Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 11 năm học 2017-2018 (Chuyên Lê Qúy Đôn - Bình Định, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 21:30:14 | Được cập nhật: hôm qua lúc 14:18:20 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 652 | Lượt Download: 18 | File size: 0.260158 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

LÊ QUÝ ĐÔN

ĐỀ ĐỀ XUẤT

KÌ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC

ĐỒNG BẰNG VÀ DUYÊN HẢI BẮC BỘ

NĂM HỌC 2017 – 2018

Môn thi: Sinh học 11

Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1: (2 điểm) Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng

a) Phân tích thành phần hóa học của tế bào thực vật ở một cây họ đậu, người ta thu được các nguyên tố sau: N, K, Mg, P, Fe, S và Mo. Hãy cho biết:

- Những nguyên tố nào liên quan đến hàm lượng diệp lục trong lá?

- Khi quan sát lá của loài cây này thấy lá màu vàng, có nhiều chấm đỏ ở mặt lá, cây đang thiếu nguyên tố khoáng nào? Cho biết vai trò của nguyên tố đó đối với cây trồng?

- Trong các nguyên tố khoáng nêu trên, hãy chọn 2 nguyên tố khoáng thiết yếu nhất cho sinh trưởng cây họ đậu? Giải thích.

b) Nêu c yếu t kích thích thực vật m khí khổng o c mt trời mọc. Vì sao thực vật CAM có th đóng khí khổng o ban ngày ? Câu 2: (2 điểm) Quang hợp

a) Để thích nghi với điều kiện ánh sáng của môi trường sống, cây ưa sáng và cây ưa bóng có những đặc điểm khác nhau gì về cấu tạo lá, cấu trúc mô, cấu trúc lục lạp và hệ sắc tố quang hợp?

b) Tại sao người ta có thể sử dụng điểm bù ánh sáng để nhận biết được hai loài thực vật, một loài thực vật là cây ưa sáng và loài kia là cây ưa bóng?

c) Khi nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng quá trình sinh trưởng ở thực vật trên cạn, người ta tiến hành thí nghiệm như sau: Trồng các cây A, B (cùng giống, cùng độ tuổi ) trong hai chậu có điều kiện dinh dưỡng, chế độ chăm sóc như nhau. Đưa các chậu cây này vào trong phòng thí nghiệm, chiếu sáng với cường các bước sóng khác nhau: Cây A: Chiếu ánh sáng có bước sóng từ 400 đến 500nm. Cây B: Chiếu ánh sáng có bước sóng từ 500 đến 600nm. Sau một thời gian quan sát các chậu cây thấy cây A sinh trưởng rất nhanh, còn cây B ngày càng còi cọc. Giải thích hiện tượng trên. Câu 3: (1 điểm) Hô hấp Một nhà sinh lí học thực vật nghiên cứu hệ số hô hấp (RQ) của một số đối tượng thực vật kết quả như sau: - Hạt lúa đang nảy mầm: RQ = 1,0. - Hạt hướng dương giàu chất béo: ở giai đoạn đầu nảy mầm có RQ xấp xỉ bằng 1; ở giai đoạn giữa nảy mầm có RQ = 0,3 – 0,4; giai đoạn gần cuối nảy mầm có RQ = 0,8 – 1,0. - Hạt cây gai nảy mầm: RQ = 0,65. Từ kết quả trên hãy cho biết: nguyên liệu hô hấp của các đối tượng nghiên cứu trên có thể là nhóm chất gì? Giải thích. Câu 4: (2 điểm) Sinh sản ở thực vật + Sinh trưởng và phát triển ở thực vật a) Cho biết nguồn gốc của quả và hạt ở thực vật có hoa? Dựa trên nguyên tắc nào người ta tạo được quả không hạt? b) Để nghiên cứu xác định hai cây A và B thuộc cây ngày ngắn hay cây ngày dài, người ta làm thí nghiệm trồng cây với các điều kiện chiếu sáng khác nhau, thu được kết quả như sau:

Tương quan ngày/đêm

Cây A

C

Từ kết quả 4 thí nghiệm trên ta có thể rút ra được những kết luận gì?

(TN: thí nghiệm; RH: ra hoa; K: không ra hoa)

ây B

TN 1: Ngắn/dài

RH

K

TN 2: Dài/dài

K

RH

TN 3: Ngắn/dài (chớp sáng)

K

RH

TN 4: Dài (che tối)/ngắn

K

RH

c) Nêu mối tương quan giữa hai nhóm hoocmôn chính có vai trò điều hoà các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở thực vật có hoa: trong hạt khô, hạt đang nảy mầm, trong nuôi cấy mô, trong giai đoạn già hóa? Câu 5: (1 điểm) Cảm ứng ở thực vật Hai phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa của cây có điểm gì giống và khác về cơ chế và thời gian phản ứng? Giải thích. Câu 6: (2 điểm) Tiêu hóa và hô hấp ở động vật

a) người, prôtein trong thức ăn được tiêu hóa thành các axit amin diễn ra như thế nào? Để điều trị bệnh loét dạ dày do thừa axit, người ta có thể sử dụng thuốc ức chế hoạt động loại prôtêin nào của màng tế bào niêm mạc dạ dày? Giải thích.

b) Để tối ưu hóa hiệu quả trao đổi khí thì bề mặt hô hấp phải có những đặc điểm gì? Giải thích đặc điểm cấu tạo và hoạt động của cơ quan hô hấp cá xương thích nghi với đời sống trong nước?

Câu 7: (2 điểm) Tuần hoàn

a) Người khỏe mạnh đang tập thể dục với cường độ vận động tăng dần có nồng độ CO2 máu, pH máu thay đổi như thế nào so với di chuyển bình thường? Giải thích.

b) Bảng dưới đây thể hiện sự thay đổi áp lực máu (mmHg) ở tâm nhĩ trái, tâm thất trái và cung động mạch chủ trong một chu kỳ tim bình thường của một loài linh trưởng. Trong đó t0 là thời điểm bắt đầu của một chu kì tim.

Thời điểm (giây)

t0

t1 = 0,1

t2 = 0,2

t3= 0,3

t4= 0,4

t5= 0,5

t6= 0,6

t7= 0,7

Áp lực máu ở tâm nhĩ trái(mmHg)

4

15

6

6

12

10

8

5

Áp lực máu ở tâm thất trái(mmHg)

4

15

30

112

55

10

8

5

Áp lực máu ở cung động mạch chủ

(mmHg)

86

82

79

112

90

91

89

87

Dựa vào bảng kết quả trên hãy trả lời các câu hỏi sau: - Van nhĩ thất, van động mạch chủ đóng hay mở tại những thời điểm: t0; t2 = 0,2(s); t3 = 0,3(s); t4 = 0,4(s)? Giải thích.

- Một cá thể của loài này bị hẹp van động mạch chủ. Nhịp tim và thời gian trung bình của một chu kỳ tim của cá thể này thay đổi như thế nào so với bình thường? Giải thích.

Câu 8: (2 điểm) Bài tiết, cân bằng nội môi

a) Hãy nêu những cơ chế điều hòa giúp cá xương và cá sụn duy trì được áp suất thẩm thấu của cơ thể khi sống trong môi trường bất lợi về thẩm thấu (môi trường nước ngọt, nước biển). b) Tại sao khi cơ thể mất nhiều mồ hôi do lao động nặng thì nồng độ hoocmôn ADH và aldosteron trong máu tăng lên? c) Tại sao khi gan bị bệnh lượng prôtêin trong huyết tương giảm là nguyên nhân làm tăng lượng nước tiểu ban đầu tăng? d) Tại sao khi người ta uống rượu hoặc uống cà phê thường lượng nước tiểu bài tiết ra tăng lên so với bình thường? Cơ chế làm tăng lượng nước tiểu của 2 loại thức uống này khác nhau như thế nào?

Câu 9: (2 điểm) Cảm ứng ở động vật

a) Hình bên mô tả điện thế hoạt động và tính thấm của màng với ion Na+ và K+. Dựa vào hình vẽ hãy gọi tên các giai đoạn (C, E, G) và các thời điểm (A, B, D, F, H) phù hợp?

b) Tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi trục phụ thuộc vào những yếu tố nào? Giải thích.

c) Theo dõi một nơron thần kinh nối với tế bào cơ, một đột biến làm cho các cổng Na+ trên sợi trục nơron này trở nên bất hoạt lâu hơn sau khi các cổng này mở trong quá trình hình thành điện thế hoạt động. Nếu nơron bị kích thích tới ngưỡng, đột biến này có ảnh hưởng đến biên độ, tần số xung thần kinh lan truyền trên sợi trục của nơron và hoạt động của cơ như thế nào? Giải thích.

Câu 10: Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật (1 điểm) Hãy mô tả hoạt động của hoocmon estrôgen trong chu kì kinh nguyệt? Câu 11: Nội tiết (2 điểm) a) Urê là loại chất độc đối với cơ thể, tại sao urê lại được tái hấp thu lại một phần ở ống góp? b) Insulin có tác dụng thúc đẩy vận chuyển glucôzơ vào hầu hết các loại tế bào cơ thể. Nếu tiêm insulin vào cơ thể sẽ ảnh hưởng như thế nào đến não? c) Khi người mắc bệnh đái tháo đường nhiễm khuẩn, tại sao nồng độ glucôzơ trong máu và một số hoocmôn có xu hướng tăng lên? d) Tại sao những người bị bệnh đái tháo đường có pH thấp hơn người bình thường?

C

1

2

âu
12: Phương án thực hành (Giải phẫu thực vật) (1 điểm)

Hình bên là cấu tạo giải phẩu của lá cây 2 lá mầm. Hãy quan sát hình vẽ trả lời các câu hỏi sau:

- Chú thích các thành phần ở vị trí số 1, 2, 3, 4 và 5 trên hình vẽ.

- Loại cây này sống trong điều kiện như thế nào? Giải thích.

..…..Hết……….

Người ra đề: Nguyễn Hoàng Chiến - Số đt: 0989295247

2