Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề kiểm tra học kì 1 Văn 9 trường THCS Trần Quốc Toản năm 2018-2019

2cdaa1e19bd3fd93b53b68d134e95bb6
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 15 tháng 9 2021 lúc 8:46:22 | Được cập nhật: hôm kia lúc 12:53:59 | IP: 14.250.59.125 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 187 | Lượt Download: 1 | File size: 0.042202 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD-ĐT TP TUY HÒA TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 20182019 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian phát đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: 1. Để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh về chương trình Ngữ văn lớp 9 HKII. 2. Để đánh giá năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực tạo lập văn bản của học sinh thông qua việc vận dụng kiến thức, hiểu biết, kĩ năng, thái độ, tình cảm...trong chương trình môn Ngữ văn lớp 9 HKII. Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng các đơn vị tri thức: 1.Kiến thức: về đọc hiểu: nhận diện phương thức biểu đạt, tác dụng của các thành phần biệt lập, nghĩa tường minh, hàm ý, lí giải ý nghĩa của hình ảnh, nội dung mà đoạn trích đề cập. 2.Kĩ năng : làm văn nghị luận: trình bày suy nghĩ về một vấn đề gần gũi nhưng quan trọng đối với học sinh. 3. Thái độ : - Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lí nhất. - Tự nhận thức được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi người cần hướng tới. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: tự luận, thời gian 90 phút. III. THIẾT LẬP KHUNG MA TRẬN Mức độ Vận dụng Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Nhận diện được phương thức biểu đạt trong đoạn thơ. Nhận được một khía cạnh của vấn đề mà tác giả nói đến trong đoạn thơ. - Lí giải được ý nghĩa nội dung mà đoạn thơ đề cập. (15% × 10 điểm = 1,5 điểm) 2. Chủ đề 2 : Nhận diện về tiếng Việt thành phần biệt - Ngữ liệu: một lập, nghĩa đoạn tích trong tường minh và (15%×10điể m = 1,5 điểm) Nêu tác dụng của thành phần biệt lập, giải đoán 1. Chủ đề 1: Đọc hiểu văn bản - Ngữ liệu: một đoạn thơ trong văn bản . - Tiêu chí: chọn lựa ngữ liệu: 01 đoạn thơ dài khoảng 50 chữ. Số câu: 1 Tỉ lệ: 30% 1 Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng cộng 30% × 10 = 3,0 điểm văn bản. - Tiêu chí: chọn lựa ngữ liệu: 01 đoạn trích. Số câu: 1 Tỉ lệ: 30% hàm ý , các được hàm ý, kiểu câu. phân tích kiểu câu. (15% × 10 (15% × 10 điểm = 1,5 điểm = 1,5 điểm điểm) Chủ đề 3: làm văn Nghị luận xã hôi Số câu: 1 Tỉ lệ: 40% Tổng cộng 3,0 điểm 3,0 điểm 30% × 10 = 3,0 điểm Vận dụng được những kiến thức nghị luận xã hội để trình bày suy nghĩ về một vấn đề trong đời sống. (40% ×10 điểm = 4,0 40% ×10 điểm) điểm = 4,0 điểm) 4,0 điểm 10,0 điểm × PHÒNG GD-ĐT TP TUY HÒA TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 20182019 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian phát đề) Đề gồm có 02 trang ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1. (3 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. 2 Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. ( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ . b. Trong hai khổ thơ, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh nào để nói lên khát vọng được hòa nhập, được cống hiến cho đời. c. Ở khổ thơ đầu của bài thơ tác giả sử dụng đại từ “tôi”, đến những khổ thơ này sử dụng đại từ “ta”, điều đó có ý nghĩa gì? d. Từ nội dung, ý nghĩa của hai khổ thơ, em hiểu như thế nào về lẽ sống cao đẹp trong cuộc đời. ( trả lời từ 3 đến 5 câu). Câu 2. ( 3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: - Trời ơi, chỉ còn năm phút! Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già. - Ô! Cô còn chiếc mùi soa đây này! Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi. ( Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) a. Trong hai câu in đậm trên, câu nào mang nghĩa tường minh, câu nào chứa hàm ý, hãy giải đoán hàm ý. b. Gọi tên một thành phần biệt lập có trong đoạn trích và nêu ý nghĩa . c. Xét về cấu tạo ngữ pháp câu “Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái.” thuộc kiểu câu gì ? Vì sao? Câu 3. ( 4 điểm) Tự lập là một đức tính vô cùng cần thiết nếu muốn thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống. Hãy viết một bài văn nghị luận bàn về tính tự lập của các bạn học sinh hiện nay. ---------------------- HẾT ---------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. 3 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN NGỮ VĂN 9 HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM (Hướng dẫn chấm và Đáp án – Thang điểm gồm có 02 trang) A. Hướng dẫn chung 1.Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm và Đáp án - Thang điểm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. 2. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm và Đáp án - Thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo ( Đạc biệt chú ý trân trọng sự sáng tạo của học sinh ở câu số 3 phần nghị luận xã hội) 3. Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm. 4. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 ( lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00). B. Hướng dẫn cụ thể Câu Yêu cầu 1 Điể m Đọc - hiểu đoạn trích 3.0 a Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Biểu 0,5 cảm. b Trong hai khổ thơ, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh : con chim, 1.0 cành hoa, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ, tuổi hai mươi, tóc bạc để nói lên ước nguyện được hòa nhập, được dâng hiến cho đời. c Ở khổ thơ đầu tác giả sử dụng đại từ “tôi” đến những khổ thơ này 0.5 tác giả sử dụng đại từ “ta”, như vậy ước nguyện được hòa nhập, được dâng hiến cho đời không chỉ của riêng nhà thơ mà là ước nguyện chung của tất cả mọi người, tác giả đã nói hộ nỗi lòng của biết bao người. d 2 Nội dung Sống đẹp là sống có ích, chắt chiu những gì tốt đẹp nhất của bản thân mình để dâng tặng cho cuộc đời. Và sự dâng tặng sẽ thực sự có ý nghĩa khi nó được thể hiện một cách giản dị, khiêm nhường, tự nguyện và bền bỉ. Kiểm tra kiến thức về tiếng Việt Yêu cầu chung: Câu này kiểm tra năng lực nhận diện và nêu ý nghĩa về các thành phần biệt lập, nghĩa tường minh, hàm ý và các kiểu câu. Yêu cầu cụ thể: 4 1.0 3.0 a. b - Xác định đúng: + Trời ơi, chỉ còn năm phút! ( Hàm ý) + Ồ! Cô còn chiếc mùi soa đây này! ( Nghĩa tường minh) - Giải đoán hàm ý : Tiếc quá, thời gian trôi nhanh thế, sắp phải chia tay bác và cô rồi. 0.5 -Thành phần cảm thán : Trời ơi -Ý nghĩa : Thể hiện sự tiếc nuối. 0.5 0.5 c 3 0.5 - Câu ghép 0.5 - Vì có hai cụm chủ vị không bao chứa nhau tạo thành. 0.5 Làm bài văn nghị luận 4.0 a/ Yêu cầu chung: Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận, thân bài triển khai được các luận điểm và sử dụng các luận cứ, luận chứng làm sáng tỏ luận điểm, kết bài khẳng định vấn đề, đưa ra lời khuyên. b/ Yêu cầu cụ thể: Bài viết đảm bảo các ý sau: - Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu vấn đề cần nghị luận. - Giải thích : Tự lập là khả năng tự làm chủ bản thân, biết tự lo liệu mọi việc, tạo dựng cuộc sống cho mình mà không ỷ lại, phụ thuộc vào mọi người xung quanh. - Nêu một số biểu hiện về tính tự lập của học sinh và tác dụng của tự tập: + Trong học tập, người học sinh có tính tự lập là người học sinh luôn nêu cao tinh thần tự học. Họ không ỷ lại trông chờ vào thầy cô, bạn bè . Chính điều đó sẽ giúp cho học sinh tự nhận thấy những khiếm khuyết, những lỗ hổng về kiến để từ đó tự bổ sung cho mình vì thế kiến thức được vững chắc, bản lĩnh được nâng cao và kết quả học tập ngày càng tiến bộ. +Trong cuộc sống, người học sinh có tính tự lập tự biết làm những công việc cho bản thân và cho gia đình không ỷ lại, trông chờ vào người khác. Vì có được đức tính tự lập nên dù sống ở môi trường nào, khó khăn đến mấy các bạn cũng có thể mạnh mẽ vượt qua và thành công trong cuộc sống. - Là học sinh chúng ta phải tập cho mình tính tự lập bởi lẽ không phải lúc nào bạn bè, cha mẹ, người thân cũng ở bên để dìu dắt, giúp đỡ ta mỗi khi gặp khó khăn. Ai rồi cũng phải lớn lên, phải trưởng thành. - Liên hệ thực tế phê phán những học sinh thiếu tinh thần tự lập, sống ỷ lại, dựa dẫm vào bạn bè, cha mẹ, người thân. - Tự lập là điều tốt nhưng không có nghĩa là tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc chúng ta phải biết đoàn kết và dựa vào đồng loại để tạo nên sức mạnh tổng hợp. - Tự lập là điều vô cần thiết nếu muốn thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.Vì vậy mỗi học sinh cần rèn luyện cho mình tính tự lập từ những việc làm nhỏ nhặt nhất ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. * Lưu ý : Đây chỉ là những ý chính để tham khảo. Giáo khảo chấm cần linh động khuyến khích những bài viết có sự sáng tạo. c/ Cách tính điểm: 5 - Điểm 4,0: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên; bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát; không sai sót về lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Điểm 3,0 - 3,5: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, … Điểm 2,0 - 2,5: Đáp ứng một nửa các yêu cầu nêu trên; bố cục đầy đủ, diễn đạt được; mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, … Điểm 1,0 – 1,5: Bài làm chung chung, diễn đạt lan man, không rõ ý, không nắm được yêu cầu của đề, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, … Điểm 0: không làm được gì cả. ---------------------- HẾT ---------------------- 6