Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương ôn tập HKI môn GDCD 12 năm học 2020-2021, trường THPT Chuyên Bảo Lộc

1a4dc19e43e330c10e071e7a91e84c29
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 31 tháng 1 2021 lúc 22:48:11 | Được cập nhật: 28 tháng 4 lúc 23:53:35 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 280 | Lượt Download: 1 | File size: 0.044182 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC

TỔ: SỬ-ĐỊA-GDCD-TD-QP

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN GDCD 11

NĂM HỌC 2020 - 2021

I. Cấu trúc đề kiểm tra

Trắc nghiệm: 50% (20 câu, 0,25đ/1 câu)

Tự luận: 50%

II. Nội dung ôn tập

1. Về kiến thức

- Nêu được khái niệm cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.

- Hiểu được mối quan hệ cung – cầu trong sản xuất, lưu thông hàng hóa.

- Vận dụng quan hệ cung cầu đối với nhà nước, người sản xuất, kinh doanh và đối với người tiêu dùng.

- Hiểu được thế nào là công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và sự cần thiết phải CNH, HĐH đất nước.

- Nêu được nội dung cơ bản của CNH, HĐH ở nước ta.

- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

- Nêu được thế nào là thành phần kinh tế.

- Nêu được sự cần thiết khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.

2. Về kỹ năng

- Biết giải thích ảnh hưởng của giá cả thị trường đến cung – cầu của một loại sản phẩm ở địa phương.

- Biết xác định trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

- Biết phân biệt các thành phần kinh tế ở địa phương.

- Xác định được trách nhiệm của mỗi công dân trong việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.

3. Về thái độ

Tích cực tham gia kinh tế gia đình và địa phương ; Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân, góp phần xây dựng kinh tế đất nước.

Tin tưởng ủng hộ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về CNH, HĐH đất nước.

Quyết tâm học tập, rèn luyện để trở thành người lao động đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước; Tin tưởng, ủng hộ đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước.

Tích cực tham gia phát triển kinh tế gia đình phù hợp với điều kiện của gia đình và khả năng của bản thân.

  1. Một số câu hỏi trắc nghiệm

Bài 5: Cung – cầu trong sản sản xuất và lưu thông hàng hóa

I. Câu hỏi nhận biết ( 11 câu)

Câu 1. Trong nền sản xuất hàng hóa, mục đích của sản xuất là

A. để trao đổi , để bán B. thỏa mãn nhu cầu cá nhân

C. để bán, để tiêu dùng D. tạo ra sản phẩm cho xã hội

Câu 2. Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với

A.giá cả, sự cung ứng hàng hóa trên thị trường

B.mức tăng trường kinh tế của đất nước

C.chính sách tiền tệ, mức lãi suất của ngân hàng

D.giá cả , thu nhập xác định

Câu 3. Sự tác động giữa cung và giá cả hàng hóa trên thị trường được thể hiện

A.giá cả tăng thì cung giảm B.giá cả tăng thì cung tăng

C.giá cả giảm thì cung tăng D.giá cả hàng hóa biến động nhưng không ảnh hưởng đến cung

Câu 4. Mối quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động giữa những chủ thể nào sau đây?

A. Người mua và người mua. B. Người bán và người bán.

C. Người sản xuất với người tiêu dùng. D. Người bán với tiền vốn.

Câu 5. Người tiêu dùng vận dụng quan hệ cung – cầu nhằm mục đích gì ?

A.Lựa chọn mua hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu cá nhân.

B.Phát triển kinh tế cho đất nước.

C.Phù hợp nhu cầu và mang lại hiệu quả kinh tế.

D.Lựa chọn thời điểm để đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp.

Câu 6. Trên thị trường mua bán trả góp, khái niệm cầu được hiểu là nhu cầu

A. có khả năng thanh toán. B. hàng hoá mà người tiêu dùng cần.

C. chưa có khả năng thanh toán. D. của người tiêu dùng.

Câu 7. Thông thường, trên thị trường, khi cầu tăng lên, sản xuất, kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hoá sẽ

A. giảm. B. không tăng. C. ổn định. D. tăng lên.

Câu 8. Thông thường, trên thị trường, khi cung giảm sẽ làm cho giá cả tăng và cầu

A. tăng. B. ổn định. C. giảm. D. đứng im.

Câu 9. Khi cung lớn hơn cầu hoặc cung nhỏ hơn cầu đều ảnh hưởng

A. đến lưu thông hàng hoá. B. tiêu cực đến người tiêu dùng.

C. đến quy mô thị trường. D. đến giá cả thị trường.

Thông hiểu

Câu 10. Trên thị trường, khi giá cả tăng lên, cầu sẽ

A. giảm xuống. B. tăng lên. C. ổn định. D. không tăng.

Câu 11. Trong nền kinh tế hàng hoá khái niệm cầu được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau đây?

A. Nhu cầu của mọi người. B. Nhu cầu của người tiêu dùng.

C. Nhu cầu có khả năng thanh toán. D. nhu cầu tiêu dùng hàng hoá.

Câu 12. Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu?

A. Giá cả, thu nhập. B. Thu nhập, phong tục tập quán.

C. Giá cả, tâm lý, thị hiếu. D. Thị hiếu, phong tục tập quán.

Câu 13. Trên thực tế, sự vận động của cung, cầu diễn ra theo xu hướng nào sau đây?

A. Cung, cầu thường vận động không ăn khớp nhau.

B. Cung, cầu thường cân bằng.

C. Cung thường lớn hơn cầu.

D. Cầu thường lớn hơn cung.

Câu 14. Khi cầu tăng dẫn đến sản xuất mở rộng dẫn đến cung tăng là nội dung của biểu hiện nào dưới đây trong quan hệ cung - cầu?

A. Cung cầu tác động lẫn nhau. B. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả.

C. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu. D. Thị trường chi phối cung cầu.

Câu 15. Khi cầu giảm dẫn đến sản xuất thu hẹp dẫn đến cung giảm là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu ?

A. Cung cầu tác động lẫn nhau. B. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả.

C. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu. D. Thị trường chi phối cung cầu.

Câu 16. Trên thị trường, khi giá cả giảm thì xảy ra trường hợp nào sau đây?

A. Cung và cầu tăng. B. Cung và cầu giảm.

C. Cung tăng, cầu giảm. D. Cung giảm, cầu tăng.

Câu 17. Trên thị trường, khi giá cả tăng thì xảy ra trường hợp nào sau đây?

A. Cung và cầu tăng. B. Cung và cầu giảm.

C. Cung tăng, cầu giảm. D. Cung giảm, cầu tăng.

Câu 18. Trên thị trường, khi cung lớn hơn cầu thì xảy ra trường hợp nào sau đây?

A. Giá cả tăng. B. Giá cả giảm.

C. Giá cả giữ nguyên. D. Giá cả bằng giá trị.

Câu 19. Theo nội dung của quy luật cung – cầu, giá cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hoá trong sản xuất khi

A. cung lớn hơn cầu. B. cầu giảm, cung tăng.

C. cung nhỏ hơn cầu. D. cung bằng cầu.

Câu 20. Trên thị trường, khi giá cả giảm xuống, lượng cung sẽ

A. giảm xuống. B. tăng lên. C. ổn định. D. không tăng.

Câu 21. Trên thị trường, khi giá cả tăng lên, lượng cung sẽ

A. giảm xuống. B. tăng lên. C. ổn định. D. không tăng.

Vận dụng

Câu 22. Do cung vượt quá cầu, giá thịt heo giảm mạnh liên tục trong thời gian rất dài làm cho đời sống của người nuôi heo gặp rất nhiều khó khăn. Nhà nước đã hỗ trợ cho người nuôi lợn và tìm thị trường để xuất khẩu. Như vậy, nhà nước đã

A. vận dụng không tốt quy luật cạnh tranh.

B. vận dụng tốt quy luật cạnh tranh.

C. vận dụng tốt quy luật cung cầu.

D. vận dụng không tốt quy luật cung cầu.

Câu 23. Nghiên cứu thị trường ,anh A thấy rằng tinh bột nghệ đang được người dân quan tâm vì lợi ích của sản phẩm. Do vậy anh đã vay mượn vốn để đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại nhằm cung ứng sản phẩm chất lượng ra thị trường. Anh A đã vận dụng quy luật kinh tế nào sau đây?

A.Quy luật cung - cầu. B.Quy luật giá trị.

C.Quy luật giá cả. D. Quy luật kinh tế.

Câu 24. Trong 3 tháng tới , anh X là giám đốc một cơ sở sản xuất mặt hàng Y ra quyết định cắt giảm lượng hàng hóa đưa ra thị trường tại các tỉnh tây nguyên vì các tỉnh này đang vào mùa mưa nên sức tiêu thụ giảm.Anh X đã nắm vững quan hệ cung – cầu nào sau đây?

A.Cầu giảm xuống , cung tăng lên. B.Cầu giảm xuống , cung giảm theo.

C.Cầu tăng lên , cung tăng lên . D.Cầu tăng lên ,cung giảm xuống.

Câu 25. Nếu em đang bán sản phẩm X trên thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây?

A. Cung = cầu. B. Cung > cầu. C. Cung < cầu. D. Cung # cầu.

Câu 26. Nếu em là người mua hàng trên thị thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây?

A. Cung = cầu. B. Cung > cầu. C. Cung < cầu. D. Cung # cầu.

Vận dụng cao

Câu 27. H rất thích ăn thịt bò trong thực đơn hàng ngày của mình nhưng giá thịt bò tăng cao, trong khi giá thịt heo lại giảm rất mạnh. Để phù hợp với quy luật cung cầu và để tiêu dùng có lợi nhất, nếu là H, em sẽ

A. giữ nguyên thực đơn thịt bò hàng ngày. B. chuyển sang dùng thêm thịt heo.

C. không ăn thịt mà chỉ mua rau. D. chuyển sang ăn chay đợi cho thịt bò xuống.

Câu 28. D rất thích một cái túi da hàng hiệu rất đắt nhưng chưa đủ tiền để mua. Mỗi khi đi đâu đó, cô rất bất tiện khi không có túi. Để phù hợp với quy luật cung cầu và để tiêu dùng có lợi nhất, nếu là D, em sẽ

A. không cần dùng túi xách nữa. B. mua tạm một cái túi bình thường để dùng.

C. mặc bất tiện, cứ đợi đủ tiền mới mua cái túi xách hàng hiệu kia.

D. vay ngân hàng lấy tiền mua túi xách.

Bài 6 : CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

Câu 1. Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lí kinh tế xã hội là quá trình nào sau đây?

A. Hiện đại hoá. B. Công nghiệp hoá. C. Tự động hoá. D. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Câu 2. Quá trình chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công sang sư dụng sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là quá trình nào sau đây?

A. Hiện đại hoá. B. Công nghiệp hoá.

C. Tự động hoá. D. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Câu 3. Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên lao động

A. thủ công. B. cơ khí. C. tự động hoá. D. tiên tiến.

Câu 4. Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai gắn với quá trình chuyển từ lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ

A. thủ công. B. cơ khí. C. tự động hoá. D. tiên tiến.

Câu 5. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác dụng

A. đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.

B. tạo điều kiện để phát triển LLSX và tăng năng suất lao động xã hội.

C. tạo điều kiện để nước ta hội nhập kinh tế quốc tế.

D. nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

Câu 6. Nhiệm vụ kinh tế cơ bản và trọng tâm nhất của nước ta hiện nay là

A. công nghiệp hoá, hiện đại hoá. B. chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

C. xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật. D. phát huy nguồn nhân lực.

Câu 7. Sự xuất hiện của khái niệm công nghiệp hoá gắn liền với sự ra đời của lao động có tính chất

A. thủ công. B. cơ khí. C. tự động hoá. D. tiên tiến.

Câu 8. Sự xuất hiện của khái niệm hiện đại hoá gắn liền với sự ra đời của lao động có tính chất

A. thủ công. B. cơ khí. C. tự động hoá. D. tiên tiến.

Câu 9. Nội dung cốt lõi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay là phát triển mạnh mẽ

A. công nghiệp cơ khí. B. khoa học kĩ thuật.

C. công nghệ thông tin. D. lực lượng sản xuất.

Câu 10. Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế là chuyển dịch cơ cấu

A. lao động. B. ngành nghề. C. vùng, lãnh thổ. D. dân số.

Câu 11. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ giữa Việt Nam và thế giới nên nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa là thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. tính tất yếu khách quan. B. tính to lớn toàn diện.

C. ý nghĩa của công nghiệp hóa. D. tác dụng của công nghiệp hóa.

Câu 12. Trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu nào sau đây là quan trọng nhất?

A. thành phần kinh tế.B. ngành kinh tế.C. vùng kinh tế. D. lĩnh vực kinh tế.

Câu 13. Chuyển dịch cơ cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí, hiện đại và hiệu quả là đi từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và phát triển lên thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và

A. thương mại hiện đại. B. dịch vụ hiện đại.

C. trang trại hiện đại. D. dịch vụ tiên tiến.

Câu 14. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội nên nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa là thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. tính tất yếu khách quan. B. tính to lớn toàn diện.

C. ý nghĩa của công nghiệp hóa. D. tác dụng của công nghiệp hóa.

Thông hiểu

Câu 15. CNH phải gắn liền với HĐH là sự lựa chọn nội dung nào sau đây?

A. Nhân loại đã trải qua nhiều cuộc cải cách về công nghệ.

B. Các nước trên thế giới liên minh thành nhóm, khối về mọi mặt.

C. Tránh sự tụt hậu, rút ngắn thời gian để HĐH mọi mặt.

D. Tạo ra động lực cạnh tranh cho các loại hàng hóa.

Câu 16. Một trong những tác dụng to lớn của CNH – HĐH đất nước là nội dung nào sau đây?

A. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất kỉ thuật cho CNXH.

B. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế.

C. Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

D. Phát triển nền văn hóa XHCN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu 17. Một trong những trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta là

A. phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp cơ khí.

B. phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật.

C. phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin.

D. thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn.

Câu 18. Phát triển LLSX là sự chuyển đổi nền kinh tế

A. kĩ thuật thủ công sang kĩ thuật cơ khí.

B. kĩ thuật trồng trọt sang kĩ thuật chăn nuôi.

C. lao động thủ công sang lao động cơ bắp.

D. lao động thủ công sang lao động chân tay.

Câu 19. Cơ cấu kinh tế bao gồm các yếu tố nào sau đây?

A. Cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

B. Cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế công nghiệp

C. Cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế ngành , cơ cấu kinh tế lâm nghiệp.

D. Cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế.

Câu 20. Chuyển dich cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH – HĐH gắn với phát triển yếu tố nào sau đây?

A. Kinh tế nông nghiệp. B. Kinh tế hiện đại.

C. Kinh tế tri thức. D. Kinh tế thị trường.

Câu 21. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyển đổi từ cơ cấu kinh tế

A. lạc hậu, kém hiệu quả, bất hợp lí sang cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả, hợp lí.

B. lạc hậu, có hiệu quả, bất hợp lí sang cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả, hợp lí.

C. lạc hậu, kém hiệu quả, hợp lí sang cơ cấu kinh tế hiện đại, chưa hiệu quả, hợp lí.

D. lạc hậu, hiệu quả, hợp lí sang cơ cấu kinh tế hiện đại, chưa hiệu quả, bất hợp lí.

Câu 22. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là đi từ cơ cấu kinh tế

A. nông nghiệp – >nông, công nghiệp –> công, nông nghiệp, dịch vụ.

B. nông nghiệp –> công, nông nghiệp, dịch vụ – >nông, công nghiệp.

C. công, nông nghiệp, dịch vụ - >nông nghiệp –> nông nghiệp, dịch vụ.

D. công, nông nghiệp, dịch vụ -> nông, công nghiệp -> nông nghiệp.

Vận dụng

Câu 23. Từ việc nuôi Heo bị thua lỗ lớn do giá cả bấp bênh, anh K đã chuyển sang nuôi bò thịt. Việc làm của anh H thể hiện nội dung nào sau đây đối với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước?

A. trách nhiệm của công dân. B. trách nhiệm của gia đình.

C. trách nhiệm của dòng họ. D. trách nhiệm của đất nước.

Câu 24. Sau khi tốt nghiệp trường đại học kĩ thuật nông – lâm nghiệp, M không đi xin việc mà về cùng gia đình mở trang trại trồng vải thiều theo tiêu chuẩn VietGap. Nhờ trình độ đào tạo và niềm đam mê, vườn vải của gia đình M năm nào cũng sai trĩu quả, ít sâu bệnh đã mang lại thu nhập cao, ổn định cho gia đình. Việc làm của M thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động nào sau đây?

A. Lao động chân tay chuyển sang lao động tri thức.

B. Lao động trí thức chuyển sang lao động chân tay.

C. Lao động truyền thống chuyển sang lao động thủ công.

D. Lao động chân tay chuyển sang lao động máy móc.

Câu 25. Để nâng cao năng suất thu hoạch lúa, anh X đã đầu tư mua một máy gặt đập liên hoàn . Việc là của anh X thể hiện nội dung nào sau đây trong các phương hướng cơ bản để phát triển lực lượng sản xuất?

A. phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp cơ khí.

B. phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật.

C. phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin.

D. thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn.

Câu 26. Gia đình H có 15 nhân viên giúp việc. Để quản lí tốt hơn, anh H đã mua camera để theo dõi quá trình làm việc của họ. Do vậy, dù đi đâu H cũng biết được tình hình ở nhà. Việc làm của anh H thể hiện nội dung nào sau đây để phát triển lực lượng sản xuất?

A. phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp cơ khí.

B. phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật.

C. phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin.

D. thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn.

Vận dụng cao

Câu 27. Gia đình ông A trồng lúa là ngành chính để sinh sống. Ông A vừa chăm chỉ lại sử dụng máy để cày xới đất, gieo mạ nhằm tiết kiệm thời gian, công sức. Khi lúa phát triển thì từng gia đoạn ông cố gắng nghiên cứu và hỗ trợ cho cây phát triển tốt nhất, do đó mà năng suất lúa của ông A đạt rất cao.Theo em, ông A đã thực hiện tốt trách nhiệm nào sau đây của công dân đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước?

A. Nhận thức đúng đắn về tính khách quan, tác dụng của CNH, HĐH.

B. Lựa chọn ngành nghề, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao.

C.Tiếp thu, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tạo năng suất cao.

D. Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn.

Câu 28. Gia đình L vừa buôn bán tạp hóa, vừa làm nông trại chăn nuôi bò.L tốt nghiệp loại trung bình trường đại học thương mại; sau khi ra trường L đang lưỡng lự cơ hội việc làm.

Nếu là L, em sẽ chọn cách nào sau đây?

A. Tìm việc làm theo đúng chuyên ngành đào tạo, lương cao, nhàn hạ.

B. Vận dụng kiến thức đào tạo mở rộng quy mô buôn bán cùng gia đình.

C. Không xin được việc làm nhưng sẽ không chăn nuôi bò, quá vất vả.

D. Làm bất cứa việc gì ngoài xã hội miễn là có thu nhập cao.

Bài 7 : THỰC HIỆN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN VÀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC

Câu 1. Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về

A. tư liệu sản xuất. B. tư liệu lao động.

C. công cụ lao động. D. đối tượng lao động.

Câu 2. Thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất, có vai trò là một trong những động lực của nền kinh tế là thành phần kinh tế nào sau đây?

A. Tập thể. B. Tư bản nhà nước. C. Tư nhân. D. Tư hữu.

Câu 3. Nước ta tồn tại nhiều thành phần kinh tế là do

A. tồn tại nhiều hình thức sở hữu. B. tồn tại chế độ sở hữu công hữu.

C. tồn tại ít hình thức sở hữu. D. tồn tại chế độ tư hữu.

Câu 4. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của bất cứ nước nào thì số lượng thành phần kinh tế sẽ tùy thuộc vào

A. từng nước. B. các nước.

C. từng nước, thời kỳ. D. đường lối.

Câu 5. Thành thần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất. Là khái niệm của thành phần kinh tế nào dưới đây?

A. Kinh tế Nhà nước. B. Kinh tế Tập thể.

C. Kinh tế Tư bản nhà nước. D. Kinh tế tư nhân.

Câu 6. Thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu vốn của nước ngoài. Là khái niệm của thành phần kinh tế nào dưới đây?

A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. B. Kinh tế tư bản.

C. Kinh tế tư bản nhà nước. D. Kinh tế tập thể.

Câu 7. Thành phần kinh tế là

A. kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.

B. Là kiểu quan hệ dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.

C. Là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định.

D. Là kiểu quan hệ dựa trên một hình thức sở hữu nhất định.

Câu 8. Để xác định thành phần kinh tế cần căn cứ vào?

A. Nội dung của từng thành phần kinh tế.

B. Hình thức sở hữu.

C. Vai trò của các thành phần kinh tế.

D. Biểu hiện của từng thành phần kinh tế.

Câu 9. Kinh tế Nhà nước dựa trên hình thức sở hữu nào sau đây?

A. Nhà nước. B. Tư nhân. C. Tập thể. D. Hỗn hợp.

Câu 10. Kinh tế tập thể dựa trên hình thức sở hữu nào nào sau đây?

A. Nhà nước. B. Tư nhân. C. Tập thể. D. Hỗn hợp.

Câu 11. Kinh tế tư nhân dựa trên hình thức sở hữu nào sâu đây?

A. Nhà nước. B. Tư nhân. C. Tập thể D. Hỗn hợp.

Câu 12. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta việc tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là

A. tất yếu khách quan. B. khách quan. C. chủ quan. D. đương nhiên.

Câu 13. Thành phần kinh tế tập thể cùng với thành phần kinh tế nào dưới đây trở thành nền tảng vững

chắc của nền kinh tế quốc dân?

A. Kinh tế nhà nước. B. Kinh tế tư nhân.

C. Kinh tế tư bản nhà nước. D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 14. Dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và lao động của bản thân người lao động. Thuộc cơ cấu kinh tế nào dưới đây?

A. Kinh tế cá thể tiểu chủ. B. Kinh tế tư nhân.

C. Kinh tế tư bản tư nhân. D. Kinh tế tiểu chủ.

Câu 15. H tốt nghiệp trường Đại học kinh tế chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Bố mẹ H mong muốn H sẽ về huyện làm cho ổn định nhưng H lại muốn xin vào công ty nước ngoài. Nếu em là H, em sẽ lựa chọn cách làm nào sau đây cho phù hợp nhất?

A. Nghe theo lời bố mẹ về làm công ty gia đình.

B. Tự mình mở công ty tư nhân khác từ bỏ ước mơ.

C. Giải thích cho bố mẹ hiểu về công ty nước ngoài và khả năng của mình phù hợp với công việc nào.

D. Không cần biết vì công ty nước ngoài lương cao hơn.

Câu 16. Hợp tác xã là những đơn vị kinh tế độc lập được xây dựng dựa trên các nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ và có sự giúp đỡ của nhà nước. Thuộc nội dung thành phần kinh tế nào dưới đây?

A. Kinh tế nhà nước. B. Kinh tế tư nhân.

C. Kinh tế tư bản nhà nước. D. Kinh tế tập thể.

Câu 17. Hiện nay nước ta đang tồn tại những thành phần kinh tế nào dưới đây?

A. Kinh tế nhà nước, tập thể, tư nhân, tư bản nhà nước, có vố đầu tư nước ngoài.

B. Kinh tế tập thể, nhà nước, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài, tư nhân

C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, gia đình, tư nhân, nhà nước, tập thể.

D. Kinh tế tư bản tư nhân, tập thể, nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài, tư bản .

Câu 18. Lực lượng nòng cốt của kinh tế tập thể là

A. doanh nghiệp nhà nước. B. công ty nhà nước.

C. tài sản thuộc sở hữu tập thể. D. hợp tác xã.

Câu 19. Trong giai đoạn kinh tế hiện nay, thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò như thế nào?

A. Độc nhất. B. Chủ đạo. C. Rất cần thiết. D. Quan trọng.

Câu 20. Thành phần kinh tế tư nhân có cơ cấu như thế nào?

A. Kinh tế các thể tiểu chủ, kinh tế tư nhân.

B. Kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể.

C. Kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân.

D. Kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản.

Câu 21. Các thành phần kinh tế cũ và mới ở nước ta tồn tại như thế nào?

A. Độc lập với nhau. B. Khách quan và có mối quan hệ với nhau.

C. Gắn kết chặt chẽ với nhau. D. Đan xen với nhau.

Câu 22. Phát triển kinh tế nhiều thành phần được ghi nhận trong

A. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI (1986).

B. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI (1976).

C. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI (1996).

D. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI (1982).

Câu 23. Sau khi tốt nghiệp THPT bạn B ở nhà mở trang trại chăn nuôi bò. Vậy bạn B đã tham gia vào thành phần kinh tế nào dưới đây?

A. Kinh tế tư nhân. B. Kinh tế gia đình.

C. Kinh tế tư bản nhà nước. D. Kinh tế tập thể.

Câu 24. Việc liên doanh sản xuất dầu khí giữa Việt Nam với Liên Xô (Nga). Vậy việc liên doanh hợp tác trên thuộc thành phần kinh tế nào?

A. Kinh tế tư bản nhà nước. B. Kinh tế liên doanh.

C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài D. Kinh tế tập thể.

Câu 25. Việc anh T tham gia lao động sản xuất ở gia đình như trồng trọt, chăn nuôi nhằm phát triển kinh tế gia đình. Việc làm của anh T là thể hiện?

A. Trách nhiệm của công dân. B. Lao động của công dân.

C. Ý thức của công dân. D. Tinh thần của công dân.

Câu 26. Những biện pháp và chính sách hỗ trợ nào dưới đây thể hiện sự quan tâm của Nhà nước với thành phần kinh tế tập thể?

A. Hỗ trợ vốn, ưu tiên về thuế, đất đai, đào tạo nguồn nhân lực.

B. Miễn thuế, ưu tiên đất đai làm cơ sở kinh doanh.

C. Đào tạo nguồn nhân lực miễn phí giúp quản lí kinh tế.

D. Có nhiều ưu tiên và chính sách trong hỗ trợ kinh phí sản xuất.

Câu 27. Hiện nay ở nước ta, các công ty tư nhân được sự cho phép của Nhà nước thành lập thuê mướn lao động và được hưởng lợi nhận dựa trên cơ sở nào sau đây?

A. Luật Tài nguyên và bảo vệ Môi trường. B. Luật Doanh nghiệp.

C. Luật Tài chính. D. Chính sách Tài chính.

Câu 28. Bạn L đang theo học nghành Kế toán của trường Đại học. L cho rằng sau khi tốt nghiệp Đại học,

mình quyết tâm phải xin bằng được vào làm việc trong thành phần kinh tế nhà nước. Nếu là bạn của L em sẽ giúp bạn lựa chọn nào dưới đây?

A. Nên vào và làm việc trong thành phần kinh tế nhà nước vì được biên chế và có lương ổn định.

B. Không nhất thiết phải vào làm việc trong thành phần kinh tế nhà nước, làm việc trong thành phần kinh tế nào cũng được.

C. Không quan tâm đến vấn đề này.

D. Tư vấn giúp L bởi làm việc trong thành phần kinh tế nào cũng được miễn là phù hợp với điều kiện, khả năng và có thu nhập ổn định.

Câu 29. Bố X là cán bộ huyện A. Nên bố X đã bắt X phải đi học và sau này vào làm việc trong một cơ quan của huyện. Nhưng X lại không muốn vào làm việc trong cơ quan nhà nước theo nguyện vọng của bố mà X muốn làm việc cho một công ty nước ngoài. Nếu là bạn của X em sẽ giúp X lựa chon cách ứng xử nào dưới đây?

A. Động viên X nên nghe lời bố vì đây là cơ hội và điều kiện tốt.

B. Phân tích, tâm sự với bố để bố hiểu rằng con cái có quyền tự do lựa chọn những ngành mà con thích.

C. Không quan tâm vì làm việc trong thành phần kinh tế nào cũng được.

D. Đưa vấn đề này lên Facebook để chia sẻ với mọi người.

IV. Một số câu hỏi tự luận

Câu 1. Phân tích nội dung của quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Câu 2. Là người bán hàng trên thị trường, để có lợi em sẽ vận dụng quan hệ cung – cầu nhưu thế nào?

Câu 3. Việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã đem lại cho chúng ta những thuận lợi và khó khăn gì?

Câu 4. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì? Là một học sinh, em cần làm gì để góp sức mình vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

Câu 5. Trình bày tính tất yếu khách quan của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

DUYỆT HPCM Giáo viên bộ môn

Phùng Thị Phương Lan Nguyễn Thị Thủy