Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề KT Hóa 45 phút lần 4, Hóa 12, năm 2015-2016

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 16 tháng 9 2019 lúc 10:47:43 | Được cập nhật: 30 tháng 4 lúc 18:11:51 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 529 | Lượt Download: 5 | File size: 0.083968 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Sở GD&ĐT Kiên Giang Trường THPT Vĩnh Thuận ĐỀ KIỂM TRA MÔN HÓA LỚP 12 (Lần 4) Năm học 2015-2016 (Thời gian làm bài: 45 phút) Mã đề: 360 Họ, tên thí sinh:...................................................................... Hãy tô đậm vào ô câu đã chọn Lớp 12/ Câu đúng :……………….. Điểm: …………. 01 11 21 02 12 22 03 13 23 04 14 24 05 15 25 06 16 26 07 17 27 08 18 28 09 19 29 10 20 30 (Cho Cl=35,5; N=14; K=39; Na=23; Al=80; C=12; H=1; Ca=40; Mg=24; Ba=137; S=32; Cu=64, Cr=52, Mn=55, Zn=65) Câu 1: Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là A. Fe + dung dịch HCl. B. Cu + dung dịch FeCl3. C. Cu + dung dịch FeCl2. D. Fe + dung dịch FeCl3. Câu 2: Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây? A. Zn. B. Ni. C. Sn. D. Cr. Câu 3: Oxit nào sau đây là oxit axit? A. CrO3. B. Na2O. C. MgO. D. CaO. Câu 4: Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung +5 dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N ) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 8,61. B. 9,15. C. 10,23. D. 7,36. Câu 5: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư A. kim loại Mg. B. kim loại Ag. C. kim loại Ba. D. kim loại Cu. Câu 6: Nhận định nào sau đây sai? A. Sắt tan được trong dung dịch FeCl3 B. Đồng tan được trong dung dịch FeCl3 C. Sắt tan được trong dung dịch FeCl2 D. Sắt tan được trong dung dịch CuSO4 Câu 7: Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là A. FeO. B. Fe(OH)2. C. Fe2O3. D. Fe3O4. Câu 8: Oxit lưỡng tính là A. CaO. B. Cr2O3. C. CrO. D. MgO. Câu 9: Hỗn hợp X gồm FeCl2 và NaCl có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2. Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam X vào nước, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3 dư, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 6,82 B. 5,74 C. 10,80 D. 2,87 Y X     Câu 10: Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe FeCl3 Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là A. Cl2, NaOH. B. HCl, Al(OH)3. C. HCl, NaOH. D. Cl2 , Cu(OH)2. Câu 11: Hòa tan 10gam hỗn hợp bột Fe và FeO bằng một lượng dd HCl v ừa đ ủ thấy thoát ra 1,12 lít khí (đktc). Dung dịch thu được cho tác dụng với dd NaOH dư, lọc kết tủa tách ra đem nung trong không khí đến lượng không đổi thu được chất rắn nặng m gam .Trị số của m là bao nhiêu? A. 16 B. 10 C. 12. D. 8 Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam FeCl3. Giá trị của m là A. 2,24. B. 2,80. C. 1,12. D. 0,56. Câu 13: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ Trang 1/2 - Mã đề thi 360 A. màu da cam sang màu vàng. B. màu vàng sang màu da cam. C. không màu sang màu vàng. D. không màu sang màu da cam. Câu 14: Cấu hình electron của Cu(Z=29) là A. [Ar]4s13d10. B. [Ar]4s23d9. C. [Ar]3d104s1. D. [Ar]3d94s2. Câu 15: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO 4, sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch, sấy khô thấy khối lượng tăng 2,4 gam. Khối lượng Cu đã bám vào thanh sắt là A. 19,3 gam. B. 19,4 gam. C. 12,8 gam. D. 19,2 gam. Câu 16: Cho 8,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe 3O4 và Fe2O3 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dung dịch Y), thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung d ịch Z. Dung d ịch Z hòa tan t ối đa 5,04 gam Fe, sinh ra khí NO. Biết trong các phản ứng, NO là sản phẩm khử duy nhất của N +5. Số mol HNO3 có trong Y là A. 0,54 mol. B. 0,44 mol. C. 0,78 mol. D. 0,50 mol. Câu 17: Fe có thể tan trong dung dịch chất nào sau đây? A. MgCl2 B. FeCl3 C. AlCl3 D. FeCl2 Câu 18: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là A. +3, +4, +6. B. +2, +3, +6. C. +1, +2, +4, +6. D. +2; +4, +6. Câu 19: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe3+? (Fe: Z=26) A. [Ar]3d5. B. [Ar]3d4. C. [Ar]3d6. D. [Ar]3d3. Câu 20: Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch A. AgNO3. B. MgCl2. C. FeCl3. D. CuSO4. Câu 21: Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 thì xuất hiện A. kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ. B. kết tủa màu nâu đỏ. C. kết tủa màu xanh lam. D. kết tủa màu trắng hơi xanh. Câu 22: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 23: Khối luợng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hoá hết 0,3 mol FeSO 4 trong dung dịch có H2SO4 loãng làm môi trường là A. 14,7 gam. B. 16,5 gam C. 18,7 gam. D. 25,5 gam Câu 24: Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch A. MgCl2. B. AgNO3. C. FeCl3. D. CuSO4 Câu 25: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3g hỗn hợp chất r ắn X. Hòa tan h ết h ỗn h ợp X trong dung dịch HNO3 dư, thoát ra 0,56 lít (đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 2,62. B. 2,52. C. 2,22. D. 2,32. Câu 26: Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch A. H2SO4 loãng. B. HNO3 loãng. C. HCl. D. KOH. Câu 27: Hoà tan 8,4 gam Fe bằng dung dịch HNO 3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là A. 6,72. B. 4,48. C. 2,24. D. 3,36. Câu 28: Cho 0,04 mol bột sắt vào dung dịch chứa 0,07 gam AgNO 3. Khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng chất rắn thu được bằng bao nhiêu gam? A. 6,48 gam B. 7,56 gam C. 4,32 gam D. 7,84 gam Câu 29: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 quan sát thấy hiện tượng gì? A. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch có màu xanh. B. Thanh Fe có màu trắng và dung dịch nhạt màu xanh. C. Thanh Fe có màu trắng xám và dung dịch có màu xanh. D. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch nhạt màu xanh. Câu 30: Khử hoàn toàn 16 gam bột oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao, phản ứng xong khối lượng chất rắn giảm 4,8 gam. Công thức oxit sắt đã dùng : A. FeO B. FeO và Fe2O3 C. Fe3O4 D. Fe2O3 -------------------------------------------- Trang 2/2 - Mã đề thi 360