Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề đề xuất Ngữ văn 11 kì thi Đồng bằng Bắc bộ và Duyên hải 2016 (THPT Chuyên Hưng Yên)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 28 tháng 10 2020 lúc 13:31:38 | Được cập nhật: 24 tháng 4 lúc 2:42:01 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1604 | Lượt Download: 19 | File size: 0.059392 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯNG YÊN

ĐỀ ĐỀ XUẤT THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN

CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI- ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

NĂM HỌC: 2015 – 2016
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 11
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1 (8,0 điểm) Anh/chị hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về ý kiến sau:
Mỗi người là một pho sách, nếu ta biết đọc họ.
(Ngạn ngữ Pháp)
Câu 2 (12,0 điểm)
Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “Sứ mệnh của thể loại truyện ngắn đặt lên
vai các chi tiết nghệ thuật. Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn là những người tí hon
mang nhiệm vụ khổng lồ”.
Anh chị hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên qua một vài truyện ngắn Việt Nam
giai đoạn 1930-1945.
--------------- Hết ---------------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ ĐỀ XUẤT THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN

KHU VỰC DUYÊN HẢI – ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

NĂM HỌC: 2015 - 2016
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 11
Câu 1 (8 điểm)
A) Yêu cầu về kĩ năng
Làm tốt kiểu bài nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí; bố cục rõ ràng; lập luận chặt
chẽ; hành văn trôi chảy; không mắc lỗi về chính tả, diễn đạt.
B) Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể luận giải vấn đề theo quan điểm riêng của mình song cần lôgic, hợp
lí và đảm bảo những ý cơ bản sau:
1. Giải thích
- Theo nghĩa thông thường, sách là nơi lưu giữ những tri thức của nhân loại, nơi kết tinh
tâm hồn, trí tuệ của con người. Mỗi cuốn sách có thể đem đến cho người đọc những hiểu
biết bổ ích, nâng cao nhận thức, bồi đắp tâm hồn, định hướng cách đối nhân xử thế… “Một
pho sách” bao gồm nhiều cuốn sách, đó là cả một kho tri thức phong phú được đúc kết
trong những trang giấy.
- Qua cách so sánh, ví von độc đáo, câu ngạn ngữ gián tiếp khẳng định: Mỗi người xung
quanh chúng ta là cả một kho tri thức mà chúng ta có thể học hỏi, với điều kiện chúng ta
phải biết quan sát, nhìn nhận, trao đổi, giao lưu, phải hiểu được ưu điểm, nhược điểm, tìm
ra những điều đáng học hỏi ở họ. Tác giả câu ngạn ngữ cũng ngầm gửi gắm lời khuyên:
mỗi người cần chịu khó lắng nghe, tích cực học hỏi những người xung quanh mình để hoàn
thiện bản thân.
2. Bình luận
- Đây là một ý kiến xác đáng:
+ Mỗi người chúng ta đều có vốn hiểu biết hữu hạn. Có không ít điều người khác biết mà
chúng ta không biết. Ai cũng có điều đáng cho ta học hỏi ở phương diện này hoặc phương
diện khác. Họ là những “pho sách” bằng xương, bằng thịt. Ta có thể tiếp thu tri thức của họ
để lấp đi những khoảng trống trong vốn hiểu biết của ta. Cái hay của người thì ta học, cái
dở của người thì ta tránh.

+ Tuy nhiên, chúng ta phải biết quan sát, tìm hiểu, đánh giá, lắng nghe (nghĩa là phải biết
“đọc” họ) thì mới thu nhận được những điều bổ ích. Tri thức không phải là thứ được mang
bên ngoài như trang phục mà nó ẩn chứa trong tâm hồn, trí tuệ của con người. Nếu không
biết cách, không chịu khó tìm tòi, quan sát, tìm hiểu người khác thì sẽ chẳng thể thu nhận
được tri thức từ họ.
3. Chứng minh
Thí sinh lấy được dẫn chứng phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề đang bàn luận.
4. Mở rộng
Phê phán những kẻ lười biếng, không chịu giao lưu, học hỏi để mở mang tri thức
hoặc kiêu căng, tự phụ, không chịu học tập những điều tốt đẹp của người khác.
5. Bài học
- Mỗi người cần có thái độ khiêm nhường, tự nhận thấy điểm hạn chế trong vốn hiểu biết
của mình để tìm cách bổ khuyết những hạn chế ấy qua việc học hỏi người khác.
- Cần chân thành, khéo léo, tế nhị khi “đọc” người khác để có thể tạo dựng mối quan hệ tốt
đẹp và nhận được những điều hữu ích cho bản thân.
*Cách cho điểm:
- Điểm 8: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, luận giải sắc sảo, tri thức
phong phú.
- Điểm 6-7: Đáp ứng tương đối tốt yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, mắc vài lỗi về chính
tả, diễn đạt
- Điểm 4-5: Đáp ứng được khoảng một nửa số ý cơ bản, ít mắc lỗi về chính tả, diễn đạt.
- Điểm 1-2-3: Chưa hiểu rõ vấn đề, bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Câu 2: (12 điểm)
A) Yêu cầu về kỹ năng:
- Làm tốt bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn; thể hiện tốt năng lực
vận dụng tri thức lí luận văn học và năng lực cảm thụ thẩm mĩ; bố cục rõ ràng; lập luận
chặt chẽ, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, bình luận, chứng minh…;
hành văn trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
B) Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở nắm vững đặc trưng của thể loại truyện ngắn và kiến thức về một vài
truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945, thí sinh có thể trình bày bài viết theo những
cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1.Giải thích.
- Chi tiết nghệ thuật: “các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư
tưởng” (Theo Từ điển thuật ngữ văn học).
- Truyện ngắn: Thể loại tự sự cỡ nhỏ, “thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng,
phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người”
(Từ điển thuật ngữ văn học). Truyện ngắn được coi như “lát cắt của đời sống”.
- Sứ mệnh của thể loại truyện ngắn: Qua việc tái hiện những khoảnh khắc đời sống, những
hiện tượng nhân sinh, những cảnh huống trong quan hệ giữa người với người, truyện ngắn
khái quát lên các vấn đề có ý nghĩa sâu sắc về con người và xã hội; qua một lát cắt đời
sống mà người đọc thấy cả cái cây đời, qua cái khoảnh khắc mà nói được cái muôn thuở
của cõi người.
- Những người tí hon mang nhiệm vụ khổng lồ: Chi tiết nghệ thuật là đơn vị nhỏ nhất cấu
thành tác phẩm nhưng nó mang trọng trách lớn lao: làm nổi bật tính cách, phẩm chất của
nhân vật; chủ đề của tác phẩm; quan niệm thẩm mĩ, tư tưởng nghệ thuật, phong cách nghệ
thuật của nhà văn; tạo nên chiều sâu và sức hấp dẫn cho tác phẩm…
Ý kiến trên đã khẳng định vai trò then chốt, tầm quan trọng không thể thiếu của chi
tiết nghệ thuật trong truyện ngắn.
2. Bình luận
Đây là ý kiến đúng đắn, “bắt mạch” được một phương diện cơ bản trong đặc trưng
của truyện ngắn. Sở dĩ chi tiết nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng trong truyện ngắn
là vì:
+ Truyện ngắn có dung lượng nhỏ; số lượng nhân vật, sự kiện không nhiều; cốt
truyện diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, thường chỉ xoay quanh một tình
huống có tính chất chủ đạo. Nhưng điều quan trọng là những gì phản ánh phải có sức khái
quát, có chiều sâu, vượt ra ngoài khuôn khổ của câu chữ. Truyện ngắn là “tác phẩm có bề
sâu nhưng lại không được dài”.

+ Để giải quyết mâu thuẫn trên, cần phải có những chi tiết nghệ thuật đắt giá trong
tác phẩm. Đó là những điểm sáng hội tụ chiều sâu nội dung và vẻ đẹp nghệ thuật của tác
phẩm, cô đúc những điều nhà văn muốn nói trong một dung lượng câu chữ khiêm tốn, tạo
nên những trang văn hàm súc, nói ít gợi nhiều. Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn phải
gánh vác nhiệm vụ nặng nề, có ý nghĩa then chốt trong việc thực hiện sứ mệnh của thể loại.
Dù chỉ là tiểu tiết của tác phẩm nhưng những gì nó làm được thì thật lớn lao.
3. Chứng minh:
- Thí sinh chọn và phân tích một vài chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong các truyện ngắn Việt
Nam giai đoạn 1930-1945 để làm sáng tỏ vấn đề đang bàn luận.
4. Mở rộng:
- Đề cao vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn nhưng không có nghĩa là đẩy vai
trò ấy lên địa vị độc tôn. Bên cạnh chi tiết nghệ thuật, những yếu tố khác cũng có ý nghĩa
không nhỏ trong truyện ngắn: tình huống truyện, nhân vật, ngôn ngữ…
- Chi tiết nghệ thuật không chỉ quan trọng đối với thể loại truyện ngắn mà đối với tất cả các
thể loại văn học, sức nặng nghệ thuật của tác phẩm sẽ tăng lên rất nhiều khi chủ thể sáng
tạo sản sinh được những chi tiết “có tầm”.
5. Bài học cho người sáng tác và người tiếp nhận.
- Những người đã gắn đời văn của mình với nghiệp viết truyện ngắn cần nhận thức được
sâu sắc vai trò của các chi tiết nghệ thuật ở thể loại này, không ngừng khổ luyện để nâng
cao nội lực, mài sắc tài năng, từ đó cho ra đời những chi tiết đặc sắc, độc đáo, có khả năng
“đóng đinh” vào lòng người đọc.
- Người đọc khi đến với truyện ngắn cần phải sống hết mình với tác phẩm, cần sự cảm thụ
tinh tế để có thể phát hiện, giải mã các chi tiết đặc sắc – những “huyệt đạo” làm bừng sáng
nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
* Cách cho điểm:
- Điểm 12: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, tri thức phong phú, lập
luận sắc sảo.
- Điểm 10-11: Đáp ứng được hầu hết các ý cơ bản, mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn
đạt.

- Điểm 8-9: Đáp ứng được phần lớn những ý cơ bản, mắc một số lỗi nhỏ về chính tả, diễn
đạt.
- Điểm 6-7: Trình bày được khoảng một nửa yêu cầu về kiến thức, mắc một số lỗi chính tả,
diễn đạt.
- Điểm 4-5: Bài viết sơ sài, tri thức lí luận văn học nghèo nàn, phân tích dẫn chứng hời hợt,
mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 1-2-3: Chưa hiểu rõ vấn đề, kĩ năng làm văn đuối, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
* Lưu ý chung: Khi chấm bài, giám khảo vừa bám sát đáp án và biểu điểm, vừa linh
hoạt; trân trọng những suy nghĩ riêng của thí sinh nếu thấy hợp lí, thuyết phục.
Người ra đề và làm đáp án:
Tiết Tuấn Anh
Số điện thoại: 0978822236