Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2017-2018 (Chuyên Vĩnh Phúc, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 21:18:44 | Được cập nhật: 12 giờ trước (21:57:04) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 1139 | Lượt Download: 34 | File size: 0.042298 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT CHỌN HỌC SINH GIỎI
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

CHUYÊN VĨNH PHÚC

Năm học: 2017 - 2018. Môn: Sinh học – Khối 10

SỞ GD VÀ ĐT VĨNH PHÚC

Đề thi gồm: 03 trang

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2,0 điểm) – Thành phần hóa học của tế bào
a. Prôtêin có những bậc cấu trúc nào? Nêu các loại liên kết và tương tác
hoá học có vai trò chính trong sự hình thành và duy trì mỗi b ậc cấu trúc đó.
b. Trong sự di chuyển của các chất qua màng tế bào, phương thức khuếch
tán qua kênh prôtêin có những ưu thế gì so với phương thức khuếch tán
qua lớp phôtpholipit kép?
Câu 2 (2,0 điểm) – Cấu trúc tế bào
a. Nêu cấu trúc của vi sợi và giải thích vai trò của nó trong tế bào niêm m ạc
ruột ở cơ thể động vật và tế bào trong cơ thể thực vật.
b. Một loại bào quan trong tế bào thực vật có chức năng làm cho tế bào có
thể gia tăng kích thước nhanh chóng nhưng lại tiêu tốn rất ít năng l ượng.
Hãy giải thích các chức năng của loại bào quan này.
Câu 3 (2,0 điểm) – Chuyển hóa VC và NL trong tế bào (Đ ồng hóa)
Một nhà nghiên cứu đã thiết lập hệ thống quang hợp bên ngoài c ơ thể
sống dựa trên qui trình sau đây:
+ Tách lục lạp ra khỏi các tế bào lá cây, sau đó phá v ỡ màng l ục l ạp gi ải
phóng các chồng thilakoid vẫn còn nguyên vẹn. Tiếp đến, cho thêm chất
hexachloroplatinate có 6 ion clo và mang điện tích 2 - vào ống nghiệm chứa
các thilakoid nguyên vẹn.
+ Sau một thời gian, hỗn hợp thilakoid + hexachloroplatinate được phân
tích về cấu trúc và đo lượng oxi tạo ra.
Kết quả thí nghiệm cho thấy các ion hexachloroplatinate đã liên kết
với màng thilakoid tại nơi có quang hệ I (hình dưới) và phức hợp
hexachloroplatinate-màng thilakoid có hoạt tính quang hợp.

1

Quang hệ I

a) Tại sao phức hợp hexachloroplatinate-màng thilakoid có ho ạt tính quang
hợp?
b) Giải thích tại sao hexachloroplatinate l ại có th ể liên k ết v ới màng thilakoid
tại khu vực có quang hệ I và phân tử này liên k ết với màng b ằng lực liên k ết
gì?
c) Trong thí nghiệm này, ngoài ôxi những chất gì có th ể đã đ ược t ạo ra? Gi ải
thích.
Câu 4 (2,0 điểm) – Dị hóa
Tại sao nói axit pyruvic và axetyl coenzim A được xem là sản ph ẩm
trung gian của quá trình trao đổi chất? Nêu các h ướng sinh tổng h ợp các ch ất
hữu cơ từ hai sản phẩm này.
Câu 5 (2,0 điểm) – Truyền tin tế bào + Phương án thực hành
a. Các tế bào trong mô nhận biết nhau nhờ glicoprôtêin màng. Gi ải thích t ại
sao chất độc A làm mất chức năng của bộ máy Gôngi dẫn đến làm hỏng tổ
chức mô.
b. Hãy trình bày thí nghiệm để chứng minh axit pyruvic chứ không ph ải
glucozơ đi vào ti thể để thực hiện hô hấp hiếu khí.
Câu 6 (2,0 điểm) – Phân bào
a. Vì sao các nhiễm sắc tử chị em có thể đính kết và tách nhau ra trong các quá trình
phân bào có tơ diễn ra bình thường?
b. Trong quá trình nguyên phân, các nhiễm sắc thể có thể di chuyển được về hai
cực tế bào theo các cơ chế nào?
Câu 7 (2,0 điểm) – Cấu trúc, CHVC của VSV

2

Dòng nước chảy ra từ các mỏ khai thác sắt ở Thái Nguyên ch ứa nhi ều
ion sắt, sulphate và một số ion kim loại khác. Dòng n ước này ch ảy vào sông,
suối, ao, hồ sẽ gây ô nhiễm, làm cho sinh vật th ủy sinh ch ết hàng lo ạt. Ng ười
ta xử lý loại bỏ sắt của nước thải này bằng cách sử dụng vi khuẩn khử l ưu
huỳnh. Cho dòng nước thải chảy qua tháp phản ứng (là một hệ th ống kín) có
nhồi chất hữu cơ như rơm, rạ đã được trộn vi khuẩn khử sulfate thì nước thu
được từ tháp phản ứng không còn một số ion, đáy tháp có k ết t ủa màu đen.
Hãy giải thích:
a) Vi khuẩn khử lưu huỳnh có kiểu dinh dưỡng nào?
b) Chất hữu cơ (rơm, rạ) và sulfate có tác dụng gì?
c) Kết tủa có màu đen ở đáy tháp là gì?
Câu 8 (2,0 điểm) – Sinh trưởng, sinh sản của VSV
Trong sản xuất các chế phẩm vi sinh vật, người ta có th ể dùng ph ương
pháp nuôi cấy liên tục và không liên tục. Gi ả sử có 2 ch ủng x ạ khu ẩn, m ột
chủng có khả năng sinh enzim A, một chủng khác có kh ả năng sinh kháng sinh
B. Hãy chọn phương pháp nuôi cấy cho mỗi chủng xạ khuẩn để thu đ ược
lượng enzim A, kháng sinh B cao nhất và giải thích lí do ch ọn?
Câu 9 (2,0 điểm) – Virut
a. Trong sự lây nhiễm và sản sinh của virut HIV, quá trình tổng hợp và vận
chuyển glicôprôtêin gai vỏ ngoài của virut tới màng sinh chất ở tế bào chủ diễn
ra như thế nào?
b. Bằng cách gây đột biến, người ta có thể tạo ra các t ế bào h ồng c ầu c ủa
người mang thụ thể CD4 trên bề mặt. Điều gì sẽ xảy ra nếu đưa các t ế bào
này vào bệnh nhân nhiễm HIV?
Câu 10 (2,0 điểm) – Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
a. Nêu cơ chế hoạt hóa các tế bào T hỗ trợ và cách th ức chúng tác đ ộng lên h ệ
miễn dịch của cơ thể người.
b. Loại văc xin để phòng cúm của năm nay có dùng để phòng cúm cho năm sau
được không? Giải thích?
- Hết Họ và tên thí sinh: …………………………………….SBD:……………………….
3

Họ và tên giám thị số 1: ……………………………….…………………………....
Họ và tên giám thị số 2: ………………………………….………………….............
Người ra đề: Trần Thị Dung
SĐT liên hệ: 0989739343
SỞ GD VÀ ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT
CHUYÊN VĨNH PHÚC
Hướng dẫn chấm gồm: 08 trang

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN
HỌC SINH GIỎI VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG
BẰNG BẮC BỘ
Năm học: 2017 - 2018. Môn: Sinh học – Khối 10
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2,0 điểm) – Thành phần hóa học của tế bào
a. Prôtêin có những bậc cấu trúc nào? Nêu các loại liên k ết và tương tác hoá h ọc
có vai trò chính trong sự hình thành và duy trì mỗi bậc cấu trúc đó.
b. Trong sự di chuyển của các chất qua màng tế bào, phương thức khu ếch tán
qua kênh prôtêin có những ưu thế gì so với phương thức khuếch tán qua lớp
phôtpholipit kép?
Hướng dẫn chấm
a. Protein có 4 bậc cấu trúc: bậc 1 là trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit, bậc 2
là dạng xoắn alpha và mặt phẳng bêta, bậc 3 là cấu hình dạng không gian của chuỗi
polipeptit, bậc 4 là sự kết hợp của nhiều chuỗi polipeptit để tạo thành phân tử protein
biểu hiện chức năng (0,5 điểm; nếu thí sinh chỉ gọi tên 4 bậc cấu trúc, cho 0,25 điểm).
- Cấu trúc bậc 1 được tạo ra bởi liên kết peptit là liên kết cộng hóa trị.
- Cấu trúc bậc 2 được hình thành chủ yếu nhờ liên kết hydro giữa các nguyên tử H với
N hoặc O là thành phần của các liên kết peptit (khung polipeptit).
- Cấu trúc bậc 3 được hình thành chủ yếu nhờ tương tác kị nước giữa các nhóm R
không phân cực và nhờ liên kết hydro giữa các nhóm R phân cực hoặc tích điện (các
axit amin có tính kiềm và axit) của các axit amin.
- Cấu trúc bậc 4 phổ biến được hình thành chủ yếu do các tương tác tương tác Van
Đec Van giữa các tiểu phần (chuỗi) polipeptit với nhau. Cầu disunphit (-S-S-) được
hình thành giữa các axit amin cystein (Xistêin) là thành phần của các protein có vai
trò hình thành ổn định ở các cấu trúc bậc 3 hoặc 4 của các protein nhất định
4

(Cứ mỗi 2 ý đúng ở phần liên kết hóa học cho 0,25 điểm; thí sinh không nhất thiết
phải nhắc đến liên kết disunphit).
b. Ưu thế của khuếch tán qua kênh so với qua lớp kép photpholipit
- Khuếch tán qua kênh protein có tính đặc hiệu cao hơn so với khuếch tán qua lớp
phôtpholipit. Mỗi kênh protein thông thường chỉ cho một hoặc một số chất tan giống
nhau đi qua (0,25 điểm).
- Khuếch tán qua kênh protein cho phép các chất (phân tử) có kích thước lớn
và/hoặc tích điện đi qua màng, trong khi đó phương thức khuếch tán thì không (0,25
điểm).
- Khuếch tán qua kênh protein có thể dễ dàng được điều hòa tùy thuộc vào nhu cầu
của tế bào. Tế bào có thể điều hòa hoạt động này qua việc đóng – mở các kênh, qua số
lượng các kênh trên màng. Trong khi đó, khuếch tán qua lớp phôtpholipit kép hoàn
toàn phụ thuộc vào sự chênh lệch (gradient) nồng độ giữa bên trong và bên ngoài
màng (0,25 điểm)
- Khuếch tán qua kênh prôtêin diễn ra nhanh hơn so với khuếch tán qua lớp
phôtpholipit kép (0,25 điểm)
Câu 2 (2,0 điểm) – Cấu trúc tế bào
a. Nêu cấu trúc của vi sợi và giải thích vai trò của nó trong t ế bào niêm m ạc ru ột
ở cơ thể động vật và tế bào trong cơ thể thực vật.
b. Một loại bào quan trong tế bào thực vật có chức năng làm cho tế bào có th ể
gia tăng kích thước nhanh chóng nhưng lại tiêu tốn rất ít năng l ượng. Hãy gi ải
thích các chức năng của loại bào quan này.
Hướng dẫn chấm
a. Cấu trúc của vi sợi
- Cấu trúc của vi sợi: Có đường kính 7 nm và được cấu tạo từ các phân tử actin. (0,25
đ)
- Các phân tử actin hình cầu liên kết với nhau thành chuỗi và vi sợi được cấu tạo từ hai
chuỗi actin xoắn lại với nhau. (0,25 đ)
- Trong các tế bào làm nhiệm vụ hấp thu các chất (như tế bào niêm mạc ruột), các vi
sợi tham gia vào cấu tạo nên các lõi của vi lông nhung làm tăng diện tích màng tế bào
do đó làm gia tăng bề mặt diện tích hấp thu các chất vào bên trong tế bào. (0,25 đ)
- Trong các tế bào thực vật, vi sợi giúp vận chuyển dòng tế bào chất bên trong tế bào
nhờ đó việc phân phối các chất trong tế bào diễn ra nhanh hơn. (0,25 đ)
5

b.
- Bào quan đó là không bào. Không bào lớn (không bào trung tâm) hút nước và gia
tăng kích thước làm cho tế bào trương lên khi thành tế bào đã được axit hoá làm giãn
ra. Do vậy tế bào có thể nhanh chóng gia tăng kích thước rồi sau đó mới tổng hợp
thêm các chất cần thiết. (0,5 đ)
- Loại bào quan này ở thực vật còn có các chức năng như dự trữ các chất dinh dưỡng,
chứa các chất độc hại đối với các tế bào, là kho dự trữ các ion cần thiết cho tế bào,
không bào ở cánh hoa còn chứa sắc tố giúp hấp dẫn côn trùng đến thụ phấn, không bào
còn chứa các chất độc giúp thực vật chống lại các động vật ăn thực vật. (0,5 đ)
Câu 3 (2,0 điểm) – Chuyển hóa VC và NL trong tế bào (Đồng hóa)
Một nhà nghiên cứu đã thiết lập hệ thống quang h ợp bên ngoài c ơ th ể s ống d ựa
trên qui trình sau đây:
+ Tách lục lạp ra khỏi các tế bào lá cây, sau đó phá v ỡ màng lục lạp gi ải phóng
các chồng thilakoid vẫn còn nguyên vẹn. Tiếp đến, cho thêm ch ất
hexachloroplatinate có 6 ion clo và mang điện tích 2 - vào ống nghiệm chứa các
thilakoid nguyên vẹn.
+ Sau một thời gian, hỗn hợp thilakoid + hexachloroplatinate được phân tích về
cấu trúc và đo lượng oxi tạo ra.
Kết quả thí nghiệm cho thấy các ion hexachloroplatinate đã liên kết với
màng thilakoid tại nơi có quang hệ I (hình dưới) và phức hợp
hexachloroplatinate-màng thilakoid có hoạt tính quang hợp.

Quang hệ I

a) Tại sao phức hợp hexachloroplatinate-màng thilakoid có hoạt tính quang
hợp?
b) Giải thích tại sao hexachloroplatinate lại có thể liên kết với màng thilakoid tại
khu vực có quang hệ I và phân tử này liên kết với màng bằng lực liên kết gì?
c) Trong thí nghiệm này, ngoài ôxi những chất gì có th ể đã đ ược tạo ra? Gi ải
thích.
6

Hướng dẫn chấm
a) - Mặc dù không có ánh sáng trong hệ thống quang h ợp nhân t ạo nh ư mô t ả
trong thí nghiệm, nhưng do hexachloroplatinate là một tác nhân ôxi hoá m ạnh
nên nó kích hoạt điện tử của chlorophyl tại trung tâm quang h ệ I t ừ trạng thái
nền sang trạng thái cao năng, giống như photon kích hoạt các điện tử của di ệp
lục. (0,5 điểm)
- Sau đó điện tử được truyền qua chuỗi truy ền điện t ử đ ến NADP + cùng với H+
để tạo ra NADPH. Chuỗi truyền điện tử vẫn hoạt động được vì thilakoid v ẫn còn
nguyên vẹn không bị phá vỡ. (0,5 điểm)
b) Hexachloroplatinate có điện tích âm (2 -) và màng thilakoid có điện tích dương
nên chất này liên kết với màng nhờ lực hấp dẫn giữa các chất có điện tích trái
dấu.(0,5 điểm)
c) Một khi pha sáng của quang hợp xảy ra cho dù là trong lá cây (in vivo) hay
trong điều kiện nhân tạo thì sản phẩm của pha sáng v ẫn là ATP cùng NADPH.
(0,5 điểm)
Câu 4 (2,0 điểm) – Dị hóa
Tại sao nói axit pyruvic và axetyl coenzim A được xem là sản phẩm trung
gian của quá trình trao đổi chất? Nêu các hướng sinh tổng hợp các chất h ữu cơ
từ hai sản phẩm này.
Hướng dẫn chấm
- Axit pyruvic là sản phẩm cuối cùng của quá trình đường phân có 3 cacbon, có
mặt ở tế bào chất. 0,5
- Axetyl coenzim A có 2 cacbon sản sinh từ axit pyruvic loại đi 1 phân tử CO 2. Sản
phẩm này có mặt trong ti thể. 0,5
- Từ axit pyruvic có thể biến đổi thành glyxerol hoặc amin hoá (kết h ợp với NH 3)
tạo axit amin. Axit pyruvic chuyển hoá thành đường glucozơ (do các enzim của
quá trình đường phân tham gia). 0,5
- Axetyl coenzim A có thể tái tổng hợp axit béo. axetyl coenzim A tham gia vào
chu trình Krebs tạo các sản phẩm trung gian, hình thành các ch ất h ữu c ơ khác
nhau (kể cả sắc tố). 0,5
Các sản phẩm trung gian tiếp tục thải loại H + và điện tử trong dãy hô hấp để tạo
ATP trong ti thể.
Câu 5 (2,0 điểm) – Truyền tin tế bào + Phương án thực hành

7

a. Các tế bào trong mô nhận biết nhau nhờ glicoprôtêin màng. Giải thích tại sao
chất độc A làm mất chức năng của bộ máy Gôngi dẫn đến làm hỏng tổ chức mô.
b. Hãy trình bày thí nghiệm để chứng minh axit pyruvic chứ không phải glucozơ
đi vào ti thể để thực hiện hô hấp hiếu khí.
Hướng dẫn chấm
a.
+ Chuẩn bị hai ống nghiệm có chứa các chất đệm phù h ợp v ới môi tr ường n ội
bào:
- Ống 1 bổ sung glucozơ + ti thể
- Ống 2 bổ sung axit pyruvic + ti thể
0,5
+ Để hai ống nghiệm trong cùng một điều kiện nhiệt độ 30 0C cho thấy ống 1
không thấy CO2 bay ra ( không sủi bọt), ống 2 có CO 2 bay ra (sủi bọt) thể hiện hô
hấp hiếu khí. 0,5
b.
- Các tế bào trong mô nhận biết nhau tạo thành tập h ợp mô là nh ờ các
glicoprôtêin của màng. Chất độc A tác động gây hỏng tổ chức mô đã gián tiếp gây
hỏng các glicoprôtêin của màng theo các bước:
+ Phần prôtêin được tổng hợp trên lưới nội chất có hạt được đưa vào bộ máy
Gôngi.
+ Trong bộ máy Gôngi prôtêin được lắp ráp thêm cacbohidrat tạo nên
glicoprôtêin.
+ Glicoprôtêin được đưa vào bóng nội bào và chuyển vào màng tạo nên
glicoprôtêin của màng..................................................................................................................0,5
+ Chất độc A tác động gây hỏng chức năng bộ máy Gôngi nên quá trình lắp ráp
glicoprôtêin bị hỏng nên màng thiếu glicoprôtêin hoặc glicoprôtêin sai lệnh nên
các tế bào không còn nhận biết nhau. ...........................................................................0,5
Câu 6 (2,0 điểm) – Phân bào
a. Vì sao các nhiễm sắc tử chị em có thể đính kết và tách nhau ra trong các quá trình phân
bào có tơ diễn ra bình thường?
b. Trong quá trình nguyên phân, các nhiễm sắc thể có thể di chuyển được về hai cực
tế bào theo các cơ chế nào?
Hướng dẫn chấm
8

a)
- Ở kì đầu của nguyên phân và giảm phân I, mỗi NST g ồm hai nhi ễm s ắc t ử
chị em gắn với nhau ở tâm động và gắn dọc theo các cánh nhờ prôtêin cohensin.
- Ở kì sau giảm phân I, hai nhiễm sắc tử chị em vẫn đính nhau ở tâm động do
prôtêin shugoshin bảo vệ cohensin tránh khỏi sự phân giải của enzim giúp cho hai
nhiễm sắc tử chị em cùng di chuyển về một cực.
- Ở kì sau của nguyên phân và giảm phân II, cohensin bị enzim phân gi ải hoàn
toàn làm cho hai nhiễm sắc tử chị em tách nhau ra hoàn toàn và di chuy ển v ề hai
cực tế bào.
- Sau khi tách nhau ra, hai nhiễm sắc t ử ch ị em di chuy ển ng ược nhau v ề hai
cực của tế bào do các vi ống thể động ngắn dần lại, trong đó vùng tâm động di
chuyển trước vì nó được gắn vào vi ống thể động.
(Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm)
b) Sự di chuyển NST về hai cực diễn ra theo một trong hai cơ chế tùy theo từng loại
tế bào:
- Cơ chế "cõng": prôtêin động cơ đã "cõng" NST di chuy ển d ọc theo các vi ống
và đầu thể động của các vi ống bị phân giải khi prôtêin động cơ đi qua.
(0,5 điểm)
- Cơ chế "guồng": Các NST bị guồng bởi các prôtêin động c ơ t ại các c ực c ủa
thoi và các vi ống bị phân rã sau khi đi qua các protein động cơ.
(0,5 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm) – Cấu trúc, CHVC của VSV
Dòng nước chảy ra từ các mỏ khai thác sắt ở Thái Nguyên ch ứa nhi ều ion
sắt, sulphate và một số ion kim loại khác. Dòng nước này chảy vào sông, su ối, ao,
hồ sẽ gây ô nhiễm, làm cho sinh vật thủy sinh ch ết hàng lo ạt. Ng ười ta x ử lý lo ại
bỏ sắt của nước thải này bằng cách sử dụng vi khuẩn khử lưu huỳnh. Cho dòng
nước thải chảy qua tháp phản ứng (là một hệ thống kín) có nh ồi ch ất h ữu c ơ
như rơm, rạ đã được trộn vi khuẩn khử sulfate thì nước thu được t ừ tháp phản
ứng không còn một số ion, đáy tháp có kết tủa màu đen. Hãy giải thích:
a) Vi khuẩn khử lưu huỳnh có kiểu dinh dưỡng nào?
b) Chất hữu cơ (rơm, rạ) và sulfate có tác dụng gì?
c) Kết tủa có màu đen ở đáy tháp là gì?
9

Hướng dẫn chấm
a. Vi khuẩn khử lưu huỳnh là vi khuẩn dị dưỡng. Chúng tiến hành hô h ấp
kị khí tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống. (0,5 điểm).
b. Chất hữu cơ là chất cho điện tử; sulfate là chất nhận điện tử trong hô
hấp kị khí. (1,0 điểm).
c. Sản phẩm của quá trình khử lưu huỳnh là khí sulfua. Sulfua k ết h ợp v ới
kim loại tạo thành hợp chất sunfua-kim loại (trong trường hợp này là
FeS). FeS có màu đen và được tạo thành kết tủa ở đáy của tháp phản
ứng. (0,5 điểm)
Câu 8 (2,0 điểm) – Sinh trưởng, sinh sản của VSV
Trong sản xuất các chế phẩm vi sinh vật, người ta có thể dùng phương pháp
nuôi cấy liên tục và không liên tục. Giả sử có 2 chủng xạ khuẩn, một chủng có
khả năng sinh enzim A, một chủng khác có khả năng sinh kháng sinh B. Hãy ch ọn
phương pháp nuôi cấy cho mỗi chủng xạ khuẩn để thu được lượng enzim A,
kháng sinh B cao nhất và giải thích lí do chọn?
Hướng dẫn chấm:
- Ở phương pháp nuôi cấy liên tục, người ta thường xuyên bổ sung ch ất dinh
dưỡng và lấy đi một lượng dịch nuôi tương đương, tạo được môi trường ổn
định, do vậy VSV sinh trưởng ổn định ở pha lũy thừa. Enzim là sản phẩm bậc I
được hình thành ở pha tiềm phát và pha lũy thừa, vì vậy ch ọn phương pháp nuôi
cấy liên tục là thích hợp nhất, thu được lượng enzim A cao nhất.
(1,0 điểm)
- Ở phương pháp nuôi cấy không liên tục (từng mẻ), sự sinh trưởng của VSV
diễn ra theo đường cong gồm 4 pha: tiềm phát, lũy thừa, cân bằng và suy vong.
Chất kháng sinh là sản phẩm bậc II được hình thành ở pha cân bằng, pha này cho
lượng kháng sinh nhiều nhất (nuôi cấy liên tục không có pha cân bằng), vì v ậy
chọn phương pháp nuôi cấy không liên tục là thích hợp nhất, thu được lượng
kháng sinh B cao nhất.
(1,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm) – Virut
a. Trong sự lây nhiễm và sản sinh của virut HIV, quá trình tổng hợp và vận chuyển
glicôprôtêin gai vỏ ngoài của virut tới màng sinh chất ở tế bào chủ diễn ra như thế
nào?

10

b. Bằng cách gây đột biến, người ta có thể tạo ra các t ế bào h ồng c ầu c ủa ng ười
mang thụ thể CD4 trên bề mặt. Điều gì sẽ xảy ra nếu đưa các tế bào này vào
bệnh nhân nhiễm HIV?
Hướng dẫn chấm
a.
- Prôtêin gai vỏ ngoài của virut được tổng hợp tại ribôxôm của lưới n ội ch ất
hạt..0,25
- Sau khi được dịch mã (tổng hợp), nó được đóng gói trong túi ti ết rồi chuy ển
đến thể Golgi..........................................................................................................................0,25
- Trong khoang thể Golgi, nó được gắn thêm gốc đường để tạo thành
glicôprôtêin.0,25
- Glicôprotein được đóng gói trong túi vận chuyển để đưa tới màng sinh ch ất rồi
cài xen vào màng tế bào chủ...........................................................................................0,25
- Khi virut nảy chồi, màng tế bào đã gắn sẵn glicoprotein gai của virut sẽ b ị cu ốn
theo và hình thành vỏ ngoài của virut.............................................................................0,25
b.
- Virut chỉ xâm nhập vào tế bào nếu chúng tìm được thụ thể phù
hợp. ..................0,25
- Trong quá trình biệt hoá từ tế bào gốc, tế bào hồng cầu bị mất nhân, t ức là
không có ADN. Nếu virut xâm nhập vào tế bào hồng cầu thì không nhân lên
được................0,5
Câu 10 (2,0 điểm) – Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
a. Nêu cơ chế hoạt hóa các tế bào T hỗ trợ và cách thức chúng tác động lên hệ
miễn dịch của cơ thể người.
b. Loại văc xin để phòng cúm của năm nay có dùng để phòng cúm cho năm sau
được không? Giải thích?
Hướng dẫn chấm
- Tế bào T hỗ trợ được hoạt hóa khi chúng liên kết đặc hiệu với tế bào trình diện
kháng nguyên có mảnh kháng nguyên được bộc lộ phù hợp với thụ thể trên bề
11

mặt

của

tế

bào

T

hỗ

trợ.....................................................................................................................0,5
- Khi tế bào T hỗ trợ được hoạt hóa chúng tiết ra các cytokine và tăng sinh........0,5
- Các cytokine do tế bào T hỗ trợ tiết ra cùng với các cytokine do t ế bào trình
diện kháng nguyên tiết ra kích thích các tế bào lympho B nhớ phân chia để t ạo ra
các kháng thể gây đáp ứng qua miễn dịch dịch thể. Các cytokine cũng kích thích
các tế bào T độc nhớ phân chia tạo nên các tế bào T độc trong đáp ứng miễn dịch
qua trung gian tế bào.0,5
b.
- Có thể có hoặc không, có nếu tác nhân gây bệnh vẫn là ch ủng virut năm ngoái,
không

nếu

tác

nhân

gây

khác................................................................0,5

- Hết Họ tên người làm hướng dẫn chấm:
Trần Thị Dung
SĐT: 0989739343
Email: [email protected]

12

bệnh



chủng

virut