Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 11 năm học 2017-2018 (Chuyên Biên Hòa - Hà Nam, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 21:26:13 | Được cập nhật: 4 giờ trước (8:51:16) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1570 | Lượt Download: 60 | File size: 1.305088 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XI, NĂM 2018
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC - LỚP : 11
Thời gian làm bài: 180 phút
(ĐỀ GIỚI THIỆU)

(Đề thi gồm 12 câu, 05 trang)

Câu 1 (2,0 điểm): Trao đổi nước và khoáng
a. Các nhà khoa học sử dụng hai loài cây A và B (một loài thực vật C 3 và một loài
thực vật C4) với các cây thí nghiệm giống nhau về độ tuổi và khối lượng tươi (tương quan
với sinh khối khô) được trồng trong điều kiện canh tác tối ưu. Sau cùng một thời gian sinh
trưởng, các giá trị trung bình về lượng nước hấp thụ và lượng sinh khối khô tăng thêm
được thống kê sau 3 lần lặp lại thí nghiệm và thể hiện trong bảng dưới đây.
Loài A

Loài cây

Loài B

Chỉ tiêu

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lượng nước hấp thụ (L)

2,57

2,54

2,60

3,70

3,82

3,80

10,09

10,52

11,30

7,54

7,63

7,51

Lượng sinh khối khô tăng
thêm (g)

Mỗi loài A và loài B là thực vật C3 hay C4? Giải thích.
b. Vì sau hô hấp có vai trò quan trọng trong việc hấp thu khoáng của rễ cây? Người
ta vận dụng mối quan hệ này trong thực tiễn trồng trọt như thế nào?
Câu 2 (2,0 điểm): Quang hợp
a. Hãy chỉ ra những đặc điểm chính để phân biệt pha sáng và pha tối trong quang
hợp của thực vật?
b. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp, người ta tiến hành thí
nghiệm như sau: trồng các cây A, B, C (cùng một giống, cùng độ tuổi) trong các chậu có
điều kiện dinh dưỡng, chế độ chăm sóc như nhau. Đưa các chậu cây này vào trong phòng
thí nghiệm, chiếu sáng với các bước sóng khác nhau, cụ thể là:
Cây A: chiếu sáng có bước sóng từ 400 – 500 nm.
1

Cây B: chiếu sáng có bước sóng từ 500 – 600 nm.
Cây C: chiếu sáng có bước sóng từ 600 – 700 nm.
a. Cây nào hấp thụ được nhiều ánh sáng nhất? Giải thích?
b. Căn cứ vào bước sóng ánh sáng cung cấp cho cây như trên có thể so sánh khả
năng sinh trưởng của các cây A, B, C được không? Giải thích?
Câu 3 (1,0 điểm): Hô hấp thực vật
Tại sao nói axit pyruvic và axetyl – CoA được xem là sản phẩm trung gian của quá
trình trao đổi chất. Nêu các hướng sinh tổng hợp chất hữu cơ từ hai sản phẩm này
Câu 4 (2 điểm): Sinh sản + Sinh trưởng, phát triển thực vật
1. Khi cây sinh trưởng trong tối, có những cơ chế giúp cây thích nghi và tìm đến ánh
sáng. Hãy cho biết:
a. Sự khác nhau về hình thái của cây sinh trưởng trong tối với cây ngoài sáng là gì?
b. Sự sinh trưởng úa vàng có lợi gì cho cây non trong điều kiện tối?
c. Nếu đem cây mầm này ra ngoài sáng, chỉ sau một thời gian ngắn cây mầm và lá
chuyển sang màu xanh lục gọi là hiện tượng khử úa vàng. Nêu cơ chế của hiện tượng khử
úa vàng.
2. Có một loại hoocmon thực vật được tổng hợp ở lá non nhưng vận chuyển đi khắp
cơ thể và có nhiều trong củ, hạt đang nảy mầm.
a. Hãy cho biết tên hoocmon và vai trò sinh lý của nó?
b. Nêu ứng dụng chủ yếu của hoocmon trên trong nông nghiệp?
Câu 5 (1 điểm): Cảm ứng ở thực vật
Ngọn một cây non khi “bò” trên mặt đất, nếu gặp một tảng đá sẽ có hiện tượng mọc
vòng qua tảng đá. Đó là hình thức cảm ứng nào của thực vật? Nêu cơ chế của hiện tượng đó?
Câu 6 (2 điểm): Tiêu hóa và hô hấp động vật
1. Hoàn thành bảng dưới đây về các hoocmon điều hòa hoạt động tiêu hóa ở người:
Hoocmon

Nguồn gốc

Tác nhân kích thích tiết

Tác dụng

Secretin
Cholescytokinin
(CCK
hay
pancreozimin)

2

2. Sự xuất bào amilaza của tế bào ngoại tiết tuyến tụy do tác động độc lập của các
phân tử secretin, CCK và Vasoactive Intisnal peptit (VIP) qua các thụ thể đặc hiệu tương
ứng của chúng. Bốn thuốc A, B, C, D ức chế tiết amilaza của tuyến tụy, mỗi thuốc ức chế
một con đường khác nhau trong 4 con đường:
(1) Con đường tín hiệu Secretin

(2) Con đường tín hiệu CCK

(3) Con đường tín hiệu VIP

(4) Sự xuất bào

Để tìm hiểu cơ chế tác dụng của từng thuốc, các tế bào tuyến tụy được tách và nuôi
trong môi trường có hoặc không có thuốc (A, B, C, D) và các chất (secretin, CCK, VIP).
Sau 24 giờ nuôi, sự tiết amilaza trong các môi trường được xác định như bảng dưới đây. Ô
đánh dấu x là dữ liệu không được mô tả
Chất

Không có chất

Secretin

CCK

VIP

Không có thuốc

Không tiết

x

Tiết

x

A

x

x

x

Tiết

B

Không tiết

x

x

x

C

x

Không tiết

x

Tiết

D

Không tiết

Tiết

x

x

Thuốc

a. Hãy cho biết thuốc (A, B, C, D) ức chế tương ứng con đường nào (1,2,3,4) nêu
trên. Giải thích
b. Thuốc nào trong 4 thuốc (A, B, C, D) gây thải cacbonhidrat nhiều nhất theo
đường tiêu hóa? Giải thích
c. Phân tích những đặc điểm độc đáo có ở cả bề mặt trao đổi khí của cá xương và
chim mà thú không có được, giúp cá xương và chim trao đổi khí hiệu quả với môi trường.
Câu 7 (2 điểm): Tuần hoàn
1. Nghiên cứu về huyết áp hãy cho biết:
a. Sự chênh lệch huyết áp giữa các phần khác nhau của hệ mạch có ý nghĩa gì? Nếu
một người bị mất máu làm mất sự chênh lệch huyết áp ở 2 đầu hệ mạch sẽ dẫn đến hậu
quả gì?
b. Trong toàn bộ hệ mạch huyết áp giảm đi nhiều ở phần nào? Giải thích nguyên nhân?
3

2. Tại sao vận động viên sau khi thi đấu được khuyến cáo nên tiếp tục duy trì trạng
thái vận động tiếp để “hạ nhiệt” đến khi nhịp tim đạt tới mức lúc nghỉ ngơi, chứ không nên
dừng vận động đột ngột?
Câu 8 (2 điểm): Bài tiết, cân bằng nội môi
a. Một cụ già phải vào khoa cấp cứu vì vừa trải qua một trận đi tháo nặng. Da cụ rất
xanh xao, nhịp mạch nhanh, huyết áp tụt 80/50 mmHg, đi đứng không vững. Theo em phải
sử dụng biện pháp nào trong các biện pháp sau: truyền máu, truyền dung dịch đẳng trương,
truyền dung dịch tương tự giao cảm, dùng chất kháng histamin. Giải thích?
b. Thuốc Acetozolaminde là loại thuộc lợi tiểu, thuốc này ức chế hoạt động của
enzim cacbonic anhydrase trong tế bào ống lượn gần và ống lượn xa. Tại sao ức chế hoạt
động của enzim này lại gây tăng thải Na+ qua nước tiểu, tăng pH nước tiểu và thải nhiều
nước tiểu?
Câu 9 (2 điểm): Cảm ứng ở động vật
a. Khi nồng độ Ca2+ ở dịch ngoại bào giảm gây mở kênh Na trên màng tế bào thì có
ảnh hưởng như thế nào đến điện thế nghỉ của nơron?
b. Một người uống thuốc điều trị bệnh nhưng thuốc đó có tác dụng phụ làm tăng
nồng độ Na+ ở dịch ngoại bào nơron. Khi các nơron này bị kích thích thì biên độ của điện
thế hoạt động sẽ biến đổi như thế nào? Giải thích?
c. Có 2 ví dụ về việc con người ứng dụng tập tính của động vật trong thực tiễn:
Ví dụ 1: Ở Châu Á, người ta dùng nước tiểu sói (sản phẩm này có bán ở Bắc Âu),
tưới lên đường cao tốc để xua đuổi các con lạc đà hoang thường tụ tập cản trở giao thông.
Ví dụ 2: Tại Châu Âu, để xua đuổi các loài chim ở sân bay, người ta dùng băng
phiến rải quanh sân bay nhưng họ đã thất bại.
- Trong ví dụ 1 con người đã lợi dụng tập tính nào ở lạc đà?
- Giải thích tại sao có sự khác biệt về kết quả tác động của con người đến lạc đà và
chim ở 2 ví dụ trên.
Câu 10 (1 điểm): Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật
Trong quá trình phát triển ở người, có giai đoạn phát triển nhanh làm xuất hiện các
dấu hiệu như chóng mặt, mệt mỏi, tính cách bất thường…. Đó là giai đoạn nào? Giải thích
nguyên nhân gây ra hiện tượng trên?
4

Câu 11 (2 điểm): Nội tiết
a. Bệnh nhược năng tuyến trên thận mãn tính ảnh hưởng như thế nào đến nồng độ
hoocmon giải phóng hướng tuyến trên thận (CRH), hoocmon kích thích miền vỏ tuyến
trên thận (ACTH) và hoocmon cortizol trong máu. Giải thích?
b. Một nam thiếu niên bị tổn thương một phần thùy trước tuyến yên. Mặc dù FSH
không được sản xuất tiếp nhưng nồng độ LH vẫn ở mức bình thường. Ở tuổi trưởng thành
sinh dục, thiếu niên này có phát triển các đặc điểm sinh dục thứ phát (mọc ria mép, giọng
trầm…) hay không? Giải thích?
c. Ức chế hoạt động của thụ thể nhạy cảm canxi trên các tế bào tuyến cận giáp ảnh
hưởng đến hàm lượng canxi trong máu như thế nào? Giải thích?
Câu 12 (1 điểm): Phương án thực hành
Cho một tiêu bản lát cắt ngang một lá cây

Hãy cho biết tiêu bản này là của lá cây một lá mầm hay hai lá mầm, cây C 3 hay cây
C4. Giải thích?
----------------- Hết ----------------Họ và tên người ra đề: Dương Thanh Nga
Điện thoại: 0919.031.083

5

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XI, NĂM 2018
ĐÁP ÁN MÔN: SINH HỌC - LỚP : 11
(ĐÁP ÁN)

Câu Ý
1

a

Nội dung

Điểm

- Cây loài A là thực vật C4 còn cây loài B là thực vật C3.

0,25

- Số liệu ở bảng cho thấy, tỷ lệ lượng nước hấp thụ/sinh khối khô tích lũy ở loài cây

0,5

A xấp xỉ 250/1, còn ở cây loài B xấp xỉ 500/1. Điều này cho thấy, loài A có nhu cầu
nước thấp hơn nên A là thực vật C4. Loài B có nhu cầu nước cao hơn nên loài B là
thực vật C3.
- Mặt khác trong cùng một thời gian, hiệu suất tích lũy chất khô của các cây trong
nhóm A cao hơn nhóm B.
b

* Hô hấp có vai trò quan trọng trong việc hấp thu khoáng của rễ cây vì:

0,25
0,75

- Hô hấp tạo ra năng lượng ATP cung cấp cho hút khoáng chủ động.
- Tạo ra các sản phẩm trung gian (chất mang) cho hút khoáng chủ động.
- Tạo ra CO2: CO2 + H2O

H2CO3

H+ + HCO3-

+ H+ sinh ra được trao đổi với các cation khoáng hút bám trên bề mặt keo đất.
+ HCO3- sinh ra được trao đổi với các anion khoáng hút bám trên bề mặt keo đất.
- Tạo các axit hữu cơ cung cấp cho quá trình đồng hóa nitơ trong cây.
* Vận dụng:

0,25

- Trong thực tiễn, khi trồng cây người ta phải xới đất, làm cỏ, sục bùn với mục đích
tạo điều kiện tốt cho rễ hô hấp hiếu khí
- Hiện này, người ta ứng dụng phương pháp trồng cây không cần đất như trồng cây
trong dung dịch (thủy canh), trồng cây trong không khí (khí canh) để tạo điều kiện
tối ưu cho hô hấp hiếu khi của hệ rễ.
2

a

Các đặc điểm chính để phân biệt pha sáng và pha tối trong quang hợp của

6

thực vật
Đặc điểm

Pha sáng

Pha tối
0,25

+

Nguyên

H2O, NADP , ADP và photpho vô CO2, NADPH, ATP

liệu


0,25

Thời gian Xảy ra ban ngày

Xảy ra cả ban ngày và ban
đêm
0,25

Không

Các phản xảy ra ở màng tilacoit của Các phản ứng diễn ra ở chất

gian

lục lạp

nên (stroma) của lục lạp
0,25

Sản

NADPH, ATP, O2

Các hợp chất hữu cơ.

phẩm
b

- Cây hấp thụ được nhiều ánh sáng nhất là cây A. Vì trong khoảng bước sóng 400 –

0,25

500 nm có các điểm cực đại hấp thụ của cả diệp lục a, diệp lục b và một số
carotenoit. Đây cũng là miền ánh sáng có bước sóng ngắn, mức năng lượng cao.
- Có thể so sánh khả năng sinh trưởng của cây A và cây C với cây B nhưng chưa đủ
điều kiện để so sánh cây A và cây C.

0,25

- Ánh sáng có bước sóng 400 – 500 nm (thí nghiệm với cây A) có miền xanh tím;
Ánh sáng có bước sóng 600 – 700 nm (thí nghiệm với cây C) có miền đỏ. Mà diệp

0, 5

lục hấp thụ tốt nhất ở cả 2 miền ánh sáng này. Trong khi đó, ánh sáng có bước sóng
500 – 600 nm (thí nghiệm với cây B) có miền ánh sáng lục và vàng, diệp lục hoàn
toàn không hấp thụ ánh sáng ở các miền này
 Kết quả là cây A va cây C sẽ sinh trưởng tốt hơn cây B.
3

Axit piruvic và axetyl – CoA được xem là sản phẩm trung gian của các con đường
chuyển hóa vì:
- Axit piruvic là sản phẩm cuối cùng của quá trình đường phân, có 3 cacbon, có mặt

0,25

ở tế bào chất.
- Axetyl – CoA có 2 cacbon sản sinh từ axit piruvic bằng phản ứng loại 1 phân tử
CO2. Sản phẩm này có mặt trong ty thể.

0,25

- Từ axit piruvic có thể biến đổi thành glixerol hoặc axit amin hóa (kết hợp với NH 3
tạo axit amin).

0,25

7

- Axit piruvic có thể chuyển hóa thành đường nhờ các enzim của quá trình đường
phân tham gia.

0,25

- Axetyl – CoA có thể được sử dụng để tái tổng hợp axit béo.
- Axetyl – CoA tham gia vào chu trình Crep tạo các sản phẩm trung gian, hình

0,25

thành các chất hữu cơ khác nhau (kể cả sắc tố). Các sản phẩm trung gian tiếp tục
thải loại H+ và điện tử trong dãy hô hấp để tạo ATP trung ty thể.
4

1a Cây non sinh trưởng trong tối có thân dài, hệ rễ phát triển kém, lá không mở rộng,

0,25

chồi thiếu diệp lục,
1b Đây là đặc điểm thích nghi hình thái để sinh trưởng khi cây non mới nảy mầm trong

0,25

đất:
- Lá không mở rộng giúp giảm trở ngại và tổn thương khi xuyên qua đất.

0,5

- Do lá không mở rộng, thoát hơi nước ít nên rễ ít phát triển.
- Trong điều kiện không có ánh sáng, sự tổng hợp diệp lục làm tiêu phí năng lượng,
nên sự tổng hợp diệp lục không diễn ra. Năng lượng được tập trung vào việc kéo
dài thân, vươn xa để tìm ánh sáng
 Thích nghi này cho phép chồi vươn lên khỏi mặt đất trước khi tiêu thụ hết chất
dinh dưỡng dự trữ trong củ.
1c Hiện tượng khử úa vàng do sự có mặt của phytocrom trong tế bào chất

0,5

- Đó là một quang thụ thể có khả năng tiếp nhận ánh sáng khi ánh sáng tác động
vào phytocrom, mỗi phân tử phytocrom có thể làm hoạt hóa hàng trăm phân tử chất
truyền tin thứ hai là cGMP (GMP vòng) và ion Ca2+.
- Các chất truyền tin thứ hai này sẽ hoạt hóa các protein kinaza trong tế bào, gây ra
sự hoạt hóa các gen tương ứng trong nhân dẫn đến sự phiên mã và dịch mã các gen
qui định các enzim cần cho quá trình tổng hợp diệp lục và quá trình quang hợp.
2

- Tên hoocmon: Giberelin

0,25

- Vai trò sinh lý:

0,25

+ Kích thích phân bào và tăng kéo dài của tế bào
+ Kích thích sinh trưởng chiều cao của thân và lóng
+ Kích thích sự nảy mầm của củ, hạt và thân ngầm.

8

+ Thúc đẩy sự ra hoa và lớn lên của quả, tạo quả không hạt.
- Ứng dụng trong nông nghiệp:

0,25

+ Xử lý đối với cây lấy thân và lấy sợi để thu được hiệu quả kinh tế cao.
+ Phá trạng thái ngủ nghỉ của củ, hạt để có thể tăng vụ.
+ Kích thích ra hoa trái vụ và tạo quả không hạt.
5

- Đó là hình thức cảm ứng kiểu hướng động, dạng hướng tiếp xúc.

0,25

- Cơ chế: sự sinh trưởng uốn cong khi gặp vật cản liên quan đến đáp ứng 3 bước với

0,25

stress cơ học của ngọn cây dưới tác dụng của hoocmon etilen:
+ Kích thích stress cơ học làm sản sinh etylen từ ngọn cây etilen làm chậm sự

0,5

kéo dài thân.
+ Thân to ra khiến cây mạnh mẽ hơn.
+ Sự sinh trưởng uốn cong làm cho thân bắt đầu sinh trưởng theo hướng nằm ngang
 Kết quả, ngọn cây mọc vòng qua vật cản.
6

1

Tên Hoocmon

Nguồn gốc

Tác nhân kích

Tác dụng

thích tiết
Secretin

Tế bào niêm pH thấp ở tá Ức chế dạ dày tiết dịch vị, kích
mạc tá tràng tràng (<2)

Cholescytokinin
(CCK

0,25

Tế bào niêm pH thấp ở tá Ức chế dạ dày tiết dịch vị.

hay mạc tá tràng tràng

pancreozimin)

thích tuyến tụy tiết dịch tụy

+ Kích thích tuyến tụy.
+Gây co bóp túi mật để giải

0,25

phóng mật.
2

a. Thuốc C ức chế con đường (1) (con đường tín hiệu secretin) vì khi bổ sung VIP
thì gây tiết enzim chứng tỏ thuốc này không ức chế sự xuất bào và con đường VIP,

0,25

nhưng khi bổ sung secretin thì không gây tiết enzim
+ Thuốc A ức chế con đường (2) (con đường tín hiệu CCK) vì khi bổ sung VIP thì

0,25

gây tiết enzim thuốc không ức chế sự xuất bào và không ức chế con đường VIP
+ Thuốc D ức chế con đường (3) (con đường VIP) vì khi bổ sung secretin gây tiết

9

enzim chứng tỏ thuốc không ức chế sự xuất bào.
 Thuốc B là ức chế sự xuất bào vì theo đề 4 loại thuốc ức chế tiết enzim theo 4
con đường khác nhau thuộc 4 kiểu (1, 2, 3, 4).
b. Thuốc B gây thải cacbonhidrat nhiều nhất theo con đường tiêu hóa vì:

0,25

+ Tác dụng của thuốc B ức chế tiết amilaza mạnh nhất so với 3 thuốc còn lại; Mỗi
loại thuốc còn lại chỉ ức chế 1 con đường tín hiệu nhưng sự xuất bào enzim vẫn có

0,25

thể diễn ra theo các con đường còn laij
+ Sự giảm tiết amilaza sẽ dẫn đến giảm tiêu hóa và giảm hấp thụ cacbonhidrat ở
ruột non tăng thải caconhidrat theo đường tiêu hóa.
c

- Có hệ thống mao mạch ở mang (ở cá) hoặc phổi (ở chim) sắp xếp song song và

0,25

ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của phiến mang (ở cá) và
dòng không khí qua ống khí (ở chim) Hiện tượng “dòng chảy song song và
ngược chiều” giúp hiệu quả trao đổi khí giữa máu trong mao mạch và không khí
trong dòng nước tới mang hoặc dòng khí qua phổi đạt tối ưu.
- Có sự lưu thông khí liên tục qua bề mặt trao đổi khí:

0,25

+ Ở cá, dòng nước chảy 1chiều liên tục qua mang nhờ hoạt động nhịp nhàng của
miệng, thềm miệng, nắp mang và diềm nắp mang.
+ Ở chim có quá trình hô hấp kép nên cả khi hít vào và thở ra đều có dòng không
khí giàu oxi liên tục qua phổi.
7

1a - Giúp máu vận chuyển trong hệ mạch theo 1 chiều từ nơi huyết áp cao đến nơi

0,25

huyết áp thấp.
- Nếu bị mất máu mất sự chênh lệch huyết áp ở 2 đầu hệ mạch máu không vận

0,25

chuyển trong hệ mạch tại phần máu không được vận chuyển đến sẽ có thể dẫn
đến hoại tử.
1b - Khi tim - Huyết áp giảm đi nhiều nhất ở phần cuối các tiểu động mạch nơi tiểu
động mạch phân tán thành hệ mao mạch.

0,25

- Nguyên nhân: do
+ Tổng tiết diện các mao mạch lớn ma sát lớn giảm huyết áp
+ Đường kính các mao mạch nhỏ lực cản lớn

0,25

+ Phần đầu nhiều mao mạch có các cơ vòng co thắt có vai trò điều chỉnh lượng máu

10

đến các cơ quan và hệ cơ quan khi co làm  tăng lực cản với dòng máu.

0,25

+ Huyết áp càng giảm khi càng xa nơi xuất phát của dòng máu từ tim ra.

0,5
2

- Vận động viên khi vận động tim tăng cường hoạt động để đưa máu đến các cơ

0,25

quan (tăng co bóp nhanh và mạnh). Đồng thời vận động co dãn của cơ vân ở cơ
quan vận động (chân, tay) thúc đẩy dồn máu về tim.
- Nếu vận động viên dừng hoạt động đột ngột, tim vẫn đang đập rất nhanh trong khi
cơ vân ngừng co dãn máu ứ đọng ở các cơ quan vận động, trở về tim ít. Dẫn đến

0,5

máu cung cấp nuôi tim ít trong khi tim đang hoạt động tăng cường cơ tim thiếu
oxi và dinh dưỡng dễ dẫn tới suy tim.
8

a

Đi tháo gây mất nước, mất muối nhưng không làm mất tế bào máu Thể tích máu

0,25

giảm, độ nhớt của máu tăng
 Phương pháp điều trị: truyền dung dịch đẳng trương.

0,25

- Nếu truyền máu độ nhớt của máu vẫn cao gây áp lực với tim ảnh hưởng

0,25

xấu đến tim
- Nếu truyền dung dịch tương tự giao cảm tăng nhịp tim, cường độ co tim, co

0,25

mạch máu ngoại vi tăng huyết áp. Nhưng huyết áp cao không đủ bù lại với sự
giảm thể tích máu lớn vận chuyển các chất đến các quan ít, tim phải hoạt động
gắng sức khi thiếu dinh dưỡng, độ nhớt máu cao dễ gây suy tim.
b

- Enzim cacbonic anhydraza xúc tác hình thành H 2CO3 từ CO2 và H2O. H2CO3 phân

0,25

li thành H+ và HCO3-.
- Thuốc ức chế hoạt động của enzim nên làm giảm hình thành H + trong tế bào ống

0,25

thận.
- Do H+ giảm nên bơm Na – K giảm chuyển H + từ tế bào ống thận vào dịch lọc và
giảm chuyển Na+ từ dịch lọc vào tế bào ống thận H+ vào dịch lọc giảm nên pH

0,25

nước tiểu tăng
- Do tế bào ống thận giảm tái hấp thụ Na + nên Na+ mất nhiều qua nước tiểu kèm 0,25
theo nước tăng lượng nước tiểu bài tiết.

11

9

a

- Nồng độ Ca2+ dịch ngoại bào giảm gây mở kênh Na trên màng tế bào sẽ làm mất

0,25

điện thế nghỉ (mất phân cực).
- Khi kênh Na+ mở, do nồng độ Na+ bên ngoài tế bào cao hơn bên trong tế bào, nên

0,25

+

Na mang điện tích dương khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào, làm trung hòa điện
tích âm, gây mất phân cực.
b

- Uống thuốc trị bệnh có tác dụng phụ làm tăng Na + ở dịch ngoại bào thì khi các

0,25

nơron bị kích thích, biên độ của điện thế hoạt động tăng lên.
- Do nồng độ Na+ ở dịch ngoại bào tăng chênh lệch nồng độ Na+ ở 2 phía của

0,25

+

màng tế bào tăng khi bị kích thích, kênh Na mở thì Na từ ngoài vào trong tế bào
nhiều hơn tăng đảo cực và làm bên trong màng tế bào dương hơn (pha đảo cực
sâu hơn) biên độ điện thế hoạt động tăng.
c

- Con người đã lợi dụng tập tính ở lạc đà là tập tính tự vệ, được hình thành trong

0,25

quá trình sống nhờ “học được”:
+ Lạc đà có hệ thần kinh, cơ quan khứu giác phát triển, trong quá trình sống đã hình

0,25

thành tập tính đánh hơi kẻ săn mồi khi ngửi thấy mùi nước tiểu chó sói, tập tính
đó phát huy lạc đà bỏ chạy.
- Còn cơ quan khứu giác của chim không phát triển mùi băng phiến không phải
là kích thích có định hướng tập tính không hình thành chim không bị xua đuổi

0,5

bởi mùi này.
10

- Đó là giai đoạn tuổi dậy thì

0,25

- Do tác động mạnh của các hoocmon, cơ thể phát triển mạnh nhưng chưa hài hòa

0,25

giữa các cơ quan, bộ phận.
- Cơ tim phát triển mạnh, tim hoạt động mạnh nhưng khối lượng máu sản xuất ra

0,25

chưa kịp điều chỉnh tăng theo sự phát triển của hệ vận chuyển máu gây thiếu máu
cục bộ, đặc biệt là máu lên não gây cảm giác chóng mặt và mệt mỏi.
- Hưng phấn vỏ não tăng quá mức nên có thể có hành vi bất thường.
11

a

Bệnh nhược năng tuyến trên thận mãn tính dẫn đến nồng độ các hoocmon CRH,

0,25
0,25

ACTH trong máu tăng và nồng độ Cortizol trong máu giảm.
- Do nhược năng tuyến, các tế bào tuyến trên thận hoạt động yếu, giảm dần sản sinh

0,5

tiết cortizol vào máu. Theo cơ chế điều hòa ngược âm tính, nồng độ cortizol trong

12

máu thấp làm giảm tín hiệu ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên. Vì vậy, vùng
dưới đồi và tuyến yên tăng sản sinh và bài tiết các hoocmon CRH và ACTH tương
ứng vào máu.
b

Ở tuổi thành thục sinh dục, thiếu niên này có phát triển các đặc điểm sinh dục thứ

0,25

phát vì:
- Hoocmon LH kích thích tế bào Leydig tiết testosterol. Hoocmon có vai trò quan

0,25

trọng đối với sự phát triển các đặc điểm sinh dục thứ phát.
c

- Ức chế thụ thể nhạy cảm canxi làm tăng nồng độ Ca2+ trong máu vì:

0,25

+ Tín hiệu Ca2+ thông qua thụ thể nhạy cảm canxi ở các tế bào tuyến cận giáp làm

0,25

ức chế tiết hoocmon tuyến cận giáp PTH.
+ Ức chế thụ thể nhạy cảm canxi làm mất tín hiệu ức chế  dẫn đến hiện tượng

0,25

2+

PTH được bài tiết ra nhiều nồng độ PTH cao gây tăng giải phóng Ca từ xương,
tăng tái hấp thu Ca2+ từ thận và tăng tái hấp thu Ca2+ từ ruột. kết quả là nồng độ Ca2+
trong máu tăng.
12

- Tiêu bản là lát cắt ngang lá cây một lá mầm vì có gân lá song song: các bó dẫn

0,5

trên lát cắt ngang xếp thành hàng và có kích thước tương đương nhau.
- Đây là lá cây C3 vì tế bào bao bó mạch không có lục lạp.

0,5

-------------- Hết ----------------

Ghi chú:
-

Điểm toàn bài 20 điểm

13

14