Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề luyện tập Chuyên đề 1: Cơ chế di truyền và biến dị

6923b01b5e3be24cc6263dafb7b13998
Gửi bởi: Khoa CNTT - HCEM 15 tháng 2 2022 lúc 15:04:42 | Được cập nhật: 6 giờ trước (8:14:19) | IP: 100.116.18.43 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 177 | Lượt Download: 3 | File size: 0.053512 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Những lưu ý trước khi làm bài:

  • Đề thi gồm các câu hỏi thuộc nội dung Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị, giúp các em ôn tập và tự kiểm tra, đánh giá, từ đó có kế hoạch học tập phù hợp.

  • Thời gian thi là 20 phút. Trước khi bắt đầu, hãy đảm bảo em có đủ thời gian thi; đồng thời chuẩn bị đầy đủ dụng cụ làm bài để sẵn sàng thi một cách nghiêm túc nhất. 

  • Ngay sau khi nộp bài, các em sẽ được thông báo kết quả chi tiết về bài làm của mình.

Chúc các em thành công!

[NOIDUNG]

Câu 1: Quá trình nhân đôi AND được thực hiện theo nguyên tắc nào?

A. Nguyên tắc bổ sung: A-U, G-X.

B. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.

C. Một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng hợp gián đoạn.

D. Nguyên tắc bổ sung A-T, G-X và nguyên tắc bán bảo toàn.

Câu 2: Loại ARN nào sau đây có cấu tạo mạch thẳng?

A. mARN.

B. tARN.

C. rARN.

D. tARN, mARN.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng về đột biến gen?

A. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.

B. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST.

C. Đột biến gen làm biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit trong cấu trúc của gen.

D. Đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể.

Câu 4: Trong đột biến cấu trúc NST, dạng đột biến nào làm tăng số lượng gen trên NST?

A. Đảo đoạn.

B. Chuyển đoạn.

C. Lặp đoạn.

D. Mất đoạn.

Câu 5: Ở cà độc dược 2n = 24. Số dạng đột biến thể ba được phát hiện ở loài này là

A. 12.

B. 24.

C. 25.

D. 23.

Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây không đúng đối với thể đột biến đa bội?

A. Sinh tổng hợp các chất mạnh.

B. Thường gặp ở thực vật.

C. Không có khả năng sinh giao tử bình thường.

D. Cơ quan sinh dưỡng lớn, chống chịu tốt.

Câu 7: Thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế nào ở cấp độ phân tử?

A. giảm phân và thụ tinh.

B. nhân đôi ADN.

C. dịch mã.

D. phiên mã.

Câu 8: Vùng nào của gen quyết định cấu trúc phân tử prôtêin do nó quy định tổng hợp?

A. Vùng điều hòa.

B. Vùng kết thúc và vùng mã hóa.

C. Vùng mã hóa.

D. Vùng điều hòa và vùng mã hóa.

Câu 9: Tại quá trình dịch mã, thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp?

A. ADN.

B. mARN.

C. Riboxom.

D. tARN.

Câu 10: Quá trình phiên mã ở vi khuẩn E.coli xảy ra trong

A. ti thể.

B. nhân tế bào.

C. riboxom.

D. tế bào chất.

Câu 11: Đâu là nội dung chính của sự điều hòa hoạt động gen?

A. Là điều hòa quá trình nhân đôi ADN.

B. Là điều hòa lượng sản phẩm của gen.

C. Là điều hòa quá trình dịch mã.

D. Là điều hòa quá trình phiên mã.

Câu 12: Đột biến cấu trúc NST có thể xuất hiện gen mới trong nhóm gen liên kết là

A. mất đoạn.

B. đảo đoạn.

C. chuyển đoạn.

D. lặp đoạn.

Câu 13: Dạng đột biến lệch bội không thuộc trường hợp nào dưới đây?

A. Tế bào sinh dưỡng có một cặp NST gồm 4 chiếc.

B. Trong tế bào sinh dưỡng thì mỗi cặp NST đều chứa 3 chiếc.

C. Tế bào sinh dưỡng thiếu 1 NST trong bộ NST.

D. Tế bào sinh dục thừa 1 NST.

Câu 14: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN được gọi là

A. gen.

B. mã di truyền.

C. codon.

D. anticodon.

Câu 15: Có bao nhiêu bộ ba mã hóa axit amin?

A. 64.

B. 60.

C. 61.

D. 63.