Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2017-2018 (Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm - Quảng Nam, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 20:45:24 | Được cập nhật: hôm qua lúc 7:34:41 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1038 | Lượt Download: 34 | File size: 0.236544 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
NĂM HỌC 2017 - 2018
ĐỀ ĐỀ NGHỊ

ĐỀ THI MÔN:
Thời gian 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 04 trang)

Câu 1. (2,0 điểm)
a. Có ba dung dịch để trong phòng thí nghiệm. Dung dịch 1 chứa ADN, dung
dịch 2 chứa amilaza, dung dịch 3 chứa glucôzơ. Đun nhẹ ba dung dịch này đến gần
nhiệt độ sôi rồi làm nguội từ từ về nhiệt độ phòng. Hãy cho biết mức độ biến đổi về
cấu trúc của từng chất trên? Giải thích?
b. Cho các hợp chất sau: α glucôzơ, β glucôzơ, axit amin, fructôzơ, ribôzơ,
glyxerol, axit béo, bazơ nitơ, đêôxiribôzơ.
- Từ các hợp chất trên có thể tổng hợp được các phân tử, cấu trúc nào trong các phân
tử, cấu trúc sau: tinh bột, xenluôzơ, photpholipit, triglixerit, ADN, lactôzơ, ARN,
saccarozơ, chuỗi polipeptit? Giải thích? Vì sao không tổng hợp được các phân tử,
cấu trúc còn lại? (Biết rằng có đầy đủ các enzim hình thành các liên kết hóa trị giữa
các cấu trúc)
Câu 2. (2,0 điểm)
a. Erythropoetin (EPO) là loại hoocmon kích thích việc sản sinh ra hồng cầu.
EPO là một loại prôtêin tiết, được glyco hóa nhiều. Cấu trúc nào làm nhiệm vụ tổng
hợp và hoàn thiện EPO? Giải thích?
b. Em hãy giải thích nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở các thợ mỏ.
Câu 3. (2,0 điểm)
a. Tách clorophyll khỏi lục lạp và để trong ống nghiệm sau đó chiếu sáng, nêu
hiện tượng và giải thích? Tại sao clorophyl trong tế bào sống không xảy ra hiện
tượng như trong thí nghiệm trên? Khi được chiếu sáng, hiện tượng trên ở lục lạp
nguyên vẹn ít hơn so với dung dịch chlorophyll tách rời, vì sao?
b. Trong một thí nghiệm, lục lạp tách riêng được cho vào dung dịch với các
thành phần thích hợp để có thể thực hiện sự tổng hợp ATP. Hãy dự đoán điều gì sẽ

1

xảy ra với tốc độ tổng hợp ATP nếu cho thêm vào dung dịch một hợp chất khiến cho
màng tilacoit tăng tính thấm tự do với các ion hyđrogen?
Câu 4. (2,0 điểm)
a. Giả sử em là một dược sĩ đang nghiên cứu một loại thuốc ức chế một enzim
nhất định ở người. Khi tìm hiểu, em thấy trung tâm hoạt động của enzim này giống
trung tâm hoạt động của enzim khác. Vậy theo em, thuốc cần phải thiết kế như thế
nào để ít gây tác dụng phụ nhất? Giải thích.
b. Tại sao nói axit pyruvic là mối kết nối then chốt trong quá trình dị hóa?
Câu 5. (2,0 điểm)
a. Giải thích tại sao hoocmôn ơstrogen sau khi được tiết vào máu lại có tác
dụng lên cơ quan đích chậm hơn nhiều so với hoocmôn insulin?
b. Có 2 ống nghiệm:
- Ống 1: Xucxinatdehidrogenase + axit xucxinic + axit malic.
- Ống 2: Xucxinatdehidrogenase + axit xucxinic + axit malonic.
- Ở ống nghiệm nào hoạt tính của enzim mạnh hơn. Giải thích.
Câu 6. (2,0 điểm)
a. Cho ba kiểu chu kì tế bào được mình họa theo sơ đồ sau:
- Kiểu 1:

………..

- Kiểu 2:

……………….

- Kiểu 3:
…………….
Chú thích:

Pha G1

Pha G2

Pha phân chia nhân

Pha S
Pha phân chia tế bào chất

Cho biết kiểu phân bào nào là của tế bào biểu bì ở người, tế bào phôi sớm của ếch,
hợp bào của một loài nấm nhày? Giải thích?
b. Năm 1970, Potu Rao và Robert Johnson đã làm thí nghiệm:
- Cho lai tế bào ở pha G1 với tế bào ở pha S, nhân G1 ngay lập tức tổng hợp ADN.
- Cho lai tế bào ở pha G2 với tế bào ở pha S, nhân G2 không thể bắt đầu tổng hợp ADN
ngay cả khi có tế bào chất của tế bào pha S.
Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm này?

2

Câu 7. (2,0 điểm)
a. Có hai tế bào vi khuẩn được cắt ngang, vi khuẩn A chỉ có một màng đơn bao
quanh tế bào của nó, trong khi vi khuẩn B được bao quanh bởi 2 màng phân tách
nhau bởi một khoảng không gian hẹp chứa peptidoglican.
- Hãy xác định vi khuẩn nào là vi khuẩn G + và vi khuẩn nào là vi khuẩn G -? Tại sao
vi khuẩn G- lại có xu hướng kháng kháng sinh tốt hơn vi khuẩn G+?
- Cách hữu hiệu nhất để diệt các loại vi khuẩn đã kháng kháng sinh là gì?
b. Người ta tiến hành thí nghiệm như sau: Cho 50ml dung dịch đường
saccarozơ 10% vào một chai nhựa dung tích 75ml, cho khoảng 10 gam bánh men
rượu đã giã nhỏ vào chai, đậy nắp kín và để nơi có nhiệt độ 30-35 0C. Sau vài ngày
đem ra quan sát.
- Hãy nêu và giải thích các hiện tượng quan sát được?
- Nếu sau khi cho bột bánh men vào chai mà không đậy nắp thì hiện tượng quan sát
được có gì khác?
Câu 8. (2,0 điểm)
a. Dịch nuôi cấy trực khuẩn uốn ván (chostridium tetani) đang ở pha lũy thừa:
+ Lấy 5ml đưa vào ống nghiệm A đem nuôi ở nhiệt độ 32 – 35oC thêm 15 ngày
+ Lấy 5 ml đưa vào ống nghiệm B nuôi ở nhiệt độ 32 – 35oC trong 24 giờ
Đun cả 2 ống dịch ở 80oC trong 20 phút; sau đó cấy cùng 1 lượng 0,1 ml dịch mỗi
loại lên môi trường phân lập dinh dưỡng có thạch ở hộp petri tương ứng (A và B) rồi
đặt vào tủ ấm 32 – 35oC trong 24 giờ.
- Số khuẩn lạc phát triển trên hộp petri A và B có gì khác nhau không? Vì sao?
- Hiện tượng gì xảy ra khi để trực khuẩn uốn ván thêm 15 ngày .
- Làm thế nào rút ngắn được pha tiềm phát trong nuôi cấy vi sinh vật?
b. Phân biệt nội bào tử và ngoại bào tử
Câu 9. (2,0 điểm)
a. Cuộc tranh luận của các nhà sinh học về bản chất của virut là thể sống hay
thể không sống cho đến nay vẫn chưa có hồi kết.
- Hãy nêu các đặc điểm của một cơ thể sống để kết luận về bản chất của virut.
- Tại sao người ta vẫn thường gọi virut là thực thể sinh học (biological entity)?

3

b. Vì sao virus cúm gà lại gây ra những đại dịch lớn và khó kiểm soát trong
những năm gần đây?
Câu 10. (2,0 điểm)
a. Phân biệt bạch cầu trung tính và đại thực bào.
b. Khi một protein lạ xuất hiện trong máu của người, chúng thường bị các tế
bào bạch cầu phát hiện và phân hủy. Hãy cho biết tế bào bạch cầu có thể phân hủy
các protein này theo cơ chế nào? Tại sao chỉ có protein lạ bị bạch cầu phân hủy còn
protein của cơ thể thì không?
.............................HẾT..............................
ĐIỆN THOẠI:

GIÁO VIÊN RA ĐỀ

ĐẶNG THỊ THU HÀ

4