Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đất nước - Nguyễn Đình Thi

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 12 tháng 2 2020 lúc 9:33:04


Mục lục
* * * * *
Đất nước

Câu 1

* Bài thơ có thể chia thành 2 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”: Cảm xúc về đất nước trong mùa thu độc lập.

- Phần 2: Còn lại: Đất nước trải qua trong đau thương nhưng luôn anh dũng đứng lên.

* Mối quan hệ giữa các phần: Từ mùa thu độc lập, tác giả hồi tưởng và nhìn lại chặng đường chiến đấu gian lao mà anh dũng của dân tộc.

Câu 2

Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ từ “Sáng mát trong như sáng năm xưa” đến “Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”:

- Thời gian: chớm thu, thời tiết se lạnh, gợi nỗi nhớ, sự vương vấn trong lòng người.

- Không gian: cỏ cây, phố phường Hà Nội đẹp như trong cổ tích, thần thoại.

- Con người: Hình ảnh những người chiến sĩ – chàng trai trẻ Hà Thành ra đi vì nghĩa lớn, cái ra đi đầy quyết tâm “đầu không ngoảnh lại”.

Câu 3

Đoạn thơ từ “Mùa thu nay khác rồi” đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”:

- Sự khác biệt giữa mùa thu nay và mùa thu xưa: mùa thu nay được độc lập, cả nước được sống trong không khí tự do của ngày toàn thắng – thời điểm năm 1945.

- Không gian của niềm vui:

+ “Rừng tre phấp phới”, “trong biếc nói cười”: vẻ đẹp khoáng đạt, hùng vĩ của đất nước khi nước nhà được độc lập.

+ “Trời xanh đây là của chúng ta… phù sa”: niềm hạnh phúc đến lặng người khi núi sông đều của ta, nước nhà đều là của ta.

- Tự hào về truyền thống đất nước:

+ “Nước chúng ta/ Nước những người chưa bao giờ khuất”: dân tộc kiên cường, giàu lòng yêu nước.

+ “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất/ Những buổi ngày xưa vọng nói về”: dân tộc hi sinh, giàu truyền thống, truyền dạy cho thế hệ con cháu.

=> Niềm vui, niềm hạnh phúc, tự hào, sự biết ơn của tác giả khi đứng tận hưởng mùa thu độc lập.

Câu 4

Suy tư của Nguyễn Đình Thi từ “Ôi những cánh đồng quê chảy máu” đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”:

* Khổ 5:

- Hình ảnh tang tóc, đau thương: “cánh đồng quê chảy máu”, “dây thép gai đâm nát trời chiều”: chiến tranh, bom đạn của kẻ thù tàn phá những miền quê thân yêu.

- Hình ảnh đất nước anh hùng, bất khuất hòa với con người cá nhân: “đêm dài hành quân”, “nhớ người yêu”.

* Khổ 6:

- Ta kiên cường bền bỉ chiến đấu: “từ những năm đau thương chiến đấu”, “từ gốc lúa bờ tre hồn hậu” => nhân dân mọi miền đồng sức đồng lòng chiến đấu.

- Ta nuôi ý chí và đạt được thành tựu: “bật lên tiếng căm hờn”, “ngời lên nét mặt quê hương”.

* Khổ 7:

- Cuộc sống cực khổ của ta: “bát cơm chan nước mắt”.

- Tố cáo tội ác của giặc: “giằng khỏi miệng”, “đứa đè cổ đứa lột da”.

* Khổ 8, 9, 10, 11: Sự vùng dậy quật khởi của ta:

-  Sự bất khuất của ta: lòng yêu nước, niềm lạc quan của ta thì không xiềng xích, bom đạn nào của kẻ thù phá hủy được. (khổ 8)

- Sự đồng lòng, hợp sức của nhân dân mọi tầng lớp: công nhân, nông dân, từ miền ngược đến miền xuôi. (khổ 9)

- Lòng ta phơi phơi vượt qua thử thách, dù cho thiên nhiên khắc nghiệt, dù cho chiến đấu là hi sinh. (khổ 10)

- Ta quật sức vùng lên, như vũ bão cuốn bay kẻ thù. Khổ thơ được to vẽ bằng giọng thơ khí thế, màu sắc sử thi anh hùng. (khổ 11)

Câu 5

- Câu thơ 6 chữ đan xen 7 chữ, có khổ thơ 3 dòng, có khổ thơ 9 dòng, có khổ lại 4 dòng. Sự thay đổi linh hoạt độ dài và cách ngắt nhịp cũng linh hoạt đã tạo nên vần điệu, cảm xúc cho bài thơ.

- Bài thơ có nhiều hình ảnh chân thực đan xen với nhiều hình ảnh mang tính sử thi, thể hiện niềm căm phần trước tội ác của kẻ thù, đồng thời cũng làm ánh ngời lên được sức mạnh quật khởi, sự kiên cường của dân tộc anh hùng.

=> Bài thơ không chỉ thể hiện niềm vui, niềm tự hào khi được sống trong mùa thu độc lập mà còn thể hiện được cái nhìn hồi tưởng, sự biết ơn trước sự hi sinh xương máu của cả dân tộc.


Được cập nhật: hôm kia lúc 20:47:41 | Lượt xem: 423

Các bài học liên quan