Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 11 năm học 2017-2018 (Chuyên Hưng Yên, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 21:26:43 | Được cập nhật: 1 tháng 5 lúc 7:20:36 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 793 | Lượt Download: 31 | File size: 0.155648 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN
--------------------ĐỀ ĐỀ NGHỊ
(Đề thi có 3 trang)

KỲ THI CHỌN HSG
KHU VỰC DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn thi: Sinh học - Lớp 11
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1: Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng (2,0 điểm)
Về quá trình trao đổi nước ở thực vật, em hãy cho biết:
- Thoát hơi nước qua bề mặt lá khác nhau như thế nào ở lá già và lá non?
- Tốc độ thoát hơi nước phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Trong điều kiện nào tế bào thực vật sẽ hút nước từ dung dịch có áp suất thẩm thấu 1,5 atm?
Biết áp suất thẩm thấu của dịch tế bào là 2,2atm.
- Nêu mối liên quan giữa điểm bù CO2 và nhu cầu nước của thực vật C3 và C4.
Câu 2. Quang hợp ở thực vật (2,0 điểm)
a. Dùng hai phương pháp khác nhau chứng minh nước sinh ra ở pha tối của quang hợp.
b. Bình thường cây quang hợp sử dụng CO2 có đồng vị C12, trong điều kiện thí nghiệm, sau
một thời gian cho cây quang hợp với CO2 chứa C12 thì người ta cho cây tiếp tục quang hợp với CO2
chứa C14. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết:
- Tín hiệu C14 trong APG và RiDP khác nhau như thế nào về mức độ và thời điểm xuất hiện?
Giải thích.
- Nếu ngừng cung cấp CO2 nhưng vẫn chiếu sáng thì APG và RiDP thay đổi như thế nào?
Câu 3: Hô hấp (1 điểm)
Khi ti thể dạng tinh sạch
được hoà vào dung dịch đệm chứa
ADP, Pi, và một cơ chất có thể bị
oxy hoá, ba quá trình sau xảy ra và
có thể dễ dàng đo được: Cơ chất đó
bị oxy hoá; O2 được tiêu thụ; và
ATP được tổng hợp. Cyanua (CN-)
là chất ức chế sự vận chuyển điện tử
đến O2. Oligomycin ức chế enzyme
ATP synthase bằng cách tương tác
với tiểu đơn vị F0. 2,4-dinitrophenol
(DNP) có thể khuếch tán dễ dàng qua màng ti thể và giải phóng 1 proton vào chất nền, do đó làm giảm
sự chênh lệch nồng độ H+ (gradient proton). x, y, z là chất gì? Giải thích từng chất cụ thể.
Câu 4: Sinh trưởng phát triển, sinh sản ở thực vật (2 điểm)
a. Tại sao nói sinh sản hữu tính làm giảm ưu thế lai của thực vật?
b. Ở thực vật có 3 loại mô phân sinh chính, đó là những loại mô phân sinh nào, phân bố ở đâu?
Nêu vai trò của chúng với sự sinh trưởng của cây.
c. Màu của các sắc tố: Hemoglobin, clorophin, phytocrom liên quan như thế nào với chức năng
của chúng?

Câu 5: Cảm ứng ở thực vật (1 điểm)

Một cây non trồng trong một hộp xốp chứa mùn ẩm, có nhiều lỗ thủng ở đáy và được
treo nghiêng. Sau một thời gian người ta quan sát thấy cây mọc thẳng, trong khi đó rễ lại mọc
chui ra khỏi lỗ hộp xốp một đoạn rồi lại chui vào lỗ hộp xốp rồi lại chui ra và cứ như vậy rễ
sinh trưởng có kiểu uốn theo kiểu làn sóng. Thí nghiệm này nhằm chứng minh điều gì? Giải
thích?
Câu 6: Tiêu hóa và hô hấp ở động vật (2 điểm)
a. Thể tích hô hấp được xác định như là thể tích không khí đi vào phổi trong một lần hít vào,
thể tích đó gần bằng với thể tích thở ra trong điều kiện hô hấp yên tĩnh, bình thường. Sự trao đổi khí
với máu xảy ra trong phế nang của phổi . Trong đường dẫn khí ( như khí quản), cũng chứa một lượng
khí và không có trao đổi khí. Khoảng không gian của các đường dẫn khí đó gọi là khoảng chết giải
phẫu. Như vậy, khối lượng của không khí mới đi vào phế nang trong mỗi một lần hít vào bằng với thể
tích hô hấp trừ đi thể tích của không khí chứa trong khoảng chết giải phẫu. Tổng khối lượng không khí
mới vào trong phế nang trong một phút gọi là thông khí phế nang và biểu diễn bằng ml/ phút; nó thay
đổi tùy thuộc vào tần số hô hấp.
Hãy quan sát bảng dười đây về đặc điểm hô hấp giả định của ba cá thể A, B và C:
Tần số hô hấp (số lần

Cá thể

Thể tích hô hấp

A

800

12

600

B

500

16

350

C

600

12

200

thở trong một phút)

Thể tích khí chết

Điều nào dưới đây là đúng về sự thông khí phế nang của ba cá thể này? Giải thích.
- Cá thể B có sự thông khí phế nang lớn hơn cá thể C.
- Cá thể A có sự thông khí phế nang lớn hơn cá thể C.
- Cá thể C có sự thông khí phế nang lớn hơn cá thể B
- Cá thể A có sự thông khí phế nang lớn hơn cá thể B.
b. Một người trước khi lặn đã thở sâu liên tiếp, khi anh ta lặn xuống nước có thể gặp

phải nguy cơ nào?
Câu 7: Tuần hoàn (2 điểm)

a. Lượng máu ở động mạch vành tim thay đổi như thế nào khi tim co, tim giãn? giải
thích.
b.Tế bào hồng cầu của người trưởng thành có những khác biệt cơ bản nào với các loại tế
bào khác trong cơ thể? Cho biết ý nghĩa của sự khác biệt đó.
Câu 8: Bài tiết, cân bằng nội môi (2 điểm)

a. Em hiểu thế nào về cơ chế nhân nồng độ ngược dòng và nêu rõ ý nghĩa của nó trong
hoạt động của thận?

b. So với những người có chế độ ăn bình thường thì những người có chế độ ăn mặn
thường xuyên, có hàm lượng renin trong máu thay đổi như thế nào? Giải thích?
c. Thuốc acetazolamide là một loại thuốc lợi tiểu. Thuốc này ức chế hoạt động của
enzyme carbonic anhydrase trong tế bào ống lượn gần và ống lượn xa. Tại sao ức chế hoạt
động của enzyme này lại gây tăng thải Na+ qua nước tiểu, tăng pH nước tiểu và thải nhiều nước
tiểu?
Câu 9: Cảm ứng ở động vật (2 điểm)
Vẽ sơ đồ thể hiện cơ chế vận chuyển các ion Na+ và Cl- cở các loại tế bào thần kinh, ở ống lượn
gần của thận người, nhánh lên quai Henle của thận người. Giải thích.
Câu 10: Sinh trưởng phát triển, sinh sản ở động vật (1đ).
Một người có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX nhưng lại có kiểu hình là nam, một người khác
có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY nhưng lại có kiểu hình là nữ. Có thể giải thích hiện tượng trên như
thế nào?
Câu 11: Nội tiết (2 điểm)

a. Một phụ nữ bị rối loạn chức năng vỏ tuyến trên thận, dẫn đến tăng đáng kể hoocmôn
sinh dục nam trong máu. Chu kì kinh nguyệt của bệnh nhân có điều gì bất thường không?
b.Một người có kiểu hình là nữ nhưng không có âm đạo và buồng trứng mà có tinh
hoàn. Có thể giải thích hiện tượng trên như thế nào?
Câu 12: Phương án thực hành (GPTV)

Một bạn học sinh làm thí nghiệm với hai nhóm tế bào của cùng một loài thực vật.
- Nhóm thứ nhất sau khi tách ra khỏi cơ thể được đưa ngay vào dung dịch nhược
trương.
- Nhóm thứ hai được bạn xử lí trước khi cho vào dung dịch nhược trương.
Kết quả nhóm tế bào thứ nhất giữ nguyên hình dạng, nhóm tế bào thứ hai bị vỡ ra. Hãy
giải thích kết quả thí nghiệm của bạn học sinh này và cho biết ý nghĩa của loại tế bào ở nhóm
thứ hai.
----------------------------------------Hết---------------------------------------GV ra đề
Nguyễn Văn Bình

ĐT 0968 606 155

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu hỏi

Nội dung

1

- Sự khác nhau giữa lá già và lá non:
Lá non có bề mặt lá mỏng, chưa thấm cutin nên tốc độ và lượng nước thoát qua
bề mặt lá lớn hơn nhiều so với lá già (lá non có thể đạt tới 30 – 50% lượng nước
thoát ra trong khi lá già thoát hơi nước qua bề mặt ls chỉ chiếm vài %).
- Tốc độ thoát hơi nước phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Con đường thoát hơi nước (qua khí khổng hay bề mặt lá).
+ Diện tích thoát hơi nước.
+ Sự chênh lệch thế nước giữa lá và không khí.
+ Trạng thái của cây, loại cây.
- Sức hút nước của dung dịch là S = P, sức hút nước của tế bào là S = P – T
Tế bào hút nước từ dung dịch khi S của tế bào lớn hơn của dung dịch
=> P – T >1,5 => 2,2 – T > 1,5 => T < 0,7 atm.
- Mối liên quan giữa điểm bù CO2 và nhu cầu nước của thực vật C3 và C4.
Để hấp thụ được CO2 thì khí khổng phải mở, khi đó cây sẽ thoát hơi nước qua
khi khổng.Cây C3 có điểm bù CO2 cao nên để lấy được nhiều khí CO2 thì lượng
nước thoát qua khí khổng sẽ nhiều, trong khi đó cây C4 có điểm bù CO2 rất thấp
(từ 0 – 10ppm) nên lượng nước thoát qua khí khổng ít => nhu cầu nước của thực
vật C3 cao hơn nhiều so với thực vật C4 (thường gấp đôi)

2

a. Hai phương pháp chứng minh nước sinh ra ở pha tối trong quang hợp:
- Cách 1: Dựa vào phương trình tổng quát của quang hợp
6CO2 + 12H2O → C6H12O6 + 6O2 + 6H2O
Dựa vào phương trình ta thấy oxi được sinh ra từ quá trình quang phân li nước ở
pha sáng => oxi trong nước được sinh ra sẽ lấy từ CO 2 mà CO2 được sử dụng ở
pha tối => nước sinh ra ở pha tối.
- Cách 2: Sử dụng đồng vị phóng xạ O 18 đánh dấu trong CO2, nếu thấy O18 xuất
hiện trong nước chứng tỏ nước được sinh ra ở pha tối (cũng có thể đánh dấu với
oxi trong nước).
b.
- Tín hiệu C14 trong APG sẽ xuất hiện sớm hơn và có mức độ tín hiệu cao hơn so
với trong RiDP.
Giải thích:
+ Khi dùng CO2 có chứa C14 nó sẽ kết hợp với RiDP để tạo thành hợp chất 6C
không bền sau đó chuyển thành APG => tín hiệu C14 trong APG sớm hơn.
+ Khi APG bị khử thành AlPG thì có 1/6 lượng AlPG dùng để tổng hợp chất
hữu cơ, chỉ 5/6 lượng AlPG (tương đương APG) được dùng tái tạo RiDP nên
mức tín hiệu C14 trong APG là cao hơn trong RiDP.

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,25
0,25

3

x có thể là một cơ chất vì khi cho x vào thì quá trình tiêu thụ O 2 và quá
trình tổng hợp ATP đều tăng.
y có thể là CN- hoặc oligomycin vì khi cho y vào thì quá trình tiêu thụ O 2
và quá trình tổng hợp ATP đều giảm. Trong hình A, y có thể là
oligomycin hoặc CN-. Do sự kết hợp của hai quá trình chuyền electron và
tổng hợp ATP, nếu một trong hai quá trình bị ức chế thì quá trình kia
không thể xảy ra. CN- ức chế chuyển electron dẫn đến sự ức chế sự tổng
hợp ATP và oligomycin ức chế sự tổng hợp ATP dẫn đến sự ức chế
chuyền eletron.
z là DNP: chất này làm giảm sự chệnh lệch H + nên sẽ làm giảm tổng hợp
ATP qua ATPaza nhưng chuỗi truyền e vẫn diễn ra bình thường nên
lượng O2 tiêu thụ vẫn tăng.

4

a. Sinh sản hữu tính làm giảm ưu thế lai của thực vật vì:
- Ưu thế lai là hiện tượng con lai có sức sống, khả năng chống chịu, sinh trưởng
phát triển, có phẩm chất và năng suất vượt trội so với bố mẹ.
- Ưu thế lai được giải thích bằng giả thuyết siêu trội, nghĩa là ở trạng thái dị hợp
tử về các gen thì con lai vượt trội so với các dạng đồng hợp tương ứng. Dị hợp
càng nhiều cạp gen thì ưu thế lai càng cao.
- Sinh sản hữu tính bằng tự phối làm tăng dần tỉ lệ KG đồng hợp, giảm dần tỉ lệ
KG dị hợp nên dẫn đến giảm ưu thế lai.
- Giao phấn cũng làm giảm ưu thế lai vì làm xuất hiện các kiểu gen đồng hợp,
đặc biệt là đồng hợp lặn thường là các tính trạng xấu được biểu hiện.
b.

0,25

0,5

0,25

0,25

0,25
0,25

- Các loại mô phân sinh chính:
+ Mô phân sinh đỉnh nằm ở tận cùng của chồi, ngọn, rễ.
+ Mô phân sinh lóng nằm ở gốc của đốt cây họ đậu, lúa, dừa, cau,...

0,25

+ Mô phân sinh tầng phát sinh mạch (mô phân sinh bên) nằm ở giữa libe
và gỗ trong bó mạch.
- Vai trò:
+ Mô phân sinh đỉnh: Sự phân chia của tế bào làm tăng chiều cao, chiều
dài của thân cành và rễ tạo nên sinh trưởng sơ cấp.
+ Mô phân sinh lóng: Sự phân chia tế bào làm cho lóng (đốt) dài ra =>
cây cao hơn.
+ Mô phân sinh bên: Sự phân chia của các tế bào làm cho cây tăng trưởng
theo chiều ngang (đường kính của thân, cành và rễ tăng lên) tạo sinh
trưởng thứ cấp cho cây.
c.
- Hemoglobin: + Khi hồng cầu có màu đỏ tươi thì máu giàu oxi.
+ Khi hồng cầu có màu đỏ thẫm thì máu nghèo oxi.
- Phytocrom: + Khi có màu đỏ (tiếp nhận ánh sáng đỏ) thì kích thích cây
ngày ngắn, ức chế cây ngày dài ra hoa.
+ Khi có màu đỏ sẫm (tiếp nhận ánh sáng đỏ xa) thì kích

0,5

0,5

thích cây ngày dài, ức chế cây ngày ngắn ra hoa.
- Clorophin thì màu sắc không liên quan đến chức năng.
5

+ Ngọn cây mọc thẳng là do hướng đất âm, hướng sáng dương.
+ Rễ cây phải mọc theo hướng đất dương theo chiều thẳng đứng nhưng
nhu cầu về nước và chất dinh dưỡng nên rễ phải vòng lên qua các lỗ thủng

0,25
0,25

vào nơi chứa đất ẩm, cứ thể tạo nên hình làn sóng của rễ. Thí nghiệm này
thể hiện tính hướng kép: hướng đất và hướng nước.
- Ngọn hướng sáng dương còn đầu rễ hướng đất dương.
+ Dưới tác động của ánh sáng auxin ở phần ngọn và phần rễ chuyển về

0,25

phía không có ánh sáng làm cho sự sinh trưởng, mặt dưới của phần chồi
nhanh hơn làm cho phần ngọn mọc thẳng lên theo tính hướng sáng dương.
+ Trong khi đó mặt dưới của rễ hàm lượng auxin lại quá cao do lượng
auxin từ phần ngọn chuyển xuống gây ức chế sự sinh trưởng ở mặt dưới
so với mặt trên. Làm cho đỉnh rễ quay xuống hướng đất dương.
6

0,25

a.
Đáp án C
- Giải thích:

0,5
0,5

b.

- Thở sâu liên tiếp làm giảm sâu nồng độ CO2 đồng thời tăng nồng độ O2.
- Khi lặn xuống nước cơ thể sử dụng oxi và giải phóng CO2. Tuy nhiên do
thở sâu nên có thể khi thiếu oxi nhưng nồng độ CO 2 tích lũy chưa cao nên
không đủ kích thích trung khu hô hấp, người này có thể bị ngạt, hôn mê,...
7

0,5
0,5

a.

- Động mạch vành tim xuất phát từ gốc động mạch chủ và đưa máu đi vào
nuôi tim
- Khi tim co lượng máu vào động mạch vành ít, khi tim giãn máu đưa vào
động mạch vành nhiều.
- Giải thích: Khi co các cơ tim ép lại làm giảm kích thước mạch vành,
ngược lại khi tim giãn các cơ giãn ra làm tăng tiết diện mạch, máu dồn
ngược về gốc động mạch chủ và vào mạch vành nhiều hơn để nuôi tim.

0,25
0,25
0,5

b.

- Tế bào hồng cầu trưởng thành của người: Không có nhân, không có ti
thể, có chứa các sắc tố hô hấp có dạng hình đĩa lõm hai mặt.
- Ý nghĩa:
+ Không có nhân giúp tăng diện tích chứa sắc tố hô hấp.
+ Không có ti thể giúp giảm khả năng sử dụng ôxi.
+ Hình đĩa lõm hai mặt giúp tăng khả năng tiếp xúc để trao đổi khí và tăng
khả năng chịu áp lực, dễ dàng uốn cong khi qua các mao mạch nhỏ.
+ Sắc tố hô hấp giúp vận chuyển khí, điều hòa pH máu.
8

a.

Cơ chế nhân nồng độ ngược dòng xảy ra chủ yếu ở quai Henle do sự vận
chuyển nước và muối ở 2 nhánh xuống và lên của quai Henle

0,5

0,5

- Nước ra ở nhánh xuống (theo cơ chế thụ động) làm nồng độ các chất tan

0,25

trong dịch lọc trong ống thận tăng dần.
- Trong phần thành dày của nhánh lên, NaCl được bơm ra dịch gian bào
(tuy ở đây nước không được thấm ra). Mất nước, dịch lọc loãng dần. Kết
quả là gây nên nồng độ nước cực đại ở phần quai, phần lớn nằm trong
phần tuỷ thận gây rút nước ở phần ống góp, làm nước tiểu được cô đặc.

0.25

b.

Ăn mặn làm tăng huyết áp, dẫn đến giảm tiết renin.
- Ăn mặn gây tăng huyết áp là do:

0.5

+ Tăng nồng độ Na+ và Cl- trong máu và dịch kẽ, tăng áp suất thẩm thấu,
tăng giữ nước.
+ Máu ưu trương gây tiết ADH, dẫn đến tăng tái hấp thu nước ở thận.
0.25

+Thần kinh giao cảm tăng cường hoạt động gây co mạch.
- Huyết áp cao và ANP (được tiết ra do huyết áp cao) ức chế bộ máy quản
cầu, làm giảm tiết renin.
c.
Enzyme carbonic anhydrase xúc tác hình thành H2CO3 từ CO2 và H2O,
H2CO3 bị phân li thành H+ và HCO3_ .
0.25

- Thuốc ức chế hoạt động của enzyme carbonic anhydrase nên làm giảm
hình thành H+ trong tế bào ống thận.
- Do H+ giảm nên bơm Na-K giảm chuyển H+ từ tế bào ống thận vào dịch

0.25

lọc và giảm chuyển Na+ từ dịch lọc vào tế bào ống thận.
- H+ vào dịch lọc giảm nên pH nước tiểu tăng.

0.25

- Do tế bào ống thận giảm tái hấp thu Na + nên Na+ mất nhiều qua nước
tiểu kèm theo nước, gây mất nhiều nước tiểu.
9

- thứ tự a – Hoạt động của bơm khi chuyển ion natri từ trong ra ngoài, b –
khi có kích thích.
- c - Ở ống lượn gần của thận người vì ở ống lượn gần, Na + được vận
chuyển tích cực từ dịch lọc vào dịch kẽ và Cl- di chuyển theo.

0.5
0.25

- d - Cơ chế vận chuyển Na+ và Cl- ở tế bào đoạn mảnh nhánh lên quai
Henle của thận người vì dịch lọc trong đoạn mảnh nhánh lên quai Henle
đã được cô đặc rất nhiều (do nước được tái hấp thu ở nhánh xuống) nên
NaCl được khuyếch tán (vận chuyển thụ động) vào dịch kẽ.
Màng
ngoài

Màng
trong

0.25

Lòng ống thận

1,0

Màng
trong

10

11

Màng
ngoài

Dịch kẽ

Ở người, tính trạng giới tính do gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính qui định.
Yếu tố qui định giới tính nam nằm trên nhiễm sắc thể Y, yếu tố qui định giới
tính nữ nằm trên nhiễm sắc thể X. Người XY là nam giới chứng tỏ yếu tố trên Y
ức chế hoạt động của yếu tố DSS trên X.
- Người XX có kiểu hình là nam giới chứng tỏ trên NST X có chứa SRY qui
định giới tính nam. Hiện tượng này có thể do đột biến chuyển đoạn SRY sang
NST X.
- Người có cặp nhiễm sắc thể XY nhưng kiểu hình nữ chứng tỏ gen SRY không
hoạt động hoặc bị bất hoạt. Hiện tượng nay giải thích do đột biến gen hoặc đột
biến mất đoạn NST chứa SRY.

0.5
0.25

0.25

a.

Không có kinh nguyệt, nguyên nhân là do hoocmôn sinh dục nam ức chế
vùng dưới đồi gây giảm tiết GnRH, ức chế tuyến yên gây giảm tiết FSH
và LH.

0,5

- Kết quả là không đủ hoocmôn kích thích lên buồng trứng và làm giảm
hoocmôn buồng trứng, gây ra mất kinh nguyệt.

0,5

b.

- Người này có tinh hoàn, chứng tỏ có gen SrY, do đó khả năng NST bình
thường XY rất cao.
- Có tinh hoàn bình thường chứng tỏ có hormoon sinh dục nam.
- Vẫn biểu hiện đặc tính nữ, chứng tỏ hormôn sinh dục nam không có tác
dụng.
 Người này có thụ thể với hormôn sinh dục nam bị thoái hoá.

0,25đ
0,25đ
0,25đ

0,25đ
12

- Khi đưa tế bào vào môi trường nhược trương nước sẽ đi vào trong tế
bào.
- Nhóm tế bào thứ nhất có thành nên dù nước di vào tế bào nhưng cung
không làm tế bào bị vỡ ra => Vẫn giữ nguyên hình dạng.
- Nhóm thứ 2 bạn học sinh đã xử lí loại bỏ thành tế bào nên khi đưa vào
môi trường nhược trương nước thẩm thấu vào gây vỡ tế bào.
- Loại tế bào thứ hai là tế bào trần, có thể ứng dụng trong phương pháp
dung hợp tế bào trần.

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ