Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG 4 – 5 HÓA 11, THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ.

d0d4453c62fd2cc5f8f68d9934fd6080
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 3 tháng 2 2021 lúc 12:33:50 | Được cập nhật: 1 giờ trước (13:00:23) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 336 | Lượt Download: 6 | File size: 0.036117 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Tổ Hóa Trường THPT Thị xã Quảng Trị

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG 4 – 5

A. CÁC DẠNG BÀI TẬP TRỌNG TÂM

1) Lập được CTPT của hợp chất hữu cơ.

2) Viết đồng phân và gọi tên các ankan và monoxicloankan khi biết CTPT của chúng.

3) Viết được CTCT khi biết tên gọi của ankan và xicloankan.

4) Xác định được CTCT của ankan dựa vào phản ứng thế với halogen.

5) Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa, viết phương trình phản ứng.

6) Bài tập xác định CTPT của ankan, xicloankan dựa vào:

+) % khối lượng các nguyên tố.

+) Phản ứng đốt cháy.

7) Toán xác định CTPT của 2 ankan là đồng đẳng liên tiếp và thành phần của chúng trong hỗn hợp.

8) Toán crackinh, đề hiđro hóa ankan, hiệu suất phản ứng,...

9) Toán có sử dụng các phương pháp bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố.

B. CÁC BÀI TẬP THAM KHẢO TƯƠNG ỨNG VỚI 8 LOẠI BÀI TẬP TRÊN

1) Lập được CTPT của hợp chất hữu cơ.

Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,86 gam một hợp chất hữu cơ A, thu được 1,26 gam H2O và 2,64 gam CO2. Tỉ khối hơi của A so với H2 là 43.

a) Xác định CTPT của A.

b) Tính thể tích O2 đã phản ứng.

Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một hiđrocacbon A bằng một lượng O2 vừa đủ. Sau phản ứng thu được 0,6 mol hỗn hợp khí và hơi B. Tỉ khối hơi của B so với H2 là 53/3. Xác định CTPT của A.

Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ A cần 6,72 lít O2 (đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ có CO2 và H2O) vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 g kết tủa và 200 ml dung dịch muối có nồng độ 0,5M; dung dịch này nặng hơn nước vôi đã dùng là 8,6 g. Xác định CTPT của A biết tỉ khối hơi của A so với H2 là 30.

Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất hữu cơ A chứa C, H và Cl, thu được 0,22g CO2, 0,09g H2O. Khi phân tích m gam A có mặt AgNO3 thì thu được 1,435g AgCl . Xác định CTPT của A biết tỉ khối hơi của A so với H2 là 42,5.

Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 1 hiđrocacbon A cần dùng 28,8 g O2 thu được 13,44 lít CO2. Xác định CTPT của A. Biết tỉ khối hơi của A đối với không khí là d nằm trong khoảng 2 < d < 2,5.

2) Viết đồng phân và gọi tên các ankan và monoxicloankan khi biết CTPT của chúng.

Bài 6: Viết các đồng phân của:

a) Các ankan: C4H10, C5H12, C6H14.

b) Các monoxicloankan: C4H8, C5H10, C6H12.

Gọi tên các đồng phân đó.

3) Viết được CTCT khi biết tên gọi của ankan và xicloankan.

Bài 7: Viết CTCT thu gọn của các hợp chất hữu cơ sau:

a) 2-metylpropan. b) isopentan. c) neopentan. d) pentan.

e) hexan. g) 3,3-đimetylpentan. h) 3-etyl-2-metylheptan. i) 2,3-đimetylbutan.

j) xiclohexan. k) metylxiclobutan. h) 1,2-đimetylxiclopentan.

l) 1,1,2-trimetylxiclopropan.

4) Xác định được CTCT của ankan dựa vào phản ứng thế với halogen.

Bài 8: 3 ankan X, Y, Z đều có CTPT là C5H12. Xác định CTCT của X, Y, Z biết khi cho X, Y, Y lần lượt phản ứng với Cl2 (as, tỉ lệ mol 1 : 1) thì:

+) X tạo được 1 dẫn xuất monoclo duy nhất.

+) Y tạo được 4 dẫn xuất monoclo.

+) Z tạo được 3 dẫn xuất monoclo.

5) Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa, viết phương trình phản ứng.

Bài 9: Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:

Bài 10: Viết phản ứng của isobutan trong các trường hợp sau:

a) Lấy 1mol isobutan cho tác dụng với 1 mol Cl2 chiếu sáng.

b) Nung nóng isobutan với xúc tác thích hợp tạo isobutilen.

6) Bài tập xác định CTPT của ankan, xicloankan dựa vào:

+) % khối lượng các nguyên tố.

+) Phản ứng đốt cháy.

Bài 11: Xác định CTPT của ankan X trong 2 trường hợp sau:

a) % khối lượng cacbon trong X là 82,76%.

b) % khối lượng hiđro trong X là 18,18%.

Bài 12: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A thu 22 gam CO2 và 13,44 lít hơi nước (đktc).

a) Xác định CTPT của A.

b) Viết đồng phân của A và gọi tên biết khi A tác dụng Cl2 (1:1) cho một sản phẩm monoclo duy nhất.

Bài 13: Đốt cháy hoàn toàn 8,7 gam một hiđrocacbon A, thu được 13,44 lít CO2 (đktc). Xác định CTPT của A.

7) Toán xác định CTPT của 2 ankan là đồng đẳng liên tiếp và thành phần của chúng trong hỗn hợp.

Bài 14: Hỗn hợp X gồm 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 13,875 gam X cần dùng vừa đủ 34,3 lít O2 (đktc).

a) Xác định CTPT 2 ankan.

b) Tính thành phần % về khối lượng mỗi ankan trong hỗn hợp X.

Bài 15: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 15,3 gam H2O và 26,4 gam CO2. Xác định 2 CTPT và tính thành phần % về thể tích mỗi hiđrocacbon trong hỗn hợp X.

Bài 16:

a) Oxi hóa hoàn toàn 2,24 lit (đktc) của monoxicloankan X thu được nước và 17,60 gam khí CO2. Tìm công thức cấu tạo của X, biết X làm mất màu dung dịch brom.

b) Nếu cho toàn bộ sản phẩm cháy trên hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa 0,3 mol Ca(OH)2 thì khối lượng dung dịch Ca(OH)2 tăng hay giảm bao nhiêu gam.

8) Toán crackinh, đề hiđro hóa ankan, hiệu suất phản ứng,...

Bài 17: Crackinh C4H10 được hỗn hợp X gồm CH4, C3H6, C2H6, C2H4 và C4H10 dư. Biết = 36,25. Tính hiệu suất phản ứng crackinh.

Bài 18: Crackinh hoàn toàn 1 mol ankan X, thu được 2 mol hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 18. Xác định công thức phân tử của X.

Bài 19: Đun nóng 8,8 gam propan (có mặt chất xúc tác thích hợp), thu được hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C3H6 và một phần propan chưa bị nhiệt phân. Biết hiệu suất pứ là 90%. Tính .

9) Toán có sử dụng các phương pháp bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố.

Bài 20: Đun nóng 0,35 mol C4H10 có mặt chất xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp X gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn X thu được x gam CO2 và y gam H2O. Tính x và y.

Bài 21: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng O2 không khí (trong không khí, O2 chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 và 9,9 gam nước. Tính thể tích không khí tối thiểu cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên.