Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề ôn thi học kì 1 Hóa lớp 10 đề số 5

dedc6274c12d9a72b80999e8c5e307c8
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 27 tháng 9 2022 lúc 23:54:47 | Được cập nhật: hôm qua lúc 18:05:48 | IP: 251.204.110.147 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 28 | Lượt Download: 0 | File size: 0.02443 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 1 (ĐỀ SỐ 5)

I. Phần trắc nghiệm:

Câu 1. Cho phản ứng HCl + K2Cr2O7 → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò môi trường là :

A. 14 B. 8 C. 12 D. 6

Câu 2. Cho một phi kim R nằm ở nhóm chính x (x lẻ) trong bảng hệ thống tuần hoàn: Hợp chất khí với Hiđrô và Oxit cao nhất của R có dạng là:

A. RH(8-x), R2Ox. B. RHx, RO(8-x­). C. RH(8-x), ROx/2. D. RHx , R2Ox.

Câu 3. X3+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3d5. Y2+ có tồng số electron là 28. X và Y cách nhau bao nhiêu nguyên tố.

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 4. Để hòa tan 16.8 gam hỗn hợp hai kim loại X, Y thì cần 1 mol HCl. Để hòa tan 33.6 gam hỗn hợp kim loại đó thì đã dùng bao nhiêu lít dung dịch HCl (0.5M). Biết đã dùng dư 25% so với lượng cần phản ứng. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là :

A. 4 lít B. 5 lít C. 2.5 lít D. 2 lít

Câu 5. Cho 19.2 gam kim loại hóa trị II tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được khí NO, sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng thêm 13.2 gam. Kim loại ban đầu là:

A. Al B. Fe C. Cu D. Mg

Câu 6. Cho m gam hỗn hợp Al và Mg có tỉ lệ mol Al : mol Mg = 2 :1 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 4.48 lít khí H2S. Tính m ?

A. 15.6 gam B. 14 gam C. 15,2 gam D. Số khác.

Câu 7. Hòa tan 30 gam hỗn hợp oxit kim loại thì cần x mol HCl . Cô cạn dung dịch sau thu được 44.2 gam muối clorua. X có giá trị nhỏ nhất là :

A. 0.13 mol B. 0.39 mol C. 0.26 mol D. 0.52 mol

Câu 8. Cho phản ứng 2H2 + O2 2H2O + H = +80kj

Phát biểu đúng :

A. Cứ 2 mol H2 tác dụng với 1 mol O2 giải phóng 80 kj.

B. Để thu được 2 mol H2O từ 2 mol H2 và 1 mol O2 thì cần cung cấp năng lượng 80 kj.

C. Để có 1 mol H2O từ qmol H2 và 0.5 mol O2 thì cần năng lượng cung cấp là 80 kj

D. để tạo ra 2 mol H2O từ 2 mol H2 và 1 mol O2 thì giải phóng năng lượng 80 kj.

Câu 9. Cho FeO tác dụng với HNO3 thu được khí NO. Phương trình có tổng hệ số cân bằng là :

A. 20 B. 24 C. 22 D. 26

Câu 10. A, B, C là ba nguyên tố có tổng số proton là 36. Xác định tổng số electron độc thân của X, Y, Z.

A. 2 B. 3 C. 1 D. 5

Câu 11. Chọn phát biểu đúng về phản ứng oxi hóa khử.

A. Phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi proton.

B. Phản ứng chỉ có dự mất electron.

C. Phản ứng hóa học chỉ có sự nhận electron.

D. Phản ứng hóa học có sự thay đổi số oxi hóa trước và sau phản ứng.

Câu 12. Cho quá trình khử sau : N2 + ae → nN3-. a có giá trị :

A. 3 B. 2 C. 6 D. 12

Câu 13. Cho phản ứng hóa học sau : HCl + K2Cr2O7 → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò môi trường.

A. 14 B. 8 C. 12 D. 6

Câu 14. Cho phản ứng hóa học sau đây : S + O2 → SO2. Phát biểu sai là :

A. S là chất khử. B. S là chất bị oxi hóa. C. S là chất mất electron. D. S là chất bị khử.

Câu 15. Cho 2,7 gam Al tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 6.72 lít khí X. ( duy nhất) . Khối lượng dung dịch sau phản ứng :

A. Tăng 11,1 găm B. Tăng 2,7 gam.

C. Giảm 11.1 gam D. Giảm 13.8 gam.

Câu 16. Tinh thể nào sau đây là tinh thể nguyên tử :

A. Kim cương. B. Nước đá. C. Muối ăn D. Iot.

Câu 17. Cho phản ứng hóa học sau đây : ½ N2 + 3/2 H2 NH3 + 180 kj.

H của phản ứng 2NH3 N2 + 3H2 có giá trị là :

A. +90 kj B. - 90 kj C. +360 kj D. -360 kj

Câu 18. Cho phản ứng hóa học Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + H2O. Số phân tử HNO3 đóng vai trò môi trường là :

A. 36 B. 30 C. 6 D. 32

Câu 19. Phản ứng nào sau đây luôn là phản ứng oxi hóa khử :

A. Tao đổi. B. Phân hủy. C. Kết hợp D. Thế.

Câu 20. Dãy các chất nào sau đây chỉ có liên kết ion.

A. H2O, NaCl, CaO, KCl B. CaO, MgO, KCl, Na2O.

C. CH4, NH3, SO2, CO2 D. KCl, NH2, CaO, H2O.

II. Phần tự luận:

Câu 1. X+, Y- có cấu hình electron giống cấu hình của Ar.

a. Xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn.

b. Viết công thức oxit cao nhất, hợp chất khí với hidro, và công thức hidroxit cao nhất.

c. Cho 2.34 gam X tác dụng với 0.56 lít khí Y2 (đktc). Tính khối lượng chất rắn tạo thành.

Câu 2. Cho 8,5 gam hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm thuộc hai chu kỳ liên tiếp nhau tác dụng với dung dịch HCl 36.5%, d = 1,25g/ml vừa đủ thì thu được 3.36 lít khí (đktc).

  1. Xác định tên hai kim loại và % theo khối lượng của hai kim loại.

  2. Tính C% của dung dịch tạo thành.

  3. Nếu cho 22.5 gam hỗn hợp hai kim loại trên tác dụng với V lít dung dịch ở trên (biết dư 20% so với lượng cần phản ứng) Tính V?