Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2017-2018 (Chuyên Tuyên Quang, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 21:18:00 | Được cập nhật: hôm qua lúc 7:33:16 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1177 | Lượt Download: 19 | File size: 0.134144 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
TUYÊN QUANG
-----------§
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XI, NĂM 2018
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC LỚP 10
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 03 trang)

Câu 1. (2điểm): THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO.
1. Trong những chất hữu cơ cấu tạo nên tế bào là Lipit, AND, Prôtêin, cacbohiđrat, những chất
nào có liên kết hiđrô? Nêu khái quát vai trò của liên kết hiđrô trong các chất đó?
2. Vì sao chất dự trữ năng lượng ngắn hạn lí tưởng trong tế bào động vật là glycôgen mà không
phải là đường glucozơ?
Câu 2. (2điểm): CẤU TRÚC TẾ BÀO.
Đánh giá axit amin bằng đồng vị phóng xạ, sau đó theo dõi sự di chuyển của dấu phóng xạ.
Lúc đầu người ta thấy dấu phóng xạ xuất hiện trên mạng lưới nội chất hạt, tiếp theo dấu phóng
xạ có thể xuất hiện ở những cấu trúc nào của tế bào ? Cho biết chức năng của các cấu trúc đó.
Câu 3. (2điểm): CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TB (ĐỒNG
HÓA)
1. Hãy chứng minh cấu tạo giải phẫu lá liên quan đến chức năng quang hợp ở các nhóm thực
vật C3, C4 và CAM?
2. Nêu sự khác nhau về cấu trúc lục lạp mô giậu và lục lạp bao bó mạch?
Câu 4. (2điểm): CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TB
(DỊ HÓA)
1. Nêu những điểm khác nhau trong chuỗi chuyền electron, trong hô hấp tế bào ở sinh vật nhân
sơ và sinh vật nhân thực?
2. Tại sao hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được CLTN duy trì ở các tế bào cơ của
người, vốn là loại tế bào cần nhiều ATP.
Câu 5. (2điểm): TRUYỀN TIN TẾ BÀO VÀ PHƯƠNG ÁN THỰC HÀNH
1. Hoocmôn ADH và ơstrôgen hoạt động theo cơ chế nào? Giải thích. Vai trò của chất truyền
tin thứ 2 trong hoạt động của hoocmôn là gì?
2. Một nhà Sinh lí học đã làm thí nghiệm trên lục lạp tách rời. Đầu tiên ông cho lục lạp tách rời
ngâm vào trong dung dịch axit có pH = 4. Sau khi xoang tilacoit đạt pH = 4, chuyển lục lạp
vào dung dịch có pH = 8 và để trong tối. Kết quả lục lạp tạo ATP trong tối.
a. ATP hình thành trong tilacoit hay ngoài tilacoit? Giải thích.
b. Vì sao lục lạp trong thí nghiệm này có thể tổng hợp ATP trong tối?
Câu 6. (2điểm): PHÂN BÀO.
1. Nhiễm sắc thể cuộn xoắn và tháo xoắn trong quá trình phân bào theo cơ chế nào?
2. Nhận xét thời kì trung gian của các tế bào sau đây: tế bào vi khuẩn, tế bào thần kinh của
người trưởng thành, tế bào ung thư và tế bào hồng cầu?
Câu 7. (2điểm): CẤU TRÚC, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT CỦA VI SINH VẬT.
1. Vi khuẩn nào có khả năng làm sạch môi trường bị ô nhiễm H 2S? Thực tế, ta nên dùng loại vi
khuẩn nào để xử lí môi trường ô nhiễm H2S?
2. Trong hoạt động sống bình thường, màng sinh chất của vi khuẩn có thể có những kiểu biến
đổi về mặt cấu trúc như thế nào? Chức năng của mỗi kiểu biến đổi đó?
3. Tại sao các phage lây nhiễm tế bào vi khuẩn (thực khuẩn thế) lại không lây nhiễm tế bào vi
khuẩn cổ?
1

Câu 8. (2điểm): SINH TRƯỞNG, SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT.
1. Nếu chuyển một vi sinh vật từ môi trường khác vào môi trường nuôi cấy liên tục thì đường
cong sinh trưởng của vi sinh vật gồm mấy pha? Là những pha nào? Giải thích?
2. Kể tên một hệ thống nuôi cấy liên tục trong cơ thể người. Giải thích?
3. Vì sao nói vi sinh vật khuyết dưỡng có ý nghĩa lớn trong kiểm nghiệm thực phẩm? Cho ví
dụ?
Câu 9. (2điểm): VI RUT.
1. Nhiều người cùng tiếp xúc với một loại virut gây bệnh, tuy nhiên có người mắc bệnh, có
người không mắc bệnh. Giả sử rằng những người không mắc bệnh là do có các gen kháng
virut. Hãy cho biết gen kháng virut ở những người không mắc bệnh quy định tổng hợp những
loại prôtêin nào?
2. Một loại virut gây bệnh ở động vật có vật chất di truyền là ARN. Giải thích tại sao khi sử
dụng văcxin phòng chống thì hiệu quả rất thấp?
Câu 10. (2 điểm): BỆNH TRUYỀN NHIỄM, MIỄN DỊCH.
1. Trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, hãy phân biệt cơ chế tác động của tế bào T
độc (Tc) và tế bào giết (K)?
2. Người chia kháng thể thành 5 lớp khác nhau (IgA,M,E,D,G) nhưng lại nói cơ thể có hàng
vạn hàng triệu kháng thể khác nhau, cứ có kháng nguyên là lại sinh ra kháng thể tương ứng.
Nói như vậy có gì mâu thuẫn? Giải thích.

---- Hết ---Người ra đề: Phạm Thị Thúy Hồng - 0985211871.

2

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
TUYÊN QUANG
----------

HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: SINH HỌC Lớp 10

(Hướng dẫn chấm gồm 07 trang)
Câu
Câu 1:
(2 điểm)

Câu 2:
(2 điểm)

Câu 3:
(2 điểm)

Nội dung chính cần đạt
1.
- AND và Prôtêin có liên kết hiđrô
- AND: Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên với nhau bằng liên kết hiđrô theo
nguyên tắc bổ sung đã tạo nên cấu trúc xoắn kép trong không gian của AND,
mặt khác đây là liên kết yếu, dễ bẻ gẫy nhờ vậy, tạo nên tính linh động của
AND.
- Prôtêin: Liên kết hiđrô thể hiện trong cấu trúc bậc 2, 3, 4 điều này, đảm bảo
cấu trúc ổn định và linh động của phân tử Prôtêin.
2.
- Glycôgen là chất dự trữ ngắn hạn, tích trữ ở gan và cơ của cơ thể động vật.
Động vật thường xuyên hoạt động, di chuyển nhiều nên cần nhiều năng lượng
cho hoạt động sống:
+ Glycôgen có cấu trúc đại phân tử, đa phân tử, đơn phân là glucozơ. Các đơn
phân liên kết với nhau bởi liên kết glucôzit nên Dễ dàng bị thuỷ phân thành
glucôzơ khi cần thiết.
+ Glycôgen có kích thước phân tử lớn nên không thể khuếch tán qua màng tế
bào.
+ Glycôgen không có tính khử, không hoà tan trong nước nên không làm thay
đổi áp suất thẩm thấu của tế bào.
- Đường glucôzơ là loại đường đơn rất dễ bị ôxi hóa tạo năng lượng. Mặt khác
chúng có tính khử, dễ hòa tan trong nước và bị khuếch tán qua màng tế bào
nên rất dễ bị hao hụt.
* Sự di chuyển của dấu phóng xạ.
+ Dấu phóng xạ xuất hiện trên mạng lưới nội chất hạt, sau đó dấu phóng xạ
xuất hiện ở các túi vận chuyển của lưới nội chất hạt.
+ Tiếp đến bộ máy Golgi, rồi đến các túi vận chuyển của Golgi.
+ Tiếp theo, dấu phóng xạ có thể xuất hiện ở một số bào quan, hoặc ở màng
sinh chất, hoặc ở bên ngoài tế bào.
* Chức năng của các cấu trúc:
+ Lưới nội chất hạt tham gia tổng hợp prôtêin và chuyển prôtêin tới bộ máy
Golgi.
+ Túi vận chuyển của lưới nội chất hạt tham gia vào vận chuyển prôtêin đến bộ
máy Golgi.
+ Bộ máy Golgi có chức năng
làm biến đổi prôtêin như gắn thêm hoặc loại bỏ các chất khác nhau, sau đó
xuất các sản phẩm đã hoàn thiện đi các nơi khác.
+ Túi vận chuyển của bộ máy Golgi làm nhiệm vụ đưa các phân tử prôtêin đến
các bào quan của tế bào hoặc đến màng sinh chất, hoặc đưa ra bên ngoài tế
bào.
+ Màng sinh chất có chức năng vận chuyển các chất qua màng, tiếp nhận
thông tin từ bên ngoài tế bào, nhận biết giữa các tế bào, tạo hình dạng tế bào.
1.
- Lá cây C3 chỉ có lớp mô giậu chứa lục lạp và quá trình quang hợp tiến hành
tại đây, tinh bột cũng được dự trữ tạm thời tại đây.
- Lá của cây C4 có hai lớp mô chứa lục lạp: mô giậu và các tế bào bao bó

Điểm
0,25
0,25

0,25
0,25

0,25

0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25

3

mạch. Như vậy lá của cây C4 có hai loại lục lạp và quang hợp tiến hành ở hai
nơi. Tinh bột được hình thành ở lục lạp bao bó mạch và được dự trữ tạm thời
tại đó.
- Lá của cây CAM thường dày và mọng nước, chỉ có lớp mô giậu chứa lục lạp
và quang hợp tại lớp mô giậu này. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp lá cây
này biến thành gai hoặc các khí khổng trên lá thường đóng vào ban ngày để
tránh thoát hơi nước.
2. Sự khác nhau giữa hai loại lục lạp này ở thực vật C4 là:
- Lục lạp mô giậu nhỏ về kích thước nhưng lại có hạt (Grana) rất phát triển vì
chủ yếu thực hiện pha sáng.
- Lục lạp bao bó mạch kích thước lớn nhưng hạt grana lại kém phát triển, thậm
chí tiêu biến vì chỉ thực hiện pha tối đồng thời dự trữ tinh bột tại đây.
Câu 4:
(2 điểm)

Câu 5:
(2 điểm)

1.
- Về vị trí: Ở sinh vật nhân sơ chuỗi chuyền electron nằm ở màng sinh chất,
còn ở sinh vật nhân thực chuỗi chuyền electron nằm ở màng trong của ti thể.
- Về chất mang (chất truyền điện tử): Ở sinh vật nhân sơ, chất mang đa dạng
hơn so với ở sinh vật nhân thực nên chúng có thể thích nghi với nhiều loại môi
trường.
- Về chất nhận electron cuối cùng: Ở sinh vật nhân sơ, chất nhận điện tử cuối
cùng rất khác nhau, có thể là nitrat, sunfat, ôxi, fumarat và dioxitcacbon, còn ở
sinh vật nhân thực chất nhận là ôxi.
2.
- Mặc dù hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng tế bào cơ của người nói
riêng và của động vật nói chung lại rất cần kiểu hô hấp này vì nó không tiêu
tốn oxi.
- Khi cơ thể vận động mạnh như chạy, nâng vật nặng... các tế bào cơ trong mô
cơ co cùng 1 lúc thì hệ tuần hoàn chưa kịp cung cấp đủ lượng ôxi cho hô hấp
hiếu khí. Khi đó giải pháp tối ưu là hô hấp kị khí kịp đáp ứng ATP mà không
cần ô xi.
1.
- Hoocmôn ADH hoạt động theo cơ chế AMP vòng, còn ơstrôgen hoạt động
theo cơ chế hoạt hóa gen;
- Vì ADH có bản chất là prôtêin, ưa nước nhưng không tan trong lipit nên
không thể chui qua màng sinh chất của tế bào đích; còn ơstrôgen có bản chất là
steroit, kỵ nước nhưng tan trong lipit nên có thể chui qua màng sinh chất vào
tế bào đích.
* Vai trò của chất truyền tin thứ 2 trong hoạt động của hoocmôn: Nó nhận
thông tin từ hoocmôn truyền cho tế bào đích.
2.
a.
- ATP hình thành bên ngoài tilacoit vì: có sự chênh lệch nồng độ H+ giữa hai
bên màng tilacoit: trong xoang tilacoit có nồng độ H + cao hơn nồng độ H+ của
dung dịch bên ngoài. Vì vậy H+ được khuếch tán qua kênh ATP synthaza có
núm xúc tác nằm phía bên ngoài màng tilacoit, đã thúc đẩy tổng hợp ATP.
b.
- Lục lạp trong thí nghiệm có thể tổng hợp ATP trong tối bởi vì:
+ Mặc dù để trong tối, nhưng thí nghiệm này đã tạo ra được sự chênh lệch
nồng độ H+ giữa 2 bên màng tilacoit, trong xoang là bể chứa H+ (pH 4); dung
kịch
bên
ngoài

nồng
độ
H+
thấp
hơn

0,5

0,25

0,5
0,5

0,25

0,25
0,5

0,5

0,5

0,25
0,5

0,25

0,5

0,25

4

(pH 8).
+ Sự chênh lệch nồng độ H+ giữa xoang tilacoit và dung dịch bên ngoài đủ để
tổng hợp ATP khi H+ khuếch tán ra ngoài qua ATP synthaza.
Câu 6:
(2 điểm)

Câu 7:
(2 điểm)

1.
Phân tử ADN quấn quanh protein histon tạo ra đơn vị cấu trúc của chất nhiễm
sắc là nucleoxom. Vùng đầu N của mỗi phân tử histon (đuôi histon) trong mỗi
nucleoxom thường thò ra ngoài nucleoxom.
- Phần đuôi này có thể được tiếp cận và bị biến đổi bởi một số enzim đặc biệt,
xúc tác cho việc bổ sung hoặc loại bỏ một số gốc hóa học đặc thù.
- Các cơ chế:
+ Axetyl hóa: Gốc axetyl được gắn vào lysine ở phần đuôi histon, điện tích
dương của lysine bị trung hòa, làm cho đuôi histon không còn liên kết chặt vào
các nucleoxom ở gần nữa, chất nhiễm sắc có cấu trúc nới lỏng (tháo xoắn).
+ Khử axetyl: Loại bỏ gốc axetyl thì ngược lại → co xoắn.
+ Metyl hóa: Bổ sung gốc metyl vào đuôi histon → co xoắn.
+ Phosphoryl hóa: Bổ sung gốc photphat vào một axit amin bị metyl hóa →
tháo xoắn.
2.
- Tế bào VK: không có kì trung gian vì phân chia theo kiểu trực phân
- Tế bào thần ở người trưởng thành: luôn tồn tại kì trung gian do tế bào đã biệt
hóa
- Tế bào hồng cầu: không có kì trung gian vì tế bào không có nhân nên không
phân chia .
- Tế bào ung thư: kì trung gian rất ngắn do tế bào phân chia mất kiểm soát
1.
- Vi khuẩn hoá tổng hợp lấy năng lượng từ H2S.
H2S + O2  S + H2O + Q
S + O2 + H2O  H2SO4 + Q
H2S + CO2 + Q  CH2O + S + H2O
- Vi khuẩn quang tổng hợp sử dụng chất cho e là H 2S (vi khuẩn lưu huỳnh màu
lục, màu tía)
H2S + CO2 -> CH2O + S + H2O
- Thực tế, nên dùng vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, màu tía để xử lí môi trường ô
nhiễm H2S vì hai loại vi khuẩn này sử dụng H2S làm chất cho e trong quá trình
quang hợp và tích luỹ S trong tế bào, còn vi khuẩn hoá tổng hợp sử dụng H2S
thì tạo ra S hoặc H2SO4 giải phóng ra môi trường.

0,25
0,25

0,25

0,5

0,25
0,25
0,25
0,25

0,25

0,25

0,25

2. Các kiểu biến đổi của màng sinh chất và chức năng;
- Màng sinh chất gấp nếp tạo mêzôxôm để định vị AND, giúp phân chia tế bào
- Màng sinh chất tạo các túi chứa hạt dự trữ (nitrogenaza) trong quá trình cố
định đạm
- Màng sinh chất gấp nếp tạo các tilacôit (vi khuẩn lam), chứa sắc tố quang
hợp, giúp vi khuẩn quang hợp.

0,25

3.
- Phage lây nhiễm vi khuẩn thực bằng cách tiết lizozim làm tan một phần thành
tế bào murein của vi khuẩn.
- Thành tế vào vi khuẩn cổ không phải là murein nên không bị phage lây
nhiễm.

0,25

0,25
0,25

0,25

5

Câu 8:
(2 điểm)

Câu 9:
(2 điểm)

Câu 10:
(2 điểm)

1.
- Gồm 2 pha: Là pha tiềm phát và pha luỹ thừa
Giải thích: Đặc điểm của nuôi cấy liên tục chỉ có pha luỹ thừa, nhưng khi
chuyển từ một môi trường khác, vi sinh vật cần có một khoảng thời gian để
thích nghi, tổng hợp các enzim cần thiết để phân giải cơ chất có trong môi
trường mới nên giai đoạn đầu vi sinh vật vẫn sinh trưởng theo pha tiềm phát
sau đó mới bước vào pha luỹ thừa.
2. Là ống tiêu hoá của người.Vì chất dinh dưỡng đi vào và chất thải lấy ra liên
tục
3. Vì
- Vi sinh vật khuyết dưỡng chỉ phát triển khi có đầy đủ các nhân tố sinh trưởng
- Tố độ sinh trưởng của vi sinh vật tăng khi nồng độ các nhân tố sinh trưởng
tăng
- Khi đưa vi sinh vật khuyết dưỡng về một nhân tố sinh trưởng nào đó vào
thực phẩm, nếu hàm lượng chất đó càng lớn thì vi sinh vật phát triển càng
mạnh. Người ta dựa vào số lượng vi sinh vật so với số lượng vi sinh vật sinh
trưởng trong môi trường chuẩn (đối chứng) với hàm lượng chất kiểm định xác
định để xác định hàm lượng chất đó trong thực phẩm.
- Ví dụ: Muốn kiểm tra hàm lượng tryptophan có trong thực phẩm, người ta sử
dụng vi khuẩn E.coli khuyết dưỡng tryptophan, nuôi cấy chúng trên thực
phẩm. Sau đó xác định số lượng vi sinh vật từ môi trường nuôi cây chúng trên
thực phẩm. Sau đó xác định số lượng vi sinh vật từ môi trường nuôi cấy sau đó
đối chiếu với mức chuẩn để xác định nồng độ tryptophan trong thực phẩm.
1. Gen kháng virut có thể thuộc một trong các loại gen sau:
- Gen quy định tổng hợp một số kháng thể.
- Gen quy định tổng hợp các loại prôtêin thụ thể trên bề mặt tế bào (không
tương thích với các gai glicôprôtêin của virut).
2.
- Do ARN có cấu trúc mạch đơn, kém bền vững hơn nên tần số phát sinh đột
biến cao vì vậy đặc tính kháng nguyên dễ thay đổi.
- Trong khi đó, quy trình nghiên cứu và sản xuất văcxin cần thời gian nhất định
và chỉ có tác dụng khi đặc tính kháng nguyên của virut không thay đổi.
1.
- Hai tế bào này tuy có phương thức nhận diện kháng nguyên khác nhau,
nhưng cơ chế tác động giống nhau.
- Khi được kích thích chúng đều tiết ra protein độc là perforin để chọc thủng tế
bào đích (tế bào nhiễm virus hoặc tế bào ung thư). Nước tràn vào gây vỡ tế
bào- Tế bào Tc có thụ thể nhận diện kháng nguyên nằm trong phức hợp với
MHC-I. Mỗi tế bào Tc chỉ có thể tương tác với một epitop đặc hiệu của kháng
nguyên.
- Tế bào K gắn một cách không đặc hiệu với các kháng thể khác nhau bao
quanh nó, các kháng thể này lại gắn với các kháng nguyên khác nhau. Phức
hợp kháng nguyên - kháng thể kích thích tế bào K tiết perforin.
2.
- Nói như vậy không có gì mâu thuẫn vì dựa vào trình axit amin ở vùng cố
định người ta chia thành 5 lớp kháng thể khác nhau.
- ở mỗi lớp vùng biến đổi lại rất khác nhau tạo ra nhiều kháng thể khác nhau
đặc hiệu với kháng nguyên ở mỗi lớp. Vì thế lượng kháng thể trong cơ thể là
rất lớn.

0,25

0,5

0,25
0,25
0,25

0,25

0,25

0,5
0,5
0,5
0,5

0,25

0,5

0,25

0,5
0,5

6