A lớn hơn so với nơron B, bởi vì:
- Chất Cyanua (CN-) ức chế chuỗi chuyền điện tử làm giảm số lượng ATP được tạo ra từ ti
thể ở nơron B.
- Số lượng ATP giảm dẫn đến làm suy yếu hoạt động của bơm Na – K trong việc bơm K +
vào trong tế bào. Sau một thời gian chênh lệch của các ion ở hai phía của màng nơron đạt
trạng thái cân bằng. Tế bà nơron mất phân cực. Do đó, nồng độ ion K + ở trong nơron B nhỏ
hơn so với ở trong nơron A.

Điểm
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

2. Do cấu tạo của xi náp: Màng sau không có bóng xi náp chứa chất trung gian hóa học, 0,5
màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học đồng thời ở chùy xinap
không có enzim phân giải chất trung gian hóa học.
Câu 10: Sinh trưởng phát triển và sinh sản ở TV (1 điểm) Hãy giải thích vì sao khi phụ nữ dùng thuốc
tránh thai hàng ngày thì Không có hiện tượng trứng chín và rụng trứng nhưng vẫn có kinh

nguyệt đều đặn.
Hướng dẫn chấm
Điểm
- Trong 14 ngày đầu, ơstrôgen tăng lần thứ nhất sau đó giảm lần 1.
0,25
- Trong 14 ngày sau, ơstrôgen tăng lần thứ hai sau đó giảm lần 2.
0,25
- Tăng lần 1 là do tuyến yên tăng tiết FSH và LH  nang trứng phát triển  tăng tiết 0,25
ơstrôgen; giảm lần 1 là do trứng chín và rụng.
- Tăng lần 2 là do thể vàng hình thành và phát triển; giảm lần 2 là do trứng
0,25
không được thụ tinh  thể vàng thoái triển.
Câu 11: Nội tiết (2 điểm)
1. Mô tả cơ chế duy trì cân bằng nội môi bằng insulin và glucagon?
2. Trong một kiểm tra dung nạp glucose, đo đường máu định kỳ sau khi uống dung dịch giàu
glucse ở người khỏe, đường máu tăng nhẹ lúc đầu rồi giảm xuống gần bình thường sau 2-3 giờ.
Nếu một người bị tiểu đường thì kết quả như thế nào?

3. Xem xét một bệnh nhân tiểu đường có tiền sử gia đình tiểu đường type 2 nhưng lại
rất hoạt động và không béo. Để xác địnhcác gen có thể bị khiếm khuyết trên bệnh nhân
này thì phải kiểm tra gen nào trước tiên?
Hướng dẫn chấm
1. HS có thể mô tả bằng lời hoặc vẽ sơ đồ, ví dụ

Điểm
0,5

1

2. Ở người khỏe mạnh, insulin được giải phóng đáp lại sự gia tăng khởi đầu về đường máu
gây kích thích các tế bào cơ thể hấp thu glucose.
Tuy nhiên, việc sản sinh insulin ở mức không thích hợp hoặc các tế bào đích bị giảm đáp
ứng với insulin sẽ làm cho cơ thể giảm khả năng loại bỏ glucose thừa trong máu.
Vì vậy ở người bị tiểu đường, sự tăng đường huyết lúc đầu sẽ cao hơn và duy trì mức độ
đường huyết cao trong thời gian dài.
3. Những người bị tiểu đường type 2 vẫn sinh insulin nhưng không điều hòa được lượng
đường trong máu. Vì vậy có thể là đột biến ở gen mã hóa thụ thể của insulin hoặc các gen
mã hóa con đường truyền tín hiệu của insulin.

Câu 12: Thực hành giải phẫu thực vật (1 điểm)

0,5

Hình bên mô tả cấu tạo sơ thứ cấp
của cây dâm bụt. Hãy điền vào các
ghi chú từ 1 đến 10 bằng cách điền
vào bảng sau:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Hướng dẫn chấm
1
Lỗ vỏ
2
Bần
3
Mô mềm vỏ
4
Mô dày
5
Libe cứng
6
Libe mềm
7
Tầng sinh trụ
8
Gỗ
9
Tia ruột
10
Mô mềm ruột

Điểm
1 điểm (nếu mỗi đáp án sai trừ
0,1 điểm)