Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 11 năm học 2017-2018 (Chu Văn An - Hà Nội, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 21:27:57 | Được cập nhật: 4 giờ trước (8:50:47) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1148 | Lượt Download: 24 | File size: 0.05376 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

ĐỀ XUẤT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
KHU VỰC DUYÊN HẢI – ĐBBB 2018
Môn: Sinh học – Lớp 11
---------------------------Câu 1: Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng (2điểm)
1. Ánh sáng và nhiệt độ có liên quan như thế nào đến quá trình trao đổi nitơ của thực
vật ?
2. Trong một thí nghiệm về nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu tương, người ta lấy 4 đĩa Petri
trong đó có đặt giấy thấm tẩm dung dịch khoáng. Các đĩa Petri được đánh dấu A, B, C và
D. Cả 4 đĩa đều chứa dung dịch khoáng, nhưng chỉ có đĩa C chứa đầy đủ tất cả các thành
phần khoáng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương. Các đĩa còn
lại thiếu một thành phần khoáng nào đó. Người ta cho vi khuẩn Rhizobium vào đĩa A, vi
khuẩn Bacillus subtilis vào đĩa B và vi khuẩn Anabaena azollae lấy từ bèo hoa dâu vào
đĩa D. Sau đó, người ta đặt các hạt đậu tương lấy từ một giống vào trong các đĩa. Vài
ngày sau, tất cả các hạt đều nảy mầm. Hai tuần sau khi hạt nảy mầm, người ta thấy chỉ có
các cây ở đĩa A và C sinh trưởng bình thường, các cây ở đĩa B và D đều chết. Trong suốt
quá trình thí nghiệm, tất cả các đĩa luôn được giữ ẩm và đặt trong điều kiện môi trường
như nhau. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm.
Câu 2: Quang hợp (2điểm)
1.
a. Nêu 4 đặc điểm thích nghi của các loài thực vật có thân mọng nước phân bố ở các
hoang mạc, sa mạc.
b. Hãy giải thích hiện tượng: lá cây Thuốc bỏng (cây Sống đời) vào lúc sáng sớm có vị
chua, nhưng vào buổi chiều thì có vị hơi nhạt (vị chua giảm nhiều).
2. Một số quá trình sống của thực vật sau đây:
(1). Vận chuyển nước bên trong tế bào sống.
(2). Khử ion nitrat (NO3-) thành ion amoni (NH4+).
(3). Hấp thụ ion K+ qua màng sinh chất của tế bào nội bì.
(4). Hấp thụ CO2 trong các tế bào mô giậu.
(5). Đóng và mở khí khổng.
(6). Vận chuyển NADH từ tế bào chất vào màng trong của ti thể.
(7). Vận chuyển O2 và CO2 từ ngoài vào tế bào.
(8). Chlorophyl a hấp thụ ánh sáng.
Hãy cho biết, quá trình nào cần năng lượng và quá trình nào không cần năng lượng? Giải
thích.
Câu 3. Hô hấp (2điểm).
1. Khi nghiên cứu hệ số hô hấp của những hạt cây như hạt hướng dương, hạt thầu dầu,
người ta nhận thấy: ở giai đoạn đầu nảy mầm, hệ số hô hấp xấp xỉ bằng 1, sau đó hệ số hô

hấp giảm xuống tới 0,3- 0,4, sau đó hệ số hô hấp lại tăng lên 0,7- 0,8 hoặc gần bằng 1.
Hãy giải thích?
2. Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai, hãy giải thích.
a. Để bảo quản thóc giống nên phơi hoặc sấy đến độ ẩm gần bằng 0%
b. Nên cất giữ cam quýt trong túi hoặc bao thật kín
c. Để bảo quản rau, củ, quả, người ta thường tác động đến nhiệt độ hơn là độ ẩm.
d. Người ta thường bơm nitơ vào kho bảo quản nhằm giảm lượng CO 2 từ đó hạn chế hô
hấp.
Câu 4. Sinh sản, sinh trưởng, phát triển ở TV. (2 điểm)
1. Phân biệt nhóm gibêrelin với nhóm xitôkinin về: vị trí tổng hợp, sự vận chuyển và các
vai trò sinh lý chủ yếu.
2. Giải thích cơ sở khoa học của các trường hợp sau:
a. Nhằm tăng thêm sản lượng đường thu được trên cùng một diện tích trồng mía, người ta
đã sử dụng gibêrelin có nồng độ thích hợp để phun lên cây mía.
b. Ngắt ngọn cây đậu khi cây đang sinh trưởng mạnh sẽ thu được năng suất cao hơn.
c. Không nên phun các chất kích thích sinh trưởng tổng hợp cho cây rau ăn lá.
Câu 5: Cảm ứng ở thực vật + Phương án thực hành (2điểm)
1. a. Giải thích tại sao ở thực vật, khi cắt bỏ phần ngọn cây rồi chiếu ánh sáng từ một phía
ta sẽ không quan sát được rõ hiện tượng hướng sáng nữa?
b. Giải thích cơ chế lá cây trinh nữ cụp xuống khi có va chạm cơ học?
2. Thí nghiệm tách sắc tố bằng phương pháp sắc ký trên giấy được tiến hành như sau:
- Dùng bút chì kẻ nhẹ theo chiều rộng cách đầu giấy sắc ký 2 cm, cách hai mép giấy 1
cm.
- Lấy 1ml dung dịch sắc tố và dùng ống mao dẫn châm sắc tố theo vạch chì từ bên này
sang bên kia. Sau mỗi lần chấm phải để cho khô mới chấm tiếp, cứ như vậy cho đến
khi chấm hết 1 ml dung dịch sắc tố.
- Vệt sắc tố trên giấy sắc ký đã khô đưa vào bình chạy sắc ký đã có sẵn trong đó lớp
dung môi dày 1 cm, đậy kín bình, dùng vazơlin bôi kín các mép bình để tạo nên môi
trường bão hoà dung môi trong bình sắc ký.
- Sau 20-30 phút, sắc tố sẽ được tách riêng từng loại .
Theo em:
a. Trên giấy sắc kí thu được những vạch loại sắc tố nào?
b. Dung môi được dùng để chạy sắc kí là gì? Vì sao phải là dung môi đó?
Câu 6: Tiêu hóa và hô hấp ở động vật (2điểm)
1. “Chất béo giả” olestra là một chất có hình dạng, mùi vị và hoạt động giống như chất
béo thật nhưng cơ thể không thể tiêu hoá được nó.
Nếu đưa chất này vào hệ tiêu hoá của người bình thường sẽ gây ra các hiện tượng gì?
Giải thích.
2. Dựa vào hiểu biết về cơ chế điều hoà hô hấp, hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:

a. Một người sức khoẻ bình thường, sau khi chủ động thở nhanh và sâu một lúc người
này lặn được lâu hơn, tại sao?
b. Người này lặn được lâu hơn sau khi thở nhanh và sâu có thể gây ra nguy cơ xấu nào
đối với cơ thể?
Câu 7. Tuần hoàn ( 2điểm)
1. Vị trí các van 2 lá và 3 lá ở tim động vật có vú phù hợp với chức năng của chúng như
thế nào? Ở một bệnh nhân, khi tâm thất giãn thì áp lực trong tâm nhĩ trái là 20 mmHg
và trong tâm thất trái là 5 mmHg. Giải thích.

2. Một phụ nữ 50 tuổi cảm thấy mệt mỏi, nhịp thở và nhịp tim nhanh. Đo huyết áp động
mạch cánh tay cho kết quả huyết áp tâm thu là 140 mmHg và huyết áp tâm trương là 50
mmHg. Bác sĩ xác định người phụ nữ này bị bệnh hở van tim. Hãy cho biết:
a) Người phụ nữ bị bệnh hở van tim nào ? Giải thích.
b) Lượng máu cung cấp cho cơ tim hoạt động trong một chu kỳ tim của người phụ
nữ đó có bị thay đổi không ? Tại sao ?
Câu 8. Bài tiết, cân bằng nội môi ( 2điểm).
1. Những người trong một thời gian dài ăn ít muối NaCl so với nhu cầu thì:
a) Thể tích máu và lượng bạch huyết thay đổi như thế nào ? Tại sao ?
b) Cơ chế điều hòa thẩm thấu nào làm tăng nồng độ Na+ trong máu qua đó điều
chỉnh thể tích máu và bạch huyết ?
2.
a. Khi người mắc bệnh đái tháo đường bị nhiễm khuẩn, tại sao nồng độ glucôzơ trong
máu và một số hoocmôn có xu hướng tăng lên?
b. Tại sao những người bị bệnh đái tháo đường có pH máu thấp hơn người bình thường?
Câu 9. Cảm ứng ở động vật ( 2 điểm).
Hai nơron A và B cùng loại đều có nồng độ Na+ bên trong nơron là 15 mM và bên ngoài
nơron là 150 mM. Nồng độ K+ ở bên trong hai nơron này đều là 150 mM, nhưng ở bên
ngoài nơron A là 7 mM và nơron B là 5mM. Kích thích hai nơron này làm xuất hiện điện
thế hoạt động và điện thế hoạt động lan truyền dọc theo sợi trục của mỗi nơron.
a) Hãy cho biết biên độ (độ lớn) của điện thế hoạt động lan truyền trên sợi trục của
nơron nào lớn hơn ? Tại sao ?
b. Nếu tính thấm của màng sinh chất đối với K+ ở nơron B giảm thì nơron B sẽ
tăng phân cực hay giảm phân cực ? Tại sao ?
Câu 10. Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật ( 2điểm)
1. Trong một thí nghiệm, những con chuột được chia thành 3 lô. Một lô tiêm hoocmôn vùng
dưới đồi CRH (hoocmôn kích thích tuyến yên sản sinh ACTH). Một lô tiêm TSH
(hoocmôn kích thích tuyến giáp). Lô còn lại (đối chứng) tiêm dung dịch sinh lí. Sau hai
tuần, người ta xác định khối lượng của một số tuyến nội tiết và khối lượng cơ thể của các
lô chuột. Kết quả thu được như sau:

Lô đối chứng
Lô TN 1
Lô TN 2
Tuyến yên (mg)
12,9
8,0
14,5
Tuyến giáp (mg)
250,0
500,0
250,0
Tuyến trên thận (mg)
40,0
40,0
75,0
Khối lượng cơ thể (g)
400,0
252,0
275,0
Lô TN 1 và lô TN 2 được tiêm loại hoocmôn nào? Giải thích kết quả thí nghiệm.
2. a) Một nhà khoa học muốn phát triển thuốc tránh thai cho nam giới bằng cách tác động
lên tuyến yên. Thuốc tránh thai đó cần phải tác động lên loại hoocmôn nào của tuyến yên?
Giải thích.
b) Một phụ nữ bị rối loạn chức năng vỏ tuyến trên thận, dẫn đến tăng đáng kể hoocmôn
sinh dục nam trong máu. Chu kì kinh nguyệt của bệnh nhân có điều gì bất thường không?
Giải thích
……………………….. Hết …………………..