Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề kiểm tra giữa kì I môn Địa lí 12 năm học 2018-2019, trường THPT Chuyên Vị Thanh - Hậu Giang.

975b380e0afdcdc10924e0cde940bcb3
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 31 tháng 1 2021 lúc 13:35:08 | Được cập nhật: hôm kia lúc 12:46:03 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 207 | Lượt Download: 4 | File size: 0.255383 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN VỊ THANH TỔ LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ (Đề có 3 trang với 40 câu trắc nghiệm) ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: ĐỊA LÍ – LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên:................................................................................Lớp 12… Câu 1: Từ khu vực Đà Nẵng trở vào Nam về mùa đông có thời tiết đặc trưng là: A. Nóng và khô. B. Lạnh và khô. C. Lạnh, ẩm. D. Nóng và ẩm. Câu 2: Khí hậu đặc trưng của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là: A. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. B. Cận xích đạo gió mùa ẩm, nóng quanh năm. C. Nhiệt đới lục địa khô hạn. D. Cận chí tuyến với hai mùa rõ rệt. Câu 3: Ở nước ta hiện nay, tài nguyên thiên nhiên vùng biển có ý nghĩa lớn nhất tới đời sống của cư dân ven biển là: A. Tài nguyên hải sản. B. Tài nguyên du lịch biển. C. Tài nguyên khoáng sản. D. Tài nguyên điện gió. Câu 4: Điều kiện tự nhiên cho phép triển khai các hoạt động du lịch biển quanh năm ở vùng: A. Nam Trung Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Bắc Bộ. D. Nam Bộ. Câu 5: Miền Nam nước ta, đai nhiệt đới gió mùa lên đến độ cao? A. 600-700m B. 900-1000m C. 800-900m D. 700-800m Câu 6: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) đặc trưng cho vùng khí hậu: A. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. B. Cận xích đạo gió mùa. C. Cận nhiệt đơi hải dương. D. Nhiệt đới lục địa khô. Câu 7: Nước ta có lượng mưa lớn, trung bình 1500 – 2000 mm/năm nguyên nhân chính là do: A. Nhiệt độ cao nên lượng bốc hơi lớn. B. Tín phong mang mưa tới. C. Các khối không khí qua biển mang ẩm vào đất liền. D. Địa hình cao đón gió gây mưa. Câu 8: Ở nước ta, những nơi có lượng mưa lớn nhất là: A. Các đồng bằng ven biển miền Trung. B. Các sườn núi đón gió biển và các khối núi cao. C. Các thung lung giữa núi. D. Các đồng bằng châu thổ. Câu 9: Trong chế độ khí hậu, giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về: A. Mùa mưa và mùa khô. B. Tất cả đều đúng. C. Hướng gió. D. Mùa nóng và mùa lạnh. Câu 10: Sự phân hóa khí hậu theo độ cao đã tạo khả năng cho vùng nào ở nước ta trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới và ôn đới ? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng Bắc Bộ. Câu 11: Ở nước ta, các đồng bằng hạ lưu sông được bồi tụ, mở mang nhanh chóng là hệ quả của: A. Quá trình xâm thực, bóc mòn mạnh mẽ ở miền núi. B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc. C. Sông ngòi nhiều nước. D. Chế độ nước sông theo mùa. Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không thể hiện tính nhiệt đới gió mùa của sông ngòi nước ta ? A. Sông ngắn, dốc. B. Mạng lưới dày đặc. C. Nhiều nước, giàu phù sa. D. Chế độ nước theo mùa. Câu 13: Hệ thống cây trồng của nước ta phong phú, đa dạng là do ảnh hưởng quyết định của nhân tố nào sau đây ? A. Đất. B. Nguồn nước. C. Địa hình. D. Khí hậu. Câu 14: Căn cứ vào bản đồ lượng mưa ở Atlat dịa lí Việt Nam trang 9, khu vực nào sau đây có khí hậu khô hạn nhất ở nước ta? A. Ven biển Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Tây Bắc. D. Ven biển cực Nam Trung Bộ. Câu 15: Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ chung (Atlat địa lí Việt Nam trang 9), nền nhiệt độ trung bình tháng 1 ở Nam Bộ phổ biến là: A. Từ 140 C – 180 C. B. C. Từ 200 C – 240 C. 0 0 C. Từ 18 C – 20 D. Trên 240 C. Trang 1/3 - Mã đề thi 209 Câu 16: Căn cứ vào biểu đồ đường (Atlat địa lí Việt Nam trang 10), tháng đỉnh lũ của các sông Mê Công, sông Hồng và sông Đà Rằng lần lượt là: A. Tháng 9, tháng 8, tháng 11. B. Tháng 10, tháng 8, tháng 11. C. Tháng 10, tháng 8, tháng 10. D. Tháng 11, tháng 8, tháng 10. Câu 17: Hướng chảy chính của dòng biển vào mùa đông trên biển Đông là: A. Đông nam – tây bắc. B. Tây – đông. C. Đông – tây. D. Đông bắc – tây nam. Câu 18: Gió mùa đông hoạt động ở nước ta trong thời gian nào? A. Từ tháng 6 đến tháng 12. B. Từ tháng 5 đến tháng 10. C. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. D. Từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. Câu 19: Ở khu vực ven biển và đồng bằng Bắc Bộ, mưa phùn thường xảy ra là do ảnh hưởng của loại gió nào sau đây ? A. Gió Đông Nam. B. Gió Mậu Dịch. C. Gió Đông Bắc. D. Gió Tây Nam. Câu 20: Tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp của nước ta là do ảnh hưởng của yếu tố nào? A. Sự phân hóa theo mùa của khí hậu. B. Lao động theo mùa vụ ở các vùng nông thôn. C. Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm. D. Nhu cầu đa dạng của thị trường trong và ngoài nước. Câu 21: Hoạt động của gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm: A. Kéo dài liên tục trong 2 tháng. B. Mạnh vào đầu và giữa mùa đông. C. Kéo dài liên tục trong 3 tháng. D. Chỉ xuất hiện theo từng đợt. Câu 22: Sự phân hóa thiên nhiên giữa 2 vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu do ? A. Thảm thực vật. B. Ảnh hưởng của Biển Đông C. Độ cao địa hình. D. Tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi. Câu 23: Sông Mê Công chảy qua bao nhiêu quốc gia ? A. 8. B. 6. C. 5. D. 7. Câu 24: Ý nào sau đây biểu hiện rỏ nhất về tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta? A. Độ ẩm lớn, cân bằng ẩm luôn dương. B. Trong năm có hai mùa rõ rệt. C. Lượng mưa lớn, độ ẩm cao. D. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm. Câu 25: Ý nào sau đây không đúng về vai trò của Biển Đông đến khí hậu nước ta? A. Tăng độ ẩm của không khí. B. Giảm độ lục địa của vùng phía tây. C. Tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc. D. Mang lại một lượng mưa lớn. Câu 26: Cảnh quan thiên nhiên nào sau đây tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra)? A. Đới rừng lá kim. B. Đới rừng xích đạo. C. Đới rừng nhiệt đới gió mùa. D. Đới rừng cận xích đạo gió mùa. Câu 27: Ở nước ta, loại gió nào sau đây có cơ chế hoạt động quanh năm ? A. Gió mùa Đông Nam. B. Tín phong. C. Giò mùa Đông Bắc. D. Gió mùa Tây Nam. Câu 28: Ở nước ta, khu vực nào sau đây chịu tác động mạnh nhất của gió tây khô nóng (phơn)? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Vùng núi Tây Bắc. C. Vùng núi Đông Bắc. D. Vùng núi Trường Sơn Bắc. Câu 29: Căn cứ vào bản đồ khí hậu chung ở Atlat địa lí Việt Nam trang 9, khu vực ở nước ta chịu tác động của gió Đông Nam thịnh hành vào mùa hạ là: A. Bắc Trung Bộ. B. Nam Bộ. C. Tây Nguyên. D. Đông Bắc. Câu 30: Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực nào ? A. Nam Trung Bộ. B. Nam Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Bắc Bộ. Câu 31: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta có ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất tới loại hoạt động nào sau đây? A. Sản xuất công nghiệp. B. Sản xuất nông nghiệp. C. Du lịch. D. Thương mại. Câu 32: Nguyên nhân chủ yếu làm cho gió mùa Đông Bắc có thể lấn sâu vào miền Bắc nước ta là: A. Địa hình có dạng hình cánh cung đón gió. B. Nước ta nằm gần trung tâm của gió mùa mùa đông. C. Vị trí tiếp giáp với Biển Đông . D. Nước ta nằm trong vành đai nội chí tuyến. Câu 33: Biển Đông có đặc điểm nào dưới đây? A. Là một trong các biển nhở ở Thái Bình Dương. B. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. C. Nằm ở phía Đông của Thái Bình Dương. D. Phía đông và đông nam mở ra đại dương. Câu 34: Các cao nguyên badan: Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh nằm trong vùng núi nào sau đây? Trang 2/3 - Mã đề thi 209 A. Đông Bắc . B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Nam. D. Trường Sơn Bắc. Câu 35: Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất nước ta hiện nay là: A. Thổ Chu – Mã Lai và sông Hồng. B. Nam Côn Sơn và sông Hồng. C. Nam Côn Sơn và Cửu Long. D. Thổ Chu – Mã Lai và Cửu Long. Câu 36: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 10, khu vực có đặc điểm mạng lưới sông ngòi ngắn, nhỏ, chạy theo hướng tây – đông ở nước ta là: A. Vùng núi Đông Bắc. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Duyên hải miền Trung. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 37: Quá trình địa mạo nào sau đây chi phối đặc trưng địa hình vùng bờ biển nước ta ? A. Tích tụ. B. Xâm thực. C. Xâm thực – bồi tụ. D. Mài mòn. Câu 38: Ở nước ta, loại đất nào sau đây đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm ? A. Đất phèn, đất mặn. B. Đất feralit. C. Đất cát, đát pha cát. D. Đất phù sa ngọt. Câu 39: Đắc điểm nào dưới đây của sông ngòi nước ta thể hiện tính chất gió mùa của khí hậu? A. Dòng sông ở đồng bằng thường quanh co. B. Sông ngòi nhiều nước giàu phù xa. C. Chế độ nước sông theo mùa. D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Câu 40: Ở miềm Bắc nước ta, thời tiết lạnh - khô của mùa đông xuất hiện vào thời kì nào sau đây ? A. Cuối mùa đông. B. Giữa mùa đông. C. Đầu và giữa mùa đông. D. Đầu mùa đông. ----------- HẾT ---------(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam) Trang 3/3 - Mã đề thi 209