Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 12 tháng 2 2020 lúc 9:31:26


Mục lục
* * * * *
Đất Nước

Câu 1

* Bố cục trích đoạn “Đất Nước”:

- 9 câu đầu: Đất Nước có từ bao giờ?

- 20 câu tiếp theo: Đất Nước là gì?

- 47 câu còn lại: Đất Nước của ai?

* Mạch cảm xúc: Tác phẩm đi từ những suy ngẫm về cội nguồn Đất Nước đến tìm lời giải đáp xem Đất Nước được cấu thành bởi những yếu tố nào và Đất Nước do ai làm nên. Đoạn trích thể hiện sự thức tỉnh của thanh niên trẻ vùng bị tạm chiến để đi đến nhận thức gắn bó, hòa nhịp trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược.

Câu 2

* Tác giả đã cảm nhận về đất nước trên nhiều phương diện:

- Chiều dài lịch sử (quá khứ - hiện tại - tương lai):

   + Đất Nước ra đời gắn với huyền thoại về Lạc Long Quân, Âu Cơ.

   + Nhà thơ nhấn mạnh vào những kiếp người giản dị, bình tâm nhưng lại làm nên đất nước. (“Những ai đã khuất/Những ai bây giờ”)

   + Họ là những người bảo vệ đất nước. (Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở)

   + Họ góp phần to lớn vào thế giới tinh thần và vật chất của đất nước.

- Chiều rộng của không gian - địa lí:

   + Đất nước không chỉ bó hẹp gia đình mà trải dài theo chiều dài đất nước. (Thời gian đằng đẵng/ Không gian mênh mông)

   + Đất nước là nguồn cội, không gian gần gũi, gắn bó với đời sống mỗi người.

   + Nhập hai từ “đất” và “nước” phù hợp với diễn tả tình ý trong mỗi câu thơ.

   + Là nơi sinh tồn bao thế hệ. (Gánh vác phần người đi trước để lại/ Dặn dò con cháu chuyện mai sau)

- Bề dày truyền thống - phong tục, văn hóa, tâm hồn:

   + Giữ phong tục, ăn trầu (nét đẹp trong đời sống tinh thần, tình cảm son sắc của người Việt)

   + Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm. (Đất Nước là máu xương của mình)

   + Đất nước gắn với truyền thống đạo lí. (Hàng năm ăn đâu làm đâu/ Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ; Phải biết gắn bó và san sẻ…)

-> Các phương diện thống nhất, bổ sung lẫn nhau.

* Cách cảm nhận của tác giả sâu sắc và toàn diện, gắn với cả những chất liệu văn hóa dân gian, đi từ cội nguồn của dân tộc đến hoàn cảnh đất nước hiện tại, đi từ thần thoại cổ tích, những gương mặt chung đến nhưng gương mặt riêng, đi từ không gian đến thời gian.

So với những tác giả cùng viết về đề tài đất nước: các tác giả khác như Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu,… thường gắn với một sự kiện lịch sử, vấn đề có tính chất nóng hổi của một thời đại, giai đoạn lịch sử.

Câu 3

* Trong đoạn cuối, tác giả tập trung chứng minh luận điểm “Đất Nước là của Nhân Dân”.

- Nhân dân vô danh hóa thân thành linh hồn của đất nước (không gian, thời gian, trí tuệ con người)

+ Người vợ nhớ chồng, hình tượng nhân dân được bất tử hóa trong danh lam thắng cảnh.

+ Không gian hòa hợp với những thời khắc lịch sử (con voi, con rồng, Thánh Gióng,…)

+ Đất Nước còn được kết tinh bởi vẻ đẹp trí tuệ, truyền thống hiếu học.

- Nhân dân vô danh tạo nên bề dày lịch sử cho Đất Nước (Những lớp người vô danh đã tạo nên lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước – “Không ai nhớ mặt đặt tên/ Nhưng họ đã làm nên đất nước”)

- Nhân dân vô danh hóa tạo nên chiều sâu văn hóa dân tộc (truyền nghề lúa nước, truyền lửa, truyền ngôn ngữ, tâm thức văn hóa, truyền lòng yêu nước,…)

- Nhân dân vô danh tạo nên cốt cách, bản lĩnh Đất Nước (Đất Nước của ca dao thần thoại, từ thuở trong nôi,…) => Tác giả nâng tầm những suy ngẫm trở thành tư tưởng “đất nước”.

* Điều mới mẻ và nổi bật trong thơ chống Mĩ:

- Nhà thơ khai thác chiều sâu về lịch sử, văn hóa, truyền thống, địa lý.

- Những phát hiện mới về quan niệm Đất Nước thu hút tình cảm của người nghe.

Câu 4

- Cách sử dụng chất liệu văn học dân gian của tác giả: ca dao, dân ca, truyền thuyết, phong tục, lối sống đều đi vào những vần như một cách tự nhiên nhất, bình dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày, mang đậm tính văn xuôi, khẩu ngữ.

- Tác giả sử dụng sáng tạo các yếu tố dân gian:

   + Có khi lấy lại từng phần của câu ca dao:

Con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc

Con cá ngư ông móng nước biển khơi

   + Có khi lại sáng tạo, chỉ gợi ra cái tên: Lạc Long Quân và Âu Cơ, sự tích hòn Vọng Phu, hòn Trống Mái, núi Bút non Nghiên, ông Đốc ông Trang, bà Đen bà Điểm,…

-> Sử dụng ý, hình ảnh có nguồn gốc từ chất liệu dân gian như ca dao, truyền thuyết, truyện cổ tích,… vừa linh hoạt vừa sáng tạo để tạo nên hình tượng vừa gần gũi vừa mới mẻ.


Được cập nhật: hôm qua lúc 18:50:42 | Lượt xem: 478

Các bài học liên quan