Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề khảo sát chất lượng lần 2 Sử 12, trường THPT Nguyễn Đức Cảnh - Thái Bình (Mã đề 008)

dfdbdcac7bf602f8326fde402bb4620c
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 28 tháng 2 2021 lúc 15:38:48 | Được cập nhật: 12 giờ trước (16:06:00) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 219 | Lượt Download: 1 | File size: 0.085504 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD& ĐT THÁI BÌNH

TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐỨC CẢNH

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2

MÔN: LỊCH SỬ 12

NĂM HỌC: 2018-2019

Thời gian làm bài: 50 phút

Mã đề thi 008

Câu 1: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6/1925) là báo

A. Người cùng khổ B. Thanh niên C. Nhân dân D. Búa liềm

Câu 2: Ngày 6/6/1969, chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam Việt Nam được thành lập với tên gọi là

A. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

B. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

C. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

D. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa

Câu 3: Việc giải quyết thành công nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta có ý nghĩa gì?

A. góp phần tạo ra sức mạnh để bảo vệ chế độ mới

B. tạo ra cơ sở pháp lí vững chắc của một nhà nước cách mạng

C. tránh nổ ra một cuộc chiến tranh sớm, không cân sức.

D. làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của kẻ thù

Câu 4: Nhiệm vụ cách mạng được nêu trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đầu năm 1930 là

A. đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng.

B. đánh đổ phong kiến

C. đánh đổ đế quốc Pháp

D. đánh đổ bọn tư sản phản cách mạng.

Câu 5: Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu:

A. ASEAN B. CENTO C. NATO D. VACSAVA

Câu 6: Mục tiêu của ta khi tiến hành cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (1946-1947) là gì?

A. phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp

B. tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, chặn đứng kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, buộc chúng phải đánh lâu dài với ta.

C. tiêu diệt lực lượng địch ở Tây Bắc, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào

D. mở rộng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc

Câu 7: Điểm khác biệt giữa “Chiến tranh cục bộ” (1965- 1968) và “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969- 1973) là gì?

A. tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.

B. sử dụng vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại của Mĩ

C. tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc

D. là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ

Câu 8: Ai là người đã cắm lá cờ cách mạng trên nóc Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975?

A. Nguyễn Thị Bình B. Bùi Quang Thận

C. Nguyễn Thái Bình D. Nguyễn Thành Trung

Câu 9: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào vừa mới ra đời ở Việt Nam đã bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít, thế lực kinh tế yếu?

A. Vô sản B. Tư sản C. Tiểu tư sản D. Nông dân

Câu 10: Chiến dịch nào đã kết thúc thắng lợi cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân 1975 ở miền Nam Việt Nam?

A. chiến dịch Tây Nguyên B. chiến dịch Hồ Chí Minh

C. chiến dịch Điện Biên Phủ. D. chiến dịch Huế- Đà Nẵng

Câu 11: Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị Ianta (2/1945) là:

A. Sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham gia chống Nhật ở châu Á.

B. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận.

C. Tiêu diệt tận gốcchủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

Câu 12: Chính sách đối ngoại của Liên Xô trong những năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 là:

A. Hòa bình, trung lập, không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự hoặc chính trị nào.

B. Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ.

C. Hòa bình, trung lập tích cực, luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.

D. Bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 13: Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, biện pháp trước mắt Chính phủ đã đề ra để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách là

A. quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước

B. kêu gọi “tăng gia sản xuất”

C. kêu gọi nhân dân cả nước “nhường cơm sẻ áo”

D. kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân cả nước

Câu 14: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/ 1960) khẳng định cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò gì đối với sự phát triển của cách mạng cả nước?

A. cơ bản nhất B. quyết định trực tiếp C. quyết định nhất D. quan trọng nhất

Câu 15:Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam” – đó là ý nghĩa lịch sử của sự thành lập

A. Việt Nam Quốc dân Đảng B. Đảng Cộng sản Việt Nam

C. Đông Dương Cộng sản Đảng D. Đảng Cộng sản Đông Dương

Câu 16: Yếu tố nào được xem là “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt nam?

A. “Ấp chiến lược” B. “Trực thăng vận” và “Thiết xa vận”

C. vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ. D. Cố vấn quân sự Mĩ

Câu 17: Cuối tháng 2 năm 2019, Tổng thống nào của nước Mĩ đã đến Việt Nam để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Mĩ – Triều?

A. Bill Clintơn B. Donald Trump C. George W. Bush D. Barack Obama

Câu 18: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7 năm 1936) chủ trương thành lập

A. Mặt trận Việt Minh

B. Mặt trận dân chủ Đông Dương

C. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương

D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Câu 19: Vì sao Mĩ buộc phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược (tức là thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”)?

A. Vì ta liên tiếp giành thắng lợi trên mặt trận quân sự trong các năm 1969, 1970, 1971.

B. Vì cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của ta đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ

C. Do thắng lợi của nhân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ.

D. Do thắng lợi của ta trên mặt trận ngoại giao ở Pari

Câu 20: Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân ta Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 là khoảng thời gian từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh

A. đến khi quân Đồng minh vào nước ta

B. đến khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta lần thứ hai.

C. đến trước khi Nhật rút hết quân về nước

D. đến trước khi quân Đồng minh vào nước ta

Câu 21: Trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, các đơn vị quân đội ta nổ súng mở đầu chiến dịch bằng trận đánh vào vị trí

A. Đông Khê B. Lạng Sơn C. Cao Bằng D. Thất Khê

Câu 22: Vì sao Nhật tiến hành đảo chính lật đổ Pháp vào đêm 9/ 3/ 1945 ở Việt Nam?

A. ngăn chặn nguy cơ bị Pháp đánh từ sau lưng.

B. để độc chiếm Đông Dương

C. Phe phát xít đang thua to

D. quân Nhật bị quân Đồng minh giáng cho những đòn nặng nề

Câu 23: Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương như thế nào?

A. Miền Nam là thuộc địa kiểu mới của Mĩ

B. Cả nước được hoàn toàn giải phóng

C. Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng

D. Nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau.

Câu 24: Cuối tháng 9 năm 1940, kẻ thù nào đã vượt biên giới Việt - Trung tiến vào miền Bắc nước ta?

A. quân Nhật B. quân Trung Hoa Dân Quốc

C. quân Pháp D. quân Anh

Câu 25: Nhiệm vụ của miền Bắc nước ta trong những năm 1965- 1968 là:

A. chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ

B. đảm bảo đầy đủ và kịp thời nhu cầu to lớn và cấp bách của tiền tuyến lớn miền Nam.

C. chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ

D. vừa chiến đấu, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương lớn.

Câu 26: Trong những năm 1951- 1953, để can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương, Mĩ đã

A. kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt- Mĩ

B. xây dựng Điện Biên Phủ thành “một pháo đài bất khả xâm phạm”.

C. kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương

D. tăng cường viện trợ cho Pháp thực hiện kế hoạch Nava

Câu 27: Sau năm 1945, phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh, buộc thực dân Anh phải nhượng bộ, đưa ra phương án Maobáttơn, điều đó chính tỏ:

A. Thực dân Anh muốn thay đổi phương án cai trị để xoa dịu mâu thuẫn dân tộc.

B. Thực dân Anh đã trao trả độc lập cho Ấn Độ

C. Cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ đã thắng lợi hoàn toàn

D. Thực dân Anh đã chấm dứt việc cai trị và bóc lột nhân dân Ấn Độ

Câu 28: Ý nghĩa lịch sử của phong trào “Đồng khởi” (1959- 1960) ở miền Nam Việt Nam:

A. đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước

B. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.

C. làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ

D. đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tấn công

Câu 29: Trong giai đoạn đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam (1954- 1965), Mĩ đã đề ra kế hoạch nào mà nội dung chủ yếu là bình định miền Nam trong vòng 18 tháng?

A. kế hoạch Giônxơn- Mác Namara B. kế hoạch Nava

C. kế hoạch Xtalây- Taylo D. kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi

Câu 30: Hoàn cảnh lịch sử nào là thuận lợi nhất để từ đó Đảng ta đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976?

A. Mĩ rút về nước làm so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho cách mạng

B. Phong trào nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ.

C. Mĩ cắt giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.

D. Miền Bắc đáp ứng kịp thời các yêu cầu của tiền tuyến miền Nam.

Câu 31: Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) ở miền Nam Việt Nam năm 1965 đã mở ra cao trào

A. “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” B. “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”

C. “Chắc tay cày, vững tay súng” D. “Dũng sĩ diệt Mĩ”

Câu 32: Trong những năm 1965- 1968, Mĩ đã triển khai chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?

A. “Đông Dương hóa chiến tranh” B. “Chiến tranh đặc biệt”

C. “Việt Nam hóa chiến tranh” D. “Chiến tranh cục bộ”

Câu 33: Nguyên nhân nào là quan trọng nhất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954- 1975)?

A. Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh

B. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.

C. Sự phối hợp, đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương

D. Truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta.

Câu 34: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại?

A. Pháp B. Nhật C. D. Anh

Câu 35: Sau thắng lợi của ta trong chiến dịch Tây Nguyên (4-24/3/1975) và chiến dịch Huế- Đà Nẵng (21-29/3/1975), bộ chính trị Trung ương Đảng quyết định:

A. giải phóng miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5/1975)

B. những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền.

C. từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.

D. đấu tranh trên cả 3 mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.

Câu 36: Miền Bắc nước ta đã đạt được thành tựu to lớn nào trong việc thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm (1961- 1965)?

A. Đại bộ phận nông dân đã vào hợp tác xã nông nghiệp

B. Nhiều hợp tác xã đạt và vượt 5 tấn thóc trên 1 hécta

C. Phát triển thành phần kinh tế quốc doanh

D. Bộ mặt miền Bắc thay đổi, đất nước, xã hội, con người đều đổi mới.

Câu 37: Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954- 1975), thắng lợi đánh dấu nhân dân ta căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút” là

A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972

B. Cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1975

C. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

D. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Câu 38: Trong bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945), Đảng đưa ra khẩu hiệu nào?

A. “Độc lập dân tộc” B. “Ruộng đất cho dân cày”

C. “Đánh đuổi Pháp - Nhật” D. “Đánh đuổi phát xít Nhật”

Câu 39: Địa danh nào được nhắc đến trong câu sau:

Cô Ba dũng sĩ quê ở Trà Vinh.

Chị Hai năm tấn quê ở ……………..

A. Quảng Bình B. Ninh Bình C. Thái Bình D. Hòa Bình

Câu 40: Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954- 1975) của nhân dân ta là một cuộc đụng đầu lịch sử vì

A. đây là cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ.

B. đây là cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa của đế quốc Mĩ

C. đây là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe

D. đây là cuộc đấu tranh của một dân tộc nhỏ bé chống lại một đế quốc số một thế giới.

-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Trang 4/4 - Mã đề thi 008