Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 11 năm học 2017-2018 (Chuyên Lương Văn Tụy - Ninh Bình, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 21:25:41 | Được cập nhật: 4 giờ trước (15:27:30) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 2047 | Lượt Download: 73 | File size: 0.577024 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY

ĐỀ ĐỀ NGHI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI ĐBBB- LỚP 11
MÔN SINH HỌC- NĂM HỌC 2017-2018
Thời gian: 180 phút.
(Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: Trao đổi nước và khoáng (2 điểm)
1. Sự hấp thụ khoáng ở thực vật sống chìm trong nước và thực vật trên cạn diễn ra qua
bộ phận nào?
2. Để nghiên cứu ảnh hưởng của cây mù tạt tỏi lên sự cộng sinh giữa một số loài cây gỗ
(giai đoạn còn non) và nấm, các nhà khoa học ở Mỹ đã tiến hành thí nghiệm trồng cây
thích đường non trong các loại đất khác nhau và thu được kết quả như ở bảng sau:
Loại đất
Đất lấy từ nơi có Đất lấy từ nơi Đất lấy từ nơi Đất lấy từ nơi
cây mù tạt tỏi
không có cây mù có cây mù tạt không có cây mù
tạt tỏi
tỏi đã tiệt trùng tạt tỏi đã tiệt
trùng
Sự
tăng 20%
230%
30%
40%
sinh khối
của cây
Sự
hình 0%
20%
thành
rễ
nấm
Từ kết quả thí nghiệm trên hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Sự có mặt của cây mù tạt tỏi ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của cây thích
đường non? Giải thích.
b. Sự cộng sinh giữa cây nấm và cây thích đường là nội cộng sinh hay ngoại cộng sinh,
tại sao?
Câu 2: Quang hợp (2 điểm)
Ánh sáng là nhân tố chính ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật. Để thích ứng với điều
kiện ánh sáng của môit trường sống, cây C3 có những thay đổi về cấu trúc mô và hệ
sắc tố của lá.
a. Hãy cho biết các hình thức vận động chính của lá cây C3 và lục lạp của nó để thích
ứng với sự thay đổi về cường độ ánh sáng.
b. Phân biệt thành phần hệ sắc tố quang hợp chính và phụ của cây C3. Những hệ sắc tố
này có khác biệt gì giữa các cây C3 cùng loài ở vùng nhiệt đới và ở vùng ôn đới? Giải
thích.
c. Trên cùng một cây C3, so với lá cây được chiếu sáng trực tiếp, những lá cây bị che
sáng (trong bóng râm) thay đổi như thế nào về cấu trúc mô và thành phần diệp lục?
Câu 3: Hô hấp (1 điểm)
1. Phân tích ý nghĩa của con đường phân giải kị khí ở thực vật?
2. Tại sao cây bị ngập úng lâu ngày sẽ bị chết?
3. Giải thích vì sao trên tiêu bản cắt ngang của rễ cây ngô bị ngập úng kéo dài có phần
vỏ rễ bị phân huỷ mạnh tạo thành các ống rỗng?
Câu 4 (2,0 điểm) Sinh sản ở thực vật + Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
1. Nêu cơ chế Auxin giúp sinh trưởng dãn tế bào? Tại sao ở nồng độ cao thì gây ức chế
dãn tế bào?

2. Fusicoccin là một độc tố của nấm kích thích các bơm H+ của màng sinh chất tế bào
thực vật. Nó có thể ảnh hưởng như thế nào đến các đoạn thân cắt rời?
Câu 5: cảm ứng ở thực vật (1 điểm)
1. Trình bày tác động thuận nghịch của ánh sáng đỏ và ánh sáng đỏ xa lên đáp ứng
quang chu kì?
2. Ở điều kiện ngày dài đêm ngắn, một chớp đơn ánh sáng toàn phần sẽ tác động lên
mỗi nhóm thực vật như thế nào? Giải thích.
Câu 6: Tiêu hóa và hô hấp ở ĐV (2 điểm)
1. Dịch vị ở người trưởng thành có pH từ 1,5 đến 2,0. Giá trị pH đó có ý nghĩa gì đối với quá
trình tiêu hóa?
2. Dame Jane Goodall (1945-nay) đã khám phá rằng các loài linh trưởng cỡ lớn
(Hominidae) tiến hóa theo xu hướng ngày càng biết sử dụng các công cụ để lấy được
thức ăn giàu dinh dưỡng hơn và săn bắt lấy thịt. Gấu (Ursidae) có các hành vi tương tự;
tuy nhiên gấu trúc lớn (Ailuropoda melanoleuca) chỉ ăn tre. Những loài động vật này có
cấu trúc giải phẫu ruột tương thích với chế độ ăn của chúng, như Hình dưới đây. Các
lược đồ được phóng đại tới mức gần bằng nhau để tiện cho việc so sánh. Chó (Canis
lupus) là động vật ăn thịt điển hình. Tê giác (Rhinocerotidae) lại là một động vật ăn
thực vật điển hình.
Mỗi phát biểu dưới đây là Đúng hay Sai.
Giải thích?
A. So với tinh tinh (Pan), người tốn nhiều
năng lượng hơn để tiêu hóa và hấp thụ
chất dinh dưỡng.
B. Tinh tinh ăn thịt và trái cây nhiều hơn so
với đười ươi (Pongo).
C. Hệ tiêu hóa của gấu trúc lớn có khả năng
hấp thu hoàn toàn các chất dinh dưỡng
có trong cây tre.
D. Thức ăn được vận chuyển qua toàn bộ
ống tiêu hóa của đười ươi là nhanh hơn so
với ở người.
Câu 7: Tuần hoàn (2 điểm)
1.Một bệnh nhân bị hở van tim (van nhĩ thất đóng không kín) :
a. Nhịp tim của bệnh nhân có thay đổi không? Tại sao?
b. Lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kì tim (thể tích tâm thu) có
thay đổi không? Tại sao?
c. Huyết áp động mạch có thay đổi không? Tại sao?
2. Vì sao nhịp tim trung bình ở người trường thành là 75 lần/phút? Tại sao ở đa số động
vật, nhịp tim lại tỷ lệ nghịch với khối lượng cơ thể?
Câu 8: Bài tiết và cân bằng nội môi (2 điểm)
Một người được sinh ra và lớn lên ở độ cao ngang mực nước biển, sức khỏe bình
thường. Sau đó người này được đưa bằng trực thăng, lên độ cao 3000m so với mực
nước biển (không có yếu tố vận động). Do vậy người đó có một số đáp ứng để bù đắp
cho áp suất O2 giảm ở vùng cao.
1. Đường cong phân li HbO2 và độ nhớt máu thay đổi như thế nào? Giải thích.

2. Nhiều người lên núi cao một cách nhanh chóng có biểu hiện của hội chứng say độ
cao ở mức độ nào đó (đau đầu, mệt mỏi, nôn mửa...). Có thể sử dụng thuốc gây bài tiết
bicarbonate vào nước tiểu để chữa được không? Vì sao?
Câu 9: Cảm ứng ở ĐV (2 điểm)
1. Hai nơron A và B cùng loại, có sự chênh lệch Na +, K+ giữa bên trong và bên ngoài
nơron là như nhau.
a. Cho chất Digoxin tác động lên nơron A nhưng không cho chất này tác động lên
nơron B thì khi kích thích biên độ điện thế hoạt động lan truyền trên mỗi sợi trục có
thay đổi không và biên độ điện thế hoạt động của nơron nào lớn hơn? Giải thích.
b. Cho chất Cyanua (CN-) tác động lên nơron B nhưng không cho chất này tác động lên
nơron A thì nồng độ ion K+ ở trong nơron nào lớn hơn? Giải thích.
2. Tại truyền tin qua xi náp hóa học chỉ có thể diễn ra theo một chiều?
Câu 10: Sinh trưởng phát triển và sinh sản ở TV (1 điểm)
Ở phụ nữ, hàm lượng hoocmôn ơstrôgen thay đổi như thế nào trong 14 ngày đầu và 14
ngày sau của chu kỳ rụng trứng (với chu kỳ 28 ngày)? Giải thích tại sao có sự thay đổi
đó?
Câu 11: Nội tiết (2 điểm)
1. Một người phụ nữ tiến hành liệu pháp ăn kiêng rất chặt chẽ bằng cách ăn ít, do vậy
trọng lượng cơ thể sút giảm rất nghiêm trọng tới 85% so với người bình thường cùng
tuổi và giới, đồng thời có biểu hiện chán ăn, nôn mửa liên tục, hạ kali máu.
a. Nồng độ leptin và NPY máu của cô ta thay đổi như thế nào?
b. Khi người này được nhập viện và đo huyết áp là 80/50, nhịp tim 90 nhịp/phút. Giải
thích. Nồng độ hormone aldosterone, renin và kali máu thay đổi như thế nào?
2. Hai thùy tuyến yên khác nhau về chức năng như thế nào?
Câu 12: Thực hành giải phẫu thực vật (1 điểm)
Hình bên mô tả cấu tạo sơ cấp của thân cây hai
lá mầm. Hãy điền vào các ghi chú từ 1 đến 9
bằng cách điền vào bảng sau:
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Người ra đề: Vũ Thị Luận
SĐT: 0126.823.23.59

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY

ĐỀ ĐỀ NGHI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI ĐBBB- LỚP 11
MÔN SINH HỌC- NĂM HỌC 2017-2018
Thời gian: 180 phút.
(Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: Trao đổi nước và khoáng (2 điểm)
1. Sự hấp thụ khoáng ở thực vật sống chìm trong nước và thực vật trên cạn diễn ra qua
bộ phận nào?
Hướng dẫn chấm
Điểm
- Đối với thực vật sống chìm trong nước: Cây hấp thụ khoáng qua toàn bộ bề 0,25
mặt cơ thể
- Đối với thực vật sống trên cạn:
0,25
+ Hệ rễ có lông hút giúp cho cây có thể hấp thụ khoáng tốt
+ Trong một số trường hợp, hệ rễ không có lông hút thì sự hấp thụ khoáng
nhờ nấm rễ (sợi nấm tạo bề mặt hấp thu lớn, hấp thu khoáng dễ dàng)
+ Ngoài ra còn một lượng khoáng có thể được hấp thụ qua khí khổng.
2. Để nghiên cứu ảnh hưởng của cây mù tạt tỏi lên sự cộng sinh giữa một số loài cây gỗ
(giai đoạn còn non) và nấm, các nhà khoa học ở Mỹ đã tiến hành thí nghiệm trồng cây
thích đường non trong các loại đất khác nhau và thu được kết quả như ở bảng sau:
Loại đất
Đất lấy từ nơi có Đất lấy từ nơi Đất lấy từ nơi Đất lấy từ nơi
cây mù tạt tỏi
không có cây mù có cây mù tạt không có cây mù
tạt tỏi
tỏi đã tiệt trùng tạt tỏi đã tiệt
trùng
Sự
tăng 20%
230%
30%
40%
sinh khối
của cây
Sự
hình 0%
20%
thành
rễ
nấm
Từ kết quả thí nghiệm trên hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Sự có mặt của cây mù tạt tỏi ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của cây thích
đường non? Giải thích.
b. Sự cộng sinh giữa cây nấm và cây thích đường là nội cộng sinh hay ngoại cộng sinh,
tại sao?
Hướng dẫn chấm
Điểm
a. Mù tạt tỏi làm giảm khả năng sinh trưởng của loài cây thích đường non do 0,25
làm giảm sự hình thành phức hệ rễ nấm của loài cây này. Vì
+ Thích đường non chỉ có khả năng tăng sinh khối và hình thành rễ nấm khi 0,25
được trồng trên đất không bị xâm lấn. Mặt khác trên đất có mù tạt tỏi sinh
trưởng và đất bị khử trùng thì sự hình thành rễ nấm của cây thích đường non
đều giảm
0,25
+ Điều này cho thấy, cây mù tạt tỏi đã tiết ra đất các yếu tố làm ức chế sự
hình thành phức hệ rễ nấm
0,25

b. Sự cộng sinh giữa cây nấm và cây thích đường là nội cộng sinh (nội rễ
nấm) vì:
0,25
+ Nếu là ngoại rế nấm thì sựi sinh trưởng của cây thích đường ở đất có cây
mù tạt tỏi đã tiệt trùng cũng sẽ giống như ở đất không có cây mù tạt tỏi,
trong thực tế ở đất có mù tạt tỏi đã tiệt trùng thì cây thích đường sinh trưởng 0,25
và phát triển tốt hơn ở đất không có cây mù tạt tỏi nghĩa là có một số nấm đã
cộng
sinh
từ
trước
khi
trồng

trong
rễ
cây.
+ Nội rễ nấm vẫn có lông hút, trong khi ngoại rễ nấm thì không có cấu trúc
này. Vì vậy ở đất có mù tạt tỏi sinh xâm lấn cây vẫn có thể tăng trưởng
(nhưng chậm) và không hình thành rế nấm, còn nếu là ngoại cộng sinh thì
cây sẽ không sinh trưởng khi không có rế nấm.
Câu 2: Quang hợp (2 điểm)
Ánh sáng là nhân tố chính ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật. Để thích ứng với điều
kiện ánh sáng của môit trường sống, cây C3 có những thay đổi về cấu trúc mô và hệ
sắc tố của lá.
a. Hãy cho biết các hình thức vận động chính của lá cây C3 và lục lạp của nó để thích
ứng với sự thay đổi về cường độ ánh sáng.
b. Phân biệt thành phần hệ sắc tố quang hợp chính vàphụ của cây C3. Những hệ sắc tố
này có khác biệt gì giữa các cây C3 cùng loài ở vùng nhiệt đới và ở vùng ôn đới? Giải
thích.
c. Trên cùng một cây C3, so với lá cây được chiếu sáng trực tiếp, những lá cây bị che
sáng (trong bóng râm) thay đổi như thế nào về cấu trúc mô và thành phần diệp lục?
Hướng dẫn chấm
Điểm
a. Vận động chính của lá cây, lục lạp:
-Lá cây ở một số loài thực vật C3 có khả năng điều chỉnh để hấp thụ ít hay 0,25
nhiều năng lượng ánh sáng bằng cách vận động xoay nghiêng hoặc làm cho
các tia sáng chiếu vuông góc vào bề mặt lá cây.
- Một số loài cây C3 khác có khả năng vận động hướng lá cây về phía ánh 0,25
sáng hoặc xoay ngược lại để thích ứng với hấp thụ năng lượng ánh sáng.
0,25
- Lục lạp cũng có thể thay đổi vị trí bằng cách xoay quanh mình hoặc vận
động chìm sâu vào trong tế bào khi ánh sáng quá mạnh hoặc tập trung ở bề
mặt tế bào khi ánh sáng yếu
0,25
b. Hệ sắc tố của cây C3:
- Ở các thực vật C3:diệp lục a và diệp lục b là sắc tố quang hợp chính, 0,5
carôtenôit là các sắc tố quang hợp phụ.
- Những thực vật C3 cùng loài nhưng sinh trưởng ở vùng ôn đới thường có
hàm lượng các sắc tố thuộc nhóm carôtenôit tăng cao hơn so với các cây sinh
trưởng ở vùng nhiệt đới. Năng lượng ánh sáng mặt trời do các sắc tố thuộc
0,25
nhóm carôtenôit hấp thụ được sử dụng một phần để sưởi ấm cho cây.
c. Hệ sắc tố và cấu trúc lá cây trong bóng râm
-Trên tán lá của cây C3,các lá cây trong bóng râm mỏng hơn so với lá cây 0,25
được chiếu sáng đầy đủ. Do lá cây trong bóng râm thường chỉ có 1 lớp tế
bào mô dậu với kích thước của các tế bào ngắn hơn ,ngoài ra phần mô xốp

cũng mỏng hơn.
- Lá cây trong bóng râm có tỷ lệ diệp lục a/b nhỏ hơn của lá cây được chiếu
sáng đầy đủ, vì tang hàm lượng diệp lục b
Câu 3: Hô hấp (1 điểm)
1. Phân tích ý nghĩa của con đường phân giải kị khí ở thực vật?
2. Tại sao cây bị ngập úng lâu ngày sẽ bị chết?
3. Giải thích vì sao trên tiêu bản cắt ngang của rễ cây ngô bị ngập úng kéo dài có phần
vỏ rễ bị phân huỷ mạnh tạo thành các ống rỗng?
Hướng dẫn chấm
Điểm
a. Sự phân giải kị khí xảy ra trong trường hợp cây thiếu ôxi, khi phân giải một
phân tử glucose chỉ thu được 2ATP và sản phẩm khác (axit lactic hoặc rượu 0,25
etilic cà CO2). Mặc dù thu được ít năng lượng nhưng phân giải kị khí gióp
phần cung cấp ATP khi cây thiếu oxi tạm thời.
b. Nếu cây bị ngập úng lâu ngày, do sự phân giải kị khí chỉ tạo được rất ít ATP 0,25
trong khi tiêu tốn nhiều nguyên liệu đồng thời các sản phẩm phụ tạo ra nhiều
(axit lactic hoặc rượu etilic cà CO2) gây độc cho tế bào làm các lông hút bị tiêu
biến. Vì vậy cây không lấy được nước và khoáng.
c. Trong điều kiện ngập úng kéo dài, cây ngô thiếu ôxi do đất thiếu các khoảng
thông khí để cung cấp ôxi cho hô hấp tế bào trong rễ.
0,5
- Sự thiếu ôxi kích thích việc tạo ra etylen làm cho một số tế bào vỏ rễ trải qua
sự chết theo chương trình.
- Sự phân huỷ các tế bào này tạo ra các ống thông khí có chức năng như các
“bình dưỡng khí” cung cấp ôxi cho rễ bị ngập nước.
Câu 4 (2,0 điểm) Sinh sản ở thực vật + Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
1. Nêu cơ chế Auxin giúp sinh trưởng dãn tế bào? Tại sao ở nồng độ cao thì gây ức chế
dãn tế bào?
2. Fusicoccin là một độc tố của nấm kích thích các bơm H+ của màng sinh chất tế bào
thực vật. Nó có thể ảnh hưởng như thế nào đến các đoạn thân cắt rời?
Hướng dẫn chấm
Điểm
1. Au giúp sinh trưởng dãn tế bào:
- Kích thích bơm proton của màng sinh chất (bơm H+):
+Giảm pH thành tế bào-> axit hóa thành, hoạt hóa enzyme expansin phá vỡ
0,5
liên kết hidro giữa các vi sợi xenluloz và giữa các hợp phần khác của thành->
0,25
làm lỏng kết cấu thành.
+ Tăng điện màng-> tăng hấp thụ ion vào-> tăng Ptt của tế bào, tế bào hút nước 0,25
và trương nước-> tăng thể tích của tế bào.
-Thay đổi biểu hiện gen, tạo các protein, yếu tố phiên mã gây kích thích tăng
trưởng tế bào, tăng tổng hợp protein và đồngthời kích thích duy trì sự sinh
0,25
trưởng tế bào.
- Ở nồng độ cao auxin kích thích hình thành etilen-> ức chế sự kéo dài tế bào.
0,25
2. Vì Fusicoccin có tác kích thích các bơm H+ của màng sinh chất tế bào thực
vật nên có thể nói tác động của Fusicoccin gần giống tác động của auxin nghĩa 0,5
là sẽ có tác dụng làm dãn dài tế bào và kéo dài thân ở các đoạn thân cắt rời nếu
bị nhiễm nấm.

Câu 5: cảm ứng ở thực vật (1 điểm)
1. Trình bày tác động thuận nghịch của ánh sáng đỏ và ánh sáng đỏ xa lên đáp ứng
quang chu kì?
2. Ở điều kiện ngày dài đêm ngắn, một chớp đơn ánh sáng toàn phần sẽ tác động lên
mỗi nhóm thực vật như thế nào? Giải thích.
Hướng dẫn chấm
Điểm
- Trong đêm tối, ánh sáng đỏ rút ngắn chu kì tối và một chớp ánh sáng đỏ xa
0,25
tiếp theo hủy bỏ tác động của chớp ánh sáng đỏ.
- Vì vậy: ánh sáng đỏ ức chế sự ra hoa của cây ngày ngắn và kích thích ra hoa
của cây ngày dài. Còn ánh sáng đỏ xa, vì hủy bỏ tác dụng ra hoa của ánh sáng
0,25
đỏ nên cây ngay ngắn không bị ức chế thì ra hoa còn cây ngày dài không được
kích thích nên không ra hoa.
0,5
2. Ở điều kiện ngày dài đêm ngắn, một chớp đơn ánh sáng toàn phần thì cây
ngày ngắn không ra hoa còn cây ngày dài sẽ ra hoa vì ánh sáng toàn phần gồm
cả ánh sáng đỏ và ánh sáng đỏ xa. Khi đó ánh sáng đỏ làm mất tác dụng của
ánh sáng đỏ xa.
Câu 6: Tiêu hóa và hô hấp ở ĐV (2 điểm)
1. Dịch vị ở người trưởng thành có pH từ 1,5 đến 2,0. Giá trị pH đó có ý nghĩa gì đối
với quá trình tiêu hóa?
2. Dame Jane Goodall (1945-nay) đã khám phá rằng các loài linh trưởng cỡ lớn
(Hominidae) tiến hóa theo xu hướng ngày càng biết sử dụng các công cụ để lấy được
thức ăn giàu dinh dưỡng hơn và săn bắt lấy thịt. Gấu (Ursidae) có các hành vi tương tự;
tuy nhiên gấu trúc lớn (Ailuropoda melanoleuca) chỉ ăn tre. Những loài động vật này có
cấu trúc giải phẫu ruột tương thích với chế độ ăn của chúng, như Hình dưới đây. Các
lược đồ được phóng đại tới mức gần bằng nhau để tiện cho việc so sánh. Chó (Canis
lupus) là động vật ăn thịt điển hình. Tê giác (Rhinocerotidae) lại là một động vật ăn
thực vật điển hình.
Mỗi phát biểu dưới đây là Đúng hay Sai.
Giải thích?
A. So với tinh tinh (Pan), người tốn
nhiều năng lượng hơn để tiêu hóa và hấp
thụ
chất dinh dưỡng.
B. Tinh tinh ăn thịt và trái cây nhiều hơn
so với đười ươi (Pongo).
C. Hệ tiêu hóa của gấu trúc lớn có khả
năng hấp thu hoàn toàn các chất dinh
dưỡng
có trong cây tre.
D. Thức ăn được vận chuyển qua toàn bộ
ống tiêu hóa của đười ươi là nhanh hơn
so với ở người.
Hướng dẫn chấm
1.

Điểm

- Hoạt hóa pepsinôgen ở dạng không hoạt động thành pepsin hoạt động.
0,25
- Gây biến tính prôtêin tạo điều kiện cho tiêu hóa thức ăn prôtêin.
0,25
- Tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa.
0,25
- pH thấp làm tăng co bóp dạ dày gây mở môn vị.2.
0,25
2.
A. Đúng vì tinh tinh ăn thức ăn giàu dinh dưỡng hơn người nên ruột non ngắn 0,25
hơn vì vậy tiết kiệm năng lượng hơn trong việc tiêu hóa thức ăn.
B. Sai, ruột đười ươi dài hơn chứng tỏ đười ươi ăn nhiều thức ăn trong đó có
0,25
thức ăn thực vật hơn tinh tinh.
C. Sai, Hệ tiêu hóa của gấu trúc gần giống hệ tiêu hóa động vật ăn thịt vì vậy
0,25
khả năng tiêu hóa xenlulose kém trong khi gấu trúc chỉ ăn tre.
D. Sai ruột đười ươi dài hơn ruột người do đó thời gian thức ăn đi qua hệ tiêu
0,25
hóa của đười ươi lâu hơn của người.
Câu 7: Tuần hoàn (2 điểm)
1.Một bệnh nhân bị hở van tim (van nhĩ thất đóng không kín)
a. Nhịp tim của bệnh nhân có thay đổi không? Tại sao?
b. Lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kì tim (thể tích tâm thu) có
thay đổi không? Tại sao?
c. Huyết áp động mạch có thay đổi không? Tại sao?
2. Vì sao nhịp tim trung bình ở người trường thành là 75 lần/phút? Tại sao ở đa số động
vật, nhịp tim lại tỷ lệ nghịch với khối lượng cơ thể?
Hướng dẫn chấm
Điểm
1. Một bệnh nhân bị hở van tim thì:
a. Nhịp tim tăng để đáp ứng nhu cầu máu của các cơ quan.
0,25
b. Lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kì tim giảm do 1 0,25
phần máu quay trở lại tâm nhĩ.
c. Lúc đầu, nhịp tim tăng nên huyết áp động mạch không đổi. Lúc sau, suy tim 0,5
nên huyết áp động mạch giảm.
- Hở van tim gây suy tim do tim phải tăng cường hoạt động trong thời gian dài. 0,25
2. Ở người, thời gian một chu kì tim trung bình khoảng 0,8 giây gồm 3 pha:
pha co tâm nhĩ (0,1 giây), pha co tâm thất (0,3 giây), pha giãn chung (0,4 giây)
- Trong 1 phút (60 giây) sẽ có 60/0,8 = 75 chu kì tim hay ta nói nhịp tim trung 0,25
bình ở người trưởng thành là 75 lần/phút.
- Nhịp tim ở đa số động vật tỷ lệ nghịch với khối lượng cơ thể vì động vật càng 0,25
nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn (S là diện tích bề mặt cơ thể, V là khối lượng cơ thể)
nên nhiệt lượng mất vào môi trường xung quanh càng nhiều. Để bù nhỉệt, cơ
thể phải tăng cường chuyển hóa trong tế bào do đó tim phải đập nhanh hơn đễ 0,25
đáp ứng đủ nhu cầu ôxi cho quá trình chuyển hóa.
Câu 8: Bài tiết và cân bằng nội môi (2 điểm)
Một người được sinh ra và lớn lên ở độ cao ngang mực nước biển, sức khỏe bình
thường. Sau đó người này được đưa bằng trực thăng, lên độ cao 3000m so với mực
nước biển (không có yếu tố vận động). Do vậy người đó có một số đáp ứng để bù đắp
cho áp suất O2 giảm ở vùng cao.
1. Đường cong phân li HbO2 và độ nhớt máu thay đổi như thế nào? Giải thích.

2. Nhiều người lên núi cao một cách nhanh chóng có biểu hiện của hội chứng say độ
cao ở mức độ nào đó (đau đầu, mệt mỏi, nôn mửa...). Có thể sử dụng thuốc gây bài tiết
bicarbonate vào nước tiểu để chữa được không? Vì sao?
Hướng dẫn chấm
Điểm
1.-Đường cong phân li HbO2 có thể dịch chuyển sang trái
0,25
+ Ở độ cao 3000m, phân áp O 2 giảm thấp, kích thích hóa thụ quan ở xoang
động mạch cảnh, cung động mạch chủ. Xung thần kinh theo dây cảm giác làm 0,25
hoạt hóa trung khu hô hấp ở hành não -> tăng nhịp hô hấp -> tăng cường thông
khí giúp tăng lấy O2.
0,25
+ Tăng thông khí -> tăng lượng CO2 thải ra -> giảm hàm lượng CO2 phế nang > nồng độ H+ trong máu giảm -> pH máu tăng.
0,25
+ pH máu tăng -> tăng ái lực của Hb với O 2, giảm sự phân li HbO2. Do đó
đường cong phân li HbO2 dịch chuyển sang trái.
0,5
-Độ nhớt của máu tăng do
+ Phân áp O2 giảm, lượng O2 đến mô giảm -> kích thích thận tiết hormone
EPO tác động lên tủy xương là tăng sẩn sinh hồng cầu.
+ Lượng tế bào hồng câu tăng -> tăng độ nhớt máu.
0,5
2.Có thể sử dụng
Sử dụng thuốc làm tăng thải HCO3- vào nước tiểu, giảm HCO3- máu
-> giảm pH máu -> giảm ái lực giữa Hb và O 2, tăng phân li HbO2 -> tăng giải
phóng O2 cung cấp đủ cho các mô của cơ thể.
Câu 9: Cảm ứng ở ĐV (2 điểm)
1. Hai nơron A và B cùng loại, có sự chênh lệch Na +, K+ giữa bên trong và bên ngoài
nơron là như nhau.
a. Cho chất Digoxin tác động lên nơron A nhưng không cho chất này tác động lên
nơron B thì khi kích thích biên độ điện thế hoạt động lan truyền trên mỗi sợi trục có
thay đổi không và biên độ điện thế hoạt động của nơron nào lớn hơn? Giải thích.
b. Cho chất Cyanua (CN-) tác động lên nơron B nhưng không cho chất này tác động lên
nơron A thì nồng độ ion K+ ở trong nơron nào lớn hơn? Giải thích.
2. Tại truyền tin qua xi náp hóa học chỉ có thể diễn ra theo một chiều?
Hướng dẫn chấm
Điểm
1
a. Biên độ điện thế hoạt động lan truyền trên mỗi sợi trục không thay đổi. Biên 0,25
độ điện thế hoạt động của nơron B lớn hơn nơron A, bởi vì:
- Khi xung thần kinh lan truyền trên các sợi trục thì biên độ điện thế hoạt động 0,25
không thay đổi. Do các yếu tố quyết định biên độ như điện thế nghỉ, chênh lệch
nồng độ Na+ hai bên màng và tính thấm của màng đối với Na+ không thay đổi.
- Biên độ điện thến hoạt động phụ thuộc vào mức độ phân cực của nơron. Chất 0,25
Digoxin làm suy yếu hoạt động của bơm Na – K làm Na + đưa ra ngoài và K+
đưa vào trong nơron A ít đi, kết quả là giảm chênh mức độ phân cực ở nơron
A. Do đó,biến độ điện thế hoạt động của nơron A nhỏ hơn nơron B
b . Nồng độ ion K+ ở trong nơron A lớn hơn so với nơron B, bởi vì:
0,25
- Chất Cyanua (CN ) ức chế chuỗi chuyền điện tử làm giảm số lượng ATP 0,25
được tạo ra từ ti thể ở nơron B.
- Số lượng ATP giảm dẫn đến làm suy yếu hoạt động của bơm Na – K trong 0,25
việc bơm K+ vào trong tế bào. Sau một thời gian chênh lệch của các ion ở hai

phía của màng nơron đạt trạng thái cân bằng. Tế bà nơron mất phân cực. Do
đó, nồng độ ion K+ ở trong nơron B nhỏ hơn so với ở trong nơron A.
2. Do cấu tạo của xi náp: Màng sau không có bóng xi náp chứa chất trung gian 0,5
hóa học, màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học đồng
thời ở chùy xinap không có enzim phân giải chất trung gian hóa học.
Câu 10: Sinh trưởng phát triển và sinh sản ở TV (1 điểm)
Ở phụ nữ, hàm lượng hoocmôn ơstrôgen thay đổi như thế nào trong 14 ngày đầu và 14
ngày sau của chu kỳ rụng trứng (với chu kỳ 28 ngày)? Giải thích tại sao có sự thay đổi
đó?
Hướng dẫn chấm
Điểm
- Thành phần thuốc tránh thai là progesteron hoặc progesteron và estrogen.
0,25
- Các hooc môn này khi được uống hàng ngày sẽ được duy trì với nồng độ cao 0,25
trong máu, có tác dụng điều hoà ngược âm tính lên vùng dưới đồi, tuyến yên
→ Vùng dưới đồi ngừng tiết GnRH, tuyến yên ngừng tiết FSH, LH → không
có trứng chín và rụng.
0,25
- Progesteron và estrogen có trong thuốc tránh thai vẫn kích thích sự dày lên
của niêm mạc tử cung.
0,25
- Trong những ngày người phụ nữ uống đến những viên thuốc không có
progesteron và estrogen thì nồng độ 2 hooc môn này giảm đột ngột → niêm
mạc tử cung bong ra → kinh nguyệt
Câu 11: Nội tiết (2 điểm)
1. Một người phụ nữ tiến hành liệu pháp ăn kiêng rất chặt chẽ bằng cách ăn ít, do vậy
trọng lượng cơ thể sút giảm rất nghiêm trọng tới 85% so với người bình thường cùng
tuổi và giới, đồng thời có biểu hiện chán ăn, nôn mửa liên tục, hạ kali máu.
a. Nồng độ leptin và NPY máu của cô ta thay đổi như thế nào?
b. Khi người này được nhập viện và đo huyết áp là 80/50, nhịp tim 90 nhịp/phút. Giải
thích. Nồng độ hormone aldosterone, renin và kali máu thay đổi như thế nào?
2. Hai thùy tuyến yên khác nhau về chức năng như thế nào?
Hướng dẫn chấm
Điểm
1.
a. Nồng độ leptin giảm do leptin sản xuất bởi mô mỡ mà người này đang bị sút 0,5
cân nghiêm trọng còn NPY tăng
b. Mất nước làm huyết áp giảm, đồng thời mất dịch dạ dày làm mất HCl nên
pH máu tăng.
0,25
+ Huyết áp giảm kích thích thụ thể áp lực làm tăng nhịp tim. Tuy nhiên nồng
độ Kali máu giảm làm điện thế màng tăng phân cực, do đó giảm tần số phát 0,25
xung ở mô nút tim dẫn tới rối loạn nhịp.
+ Aldosterone và renin tăng do huyết áp giảm kích thích bộ máy cận tiểu cầu
tiết renin.
Kali máu giảm do aldosterone làm tăng thải Kali ở ống thận.
2. Sự khác nhau giữa hai thùycủa tuyến yên.
0,5
- Ở thùy sau, phần kéo dài của phần dưới đồi chứa các sợ trục của những tế bào
thần kinh, là nơi dự trữ và giải phóng oxytocin và ADH. Thùy sau là phần thần
kinh của tuyến yên
0,5
- Thùy trước tuyến yên, cios nguồn gốc từ accs mô ở miệng phôi có các tế bào
nội tiết tạo ra ít nhất 6 loại hooc môn khác nhau, sự ché tiết của hooc môn thùy

trước tuyến yên được điều khiển bởi các hooc môn vùng dưới đồi đi qua các
mạch cửa đi tới thùy trước tuyến yên. Thùy trước tuyến yên là phần nội tiết của
tuyến yên.
Câu 12: Thực hành giải phẫu thực vật (1 điểm)
Hình bên mô tả cấu tạo sơ cấp của thân cây hai
lá mầm. Hãy điền vào các ghi chú từ 1 đến 9
bằng cách điền vào bảng sau:
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Hướng dẫn chấm
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Biểu bì
Mô dày
Mô mềm vỏ
Vỏ trong (nội bì)
Vỏ trụ
Libe sơ cấp
Tầng trước phát sinh
Gỗ sơ cấp
Mô mềm ruột

Điểm
1 điểm (nếu mỗi đáp án
sai trừ 0,1 điểm)